hình thành trên cơ sở bỏ tồn bộ thảm thực vật ngập mặn tự nhiên ở đó với diện tích trên 1.000 ha (tổng số diện tích bán đảo Đình Vũ là 1.324 ha) chỉ dành 21 ha trồng cây bóng mát, cây cảnh làm vườn thực vật dùng cho việc giải trí cùng với các lồi cây xen giữa các cơ sở khu công nghiệp, thương mại dân cư. Việc mất thảm thực vật rừng ngập mặn phịng hộ đang gây ra hiện tượng xói lở bờ biển ở Đình Vũ.
Hình 2.4. Rừng ngập mặn tại xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng Kiến Thụy, Hải Phòng
Hình 2.5. Rừng ngập mặn tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng Phòng
Từ Đồ Sơn đến bờ bắc sơng Văn Úc, cửa sơng có dạng hình phễu với các đảo cát ngầm trước cửa sông, ngăn cản một phần cường độ của sóng, mặt khác mũi Đồ Sơn cũng góp phần che chắn, nên rừng ngập mặn có thể phân bố ở dọc các cửa sơng. Do bờ biển bị xói lở nên khơng có dải cây ngập mặn cửa sơng. Đặc biệt do tốc độ quai đê lấn biển tương đối nhanh, ngăn nước mặn vào sâu trong đất liền, do đó mà rừng ngập mặn chỉ phân bố ở trong cửa sông. Quần xã cây ngập mặn gồm những lồi ưa nước lợ, trong đó lồi ưu thế nhất là bần chua phân bố ở vùng cửa sơng (Kiến Thụy, Tiên Lãng), cây cao 5-10m (hình 2.5, hình 2.6). Dưới tán của bần là sú và ơ rô, tạo thành tầng cây bụi; một số nơi có xen lẫn hai loài sau hoặc phát triển thành từng đám.
Trong những năm gần dây do phát triển đầm tôm nên các rừng bần cũng bị phá
nhiều và thu hẹp diện tích.
Từ bờ nam sơng Văn Úc đến cửa Thái Bình có địa hình phẳng, bãi triều rộng, giàu phù sa, lượng nước ngọt nhiều về mùa mưa sơng do địa hình trống trải, các bãi tương đối bằng phẳng nên chịu tác động mạnh của sóng do gió bão tạo nên, đây là một yếu tố ngăn cản rừng ngập mặn hình thành tự nhiên ở vùng ven biển tiểu khu này. Khu vực này phát triển mạnh rừng bần chua. Tổng diện tích rừng ngập mặn đới ven biển Hải Phịng tính đến năm 2001 là 11.000ha chiếm 7,1 % tổng diện tích rừng ngập mặn của cả nước.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn khu vực nghiên cứu có giá trị rất cao, khơng chỉ tạo ra các sản phẩm phục vụ trực tiếp đời sống của con người mà còn đem lại các giá trị gián tiếp về sinh thái mơi trường và có vai trị quan trọng trong bảo vệ đới ven biển.
Hệ sinh thái cỏ biển
Những khu vực tập trung cỏ biển ở khu vực nghiên cứu gồm: đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vỹ và phân bố rải rác ở các cửa sông như: cửa Lạch huyện, cửa Nam Triệu. Trong thảm cỏ biển còn là nơi tập trung nhiều đối tượng hải sản sinh sống như phi, ngao, hến, ngán, tơm rảo, ghẹ xanh và nhiều lồi cá sinh sống. Tuy nhiên, hệ sinh thái cỏ biển ở đây cũng không tránh khỏi được xu thế chung là đang ngày một suy giảm mạnh. Đến nay các thảm cỏ biển ngoài bãi triều đã bị phá hủy hồn tồn chỉ cịn trong các đầm nuôi tôm vẫn phát triển tốt. Con người có thể khai thác cạn kiệt nguồn cỏ biển hoặc làm biến đổi mơi trường khơng thích ứng với sự tồn tại của cỏ biển. Những tai biến tự nhiên như ngọt hóa, xói lở, bồi tụ, đục hóa, ơ nhiễm môi trường cũng gây bất lợi cho thảm cỏ biển.
San hơ
Do điều kiện ít thuận lợi cho sự sinh trưởng của rạn san hô, rạn san hô ở khu vực nghiên cứu thường rất hẹp và chỉ phân bố tới độ sâu 5-7m, ở nhữnh nơi xa, rạn mới có thể xuống đến 10m. San hơ tập trung ở khu vực đảo như đông nam đảo Cát Bà, quần đảo Long Châu, Bạch Long Vỹ. Các rạn riềm ven bờ xuất hiện ở ven đảo Cát Bà và tại đây đã xác định được 152 loài thuộc 44 giống nằm trong 12 họ. Phong phú nhất về số lượng giống, lồi san hơ ở vùng Hạ Long - Cát Bà là họ Faviidae (11 giống, chiếm 25%), tiếp đó là họ Fungiidae (6 giống, chiếm 13,6%), Dendrophyllidae (5 giống, chiếm 11,4%), Pectinidae (4 giống, chiếm 9,1%), các họ khác có số lượng giống lồi ít hơn (hình 2.7). San hơ khu vực Bạch Long Vỹ có hình thái dạng riềm ven đảo với diện tích khoảng 300 ha (hình 2.8). Độ phủ của san
hơ trên các rạn tại vùng biển phía Tây vịnh Bắc Bộ khơng cao. Độ phủ trung bình của san hơ trên rạn thuộc vùng biển ngoài cửa vịnh Hạ Long và Cát Bà được khảo sát năm 1998 là 40,6 ( 15,6)%, Bạch Long Vỹ là 21,7 ( 19,0)% ở năm 1995.