1 tại khu vực quận Dƣơng Kinh
Hình 5.2. Rừng ngập mặn mới đƣợc trồng tại tuyến đê biển 1, khu vực Đồ Sơn
Khu vực đới ven biển nghiên cứu đã thử nghiệm xây dựng kè mỏ hàn chữ T kết hợp nuôi bãi ở Cát Hải đã đạt được hiệu quả ban đầu. Như vậy cần tiếp tục áp dụng cơng trình này cho các khu vực có đặc điểm tương đồng. Cấu trúc kè mỏ hàn ở đây được thiết kế thành 3 phần có độ cao, độ dốc khác nhau. Kè được xây dựng từ hai phía bờ đảo khép kín, sử dụng các cọc ván vây thay thế bè đệm rong rào truyền thống. Loại kè này có chức năng hướng dịng chảy lệch với đới bờ nhằm giảm tác động của dòng chảy vào bờ. Khi áp dụng cơng trình kè mỏ hàn chữ T nên kết hợp với trồng cây ngập mặn tại những bẫy trầm tích của kè để giữ trầm tích tại đây vừa
phát triển thảm thực vật chắn sóng bảo vệ bờ biển.
Hệ thống kè mỏ hàn này đang được xây dựng cho những khu vực khác như khu vực Đồ Sơn, Dương Kinh, khu vực cửa sơng có hiện tượng xói lở để hướng dòng, thay đổi dòng vận chuyển bùn cát gây xói lở (hình 5.1)
Đê ngầm phá sóng, chắn sóng
Có thể áp dụng cơng trình đê ngầm phá sóng ở cách xa bờ biển. Các loại đê ngầm này có thể thiết kế để định hướng dòng chảy. Giải pháp này giảm sóng tác động vào bờ, từ đó giảm xói lở bờ biển. Khu vực có thể áp du ̣ng công trình này như khu vực có song lớn như Cát Hải, mũi Đồ Sơn.
Hệ thống rào cản chắn sóng, giảm sóng
Sử dụng tấm cừ kết hợp với những phên, thảm cây chắn sóng và điều tiết lưu tốc dịng chảy chống xói lở bờ biển cịn gọi là tường chắn sóng. Ở đây sử dụng các loại cừ gỗ, cừ thép hoặc cừ nhựa. Trong đó các loại cừ gỗ hiện nay hạn chế dùng do thời gian sử dụng ngắn và ngày càng hiếm do rừng cạn kiệt; cừ thép hoặc bê tơng cốt thép cũng ít dùng do nặng nề khó thi cơng và dễ bị ăn mịn bởi nước biển. Vì vậy, tấm cừa nhựa được sử dụng để tối ưu những giải pháp trên. Khi sử dụng loại cừ nhựa này thì chú ý vật liệu sau lưng tường chắn phải là loại vật liệu có góc ma sát trong lớn như đá, cát…, nếu sử
dụng đất phải bố trí các lớp vải địa địa kĩ thuật có độ bền và tuổi thọ theo yêu cầu nhằm giảm áp lực ngang. Giải pháp này thường được áp dụng cho dạng cơng trình ngắn hạn, đơn giản, vật liệu nhẹ và dễ dàng tháo dỡ, di chuyển và lắp đặt. Đặc biệt với khu vực khu dân cư, đô thị sát biển nên sử dụng loại cừ đứng giữ lực dạng tường chắn bằng vật liệu chịu tác động mạnh của động lực dòng.
Đê bao sông và đê biển
Nâng cấp và xây mới đê biển đảm bảo yêu cầu theo thiết kế cho từng khu vực. Trong thiết kế đê cần chú ý tới các yếu tố giảm thiếu tai biến kết hợp với chống xâm nhập mặn, thốt lũ, đảm bảo cho các hoạt động ni trồng thủy sản và giao thông thủy thuận lợi. Với khu vực nghiên cứu để hạn chế, giảm thiểu đến mức thấp
Hình 5.3. Tấm cừ thép đƣợc sử dụng làm rào cản chắn sóng
tình trạng xói lở tại dải bờ ven biển Hải Phịng, cần tiếp tục nâng cấp và sửa chữa những tuyến đê biển như tuyến Hồng Châu, Văn Chấn, Bến Gót – Gia Lộc, đầu tư xây dựng hệ thống đê bao có tác dụng ngăn mặn, trữ nước, chắn sóng,… (bao gồm đê sông và đê biển vùng cửa Nam Triệu, cửa Bạch Đằng).
Hình 5.4.Kè chống xói lở bờ hữu sơng Lạch Tray, Hải Phịng
Hình 5.5.Đê mềm chắn sóng sử dụng cơng nghệ Geotube Geotube
Trong xây dựng đê biển, kè mỏ hàn… cần chú ý áp dụng những công nghệ mới như công nghệ Stabiplage. Đây là dạng túi Stabiplage (Geotube) có vỏ bằng vật liệu geo-composite bên trong nhồi đầy cát, tạo hình dạng "con lươn" có chiều dài 50m, được đặt vng góc hoặc song song với vạch bờ tùy theo từng khu vực, tạo thành tuyến đê mềm, có thể giải quyết vấn đề xói lở và xâm thực bờ biển. Có thể thí điểm những cơng nghệ này và tiến hành nhân rộng ra những địa phương khác.
Cơng trình kè mái
Đới ven biển có thể sử dụng các cơng trình kè mái, có thể là kè mái với độ nghiêng khác nhau. Nguyên tắc của giải pháp này là bạt mái để mái bờ ổn định và phủ lên mái bờ một lớp vật liệu tốt hơn, có khả năng chống lại được tác động của sóng, dịng chảy và bền trong điều kiện mơi trường. Ở các tuyến đê ven biển Hải Phòng như ở khu vực Hoàng Châu - Văn Chấn (Cát Hải) và tuyến đê Cầm Cập (Cầu Rào - Đồ Sơn) tiếp tục thực hiện các cơng trình kè lát mái để tăng hiệu quả chống xói lở. Các cơng trình lát mái bảo vệ bờ được dùng các cấu kiện vật liệu khác nhau, như: đá đổ, đá xếp, đá xây, đá lát có chít mạch; khối bê tông tetrapod; lát mái bằng rọ đá, thảm đá,… thậm chí cịn dung cả các loại cỏ (như cỏ vettiver) nhằm chống xói mịn và sạt lở do sóng.
Hình 5.6. Kè ven biển Hoàng Châu - Văn Chấn mới đƣợc tu sửa
Hình 5.7. Kè chắn sóng ở bến cá Ngọc Hải, Đồ Sơn, Hải Phòng Sơn, Hải Phòng
Bên ca ̣nh những giải pháp kỹ thuâ ̣t như trên , có thê áp dụng các giải pháp mềm như: trồng rừng phi lao, rừng ngâ ̣p mă ̣n chắn sóng, bảo vệ bờ biển; nuôi bãi để bổ sung lươ ̣ng bùn cát từ nơi khác v ào nơi thiếu hụt trầm tích . Giải pháp trồng rừng lấn biển cần đươ ̣c thực hiê ̣n bởi vai trò quan tro ̣ng của rừng trong bảo vê ̣ đới ven biển. Trồng rừng ngâ ̣p mă ̣n chính là quá trình lấn biển , giữ lượng trầm tích ta ̣i chỗ , đồng thời trầm tích đó chính là điều kiê ̣n cho rừng ngâ ̣p mă ̣n phát triển . Trong đó, các biện pháp mềm thường được áp dụng cũng những giải pháp kỹ thuật để mang lại hiệu quả cao nhất.
Giải pháp phòng chống bồi tụ
Giải pháp cơng trình chống bồi lấp cửa sơng phải đáp ứng được yêu cầu: Tập trung dịng chảy, tăng khả năng tự xói đáy, ổn định bờ luồng, lịng dẫn cửa sơng; Thốt lũ tốt, khơng gây ngập lụt vùng cửa sông, đẩy được bùn cát ra xa cửa sông.
Giải pháp bị động
Khi phát sinh bồi lắng thì giải pháp bị động là nạo vét luồng lạch hay cửa sơng… để duy trì độ sâu phục vụ cho q trình thốt nước. Giải pháp này mang lại hiệu quả tức thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, cần phải theo dõi thường xuyên và có kế hoạch nạo vét kịp thời và tốn kém nhiều tiền của, công sức.
Giải pháp cơng trình chủ động
Ngăn bớt bùn cát từ xa đến bằng các cơng trình hướng dịng (nhất là các khu vực cửa sông rộng, luồng lạch diễn biến phức tạp) nhằm duy trì vận tốc dịng chảy ở lớn ở luồng lạch để dịng chảy có khả năng vận chuyển bùn cát. Sở dĩ phải duy trì tốc độ lớn của luồng lạch vì sức tải cát tỷ lệ thuận với lưu tốc dòng chảy V (với mũ
cao thường lớn hơn V3). Khi sức tải cát tăng thì dịng chảy có khả năng vận chuyển bùn cát đi nơi khác, do đó chống được bồi lắng. Như vậy có thể sử dụng những cơng trình như đê ngầm hướng dòng, kè mỏ hàn hướng dòng, phao hướng dòng để thay đổi hướng dòng chảy hợp lý.
Trường hợp các cống tiêu thốt bị bồi lắng thì cần thay đổi quy trình vận hành (mở cưỡng bức ở một số thời điểm…) làm cho vận tốc và mạch động vận tốc lớn bất thường, bùn cát sẽ không bồi đọng quá nhiều nhờ tác động của gia tăng sức tải cát.
5.2. Các giải pháp về quy hoạch
Quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ - lãnh hải là giải pháp giảm thiểu tai biến nói chung và tai biến xói lở - bồi tụ nói riêng một cách chủ động, có hiệu quả cao và tiết kiệm.
Trước hết cần điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo từng khu vực dựa trên những đánh giá về tai biến xói lở - bồi tụ. Như vậy sẽ khoanh vùng được những khu vực chịu ảnh hưởng của tai biến ở những mức độ khác nhau, quy hoạch các khu vực hợp lý để phòng tránh giảm thiểu tác động tai biến, mang lại lợi ích cao nhất.
Quy hoạch không gian đới ven biển cần chú trọng khoanh vùng trồng và mở rộng diện tích rừng ngập mặn. Hệ sinh thái đới ven biển là bức tường tự nhiên giảm thiểu tác động của tai biến xói lở - bồi tụ. Vì vậy, những kế hoạch quy hoạch cần chú ý khoanh vùng những khu vực có rừng và những khu vực có kế hoạch mở rộng diện tích rừng một cách hợp lý. Cần quy hoạch hợp lý không gian cho các hoạt động và cơng trình nhân sinh để đảm bảo sự hải hòa giữa những hoạt động này và sự phát triển của hệ sinh thái đới ven biển.
Tiếp tục có những quy hoạch về nuôi trồng thủy sản ven biển, tổ chức xây dựng nuôi bãi nhân tạo bằng cách đưa cát từ nơi khác (từ các bãi bồi cửa sơng hoặc từ phía ngồi đới sóng vỗ ở độ sâu trên 10m) đến bồi đắp vào vùng bãi bị xói.
5.3. Các giải pháp về chính sách
Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên - môi trường biển và phịng chống tai biến xói lở - bồi tụ trong phạm vi đới ven biển Hải Phịng. Xây dựng mơ hình với các chính sách khuyến khích cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn và xây dựng quy chế bảo vệ bờ biển và khai thác hiệu quả hệ thống
sơng ngịi ven biển.
Các hành động cần thiết nhằm tiến hành nội dung này bao gồm:
Tổ chức phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý tổng hợp đới ven biển cho các ban, ngành, các tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng vùng ven biển Hải Phòng.
Tổ chức soạn thảo và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa các luật và chính sách quản lý và bảo vệ đới ven biển, phòng chống tai biến xói lở - bồi tụ, bảo vệ và mở rộng diện tích rừng ngập mặn, rừng phi lao chắn gió, chắn sóng bảo vệ đới ven biển,…
Trồng rừng ngập mặn chống sóng, giữ cát ở phía ngồi bãi biển chính là tạo hàng rào sinh học bảo vệ đới ven biển. Vì vậy, cần thực hiện nghiêm ngặt việc bảo vệ rừng phòng hộ, rừng ngập mặn bằng các hoạt động kiểm kê rừng ngập mặn thường xuyên, khôi phục và mở rộng diện tích rừng ngập mặn, rạn san hơ để tạo bức tường tự nhiên giảm thiểu tác động của tai biến xói lở - bồi tụ.
Ví dụ với các khu vực có rừng cần lưu ý thêm một số giải pháp sau: chính sách giao khốn bảo vệ rừng, trồng và phục hồi rừng cho cộng đồng trong vùng...; công tác phục hồi rừng đối với các phân khu phục hồi sinh thái, bao gồm việc khoanh nuôi rừng tái sinh, trồng vườn thực vật; tăng cường cơng tác phịng chống cháy rừng; hạn chế các tai biến thiên nhiên khác; hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng địa phương phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ rừng ngập mặn và cần nắm được những rủi ro có thể gặp phải trong công tác trồng rừng do phụ thuộc nhiều vào môi trường, loại đất và tốc độ bồi lắng để có những hướng giải quyết phù hợp. Tóm lại, cần có chính sách quản lý rừng rừng ngập mặn theo mơ hình đồng quản lý của các cơ quan, ban ngành và nhân dân địa phương.
Với những khu dân cư chịu ảnh hưởng bởi tai biến xói lở - bồi tụ, cần ban hành đồng bộ các văn bản pháp lý ở các cấp nhằm hỗ trợ hỗ trợ di dời, xây dựng khu tái định cư và ổn định đời sống cộng đồng dưới các hình thức di dời vĩnh viễn theo kế hoạch quy hoạch; di dời tạm thời khi có cảnh báo và di dời khẩn cấp khi có cấp báo; xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu dân cư; các hoạt động khai thác tài nguyên cũng như bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ mơi trường. dưới các hình thức di dời vĩnh viễn theo kế hoạch quy hoạch; di dời tạm thời khi có cảnh báo và di dời khẩn cấp khi có cấp báo.
Xây dựng hệ thống chế tài và hình thức xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi phá hoại đới ven biển như khai thác khống sản bừa bãi gây xói lở - bồi tụ biến động luồng lạch…
Có chính sách ưu đãi về phát triển nguồn nhân lực, thuế, tài chính và các cơng tác khác cho các tổ chức, tập thể và cá nhân tham gia nhiệm vụ bảo vệ, quản lý và củng cố đới ven biển. Huy động vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư vào các cơng trình chống xói lở - bồi tụ đới ven biển.
5.4. Các giải pháp về tuyên truyền giáo dục
Nâng cao nhận thức, kiến thức, kinh nghiệm phịng tránh tai biến nói chung và tai biến xói lở - bồi tụ nói riêng cho cộng đồng thơng qua tun truyền giáo dục, tập huấn, bằng các giải pháp mềm dẻo, linh hoạt và thiết thực. Bên cạnh đó cần lập quỹ bảo hiểm thiên tai nhằm chia sẻ bớt thiệt hại cho cộng đồng chịu tác động của tai biến.
Giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về ảnh hưởng và hậu quả của tai biến xói lở - bồi tụ. Đồng thời tăng cường tuyên truyền các giải pháp phịng chống xói lở, bồi tụ.
Giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của rừng ngập mặn, rừng phịng hộ. Đồng thời, cần tích cực tun truyền bảo vệ và mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven biến, thảm thực vật ven biển, rừng phi lao chắn cát, chắn sóng...
Tuyên truyền trong nhân dân không xả chất thải, không xây cất nhà cửa lấn chiếm bờ biển, khai thác cát ven biển một cách hợp lý, khơng xây dựng cơng trình bảo vệ bờ khi chưa được sự cho phép của cơ quan chức năng.
Tuyên truyền giáo dục cộng đồng xây dựng quy chế bảo vệ, khai thác hệ thống sông ngịi ven biển. Đồng thời, khuyến khích phát động cộng đồng tham gia công tác thủy lợi như: nạo vét, khơi thông kênh rạch nhằm vừa đảm bảo yêu cầu tưới, tiêu thoát lũ vừa tác dụng giảm tốc độ dịng chảy và giảm nguy cơ xảy ra xói lở lịng dẫn.
Tóm lại, có nhiều giải pháp để giảm thiểu tai biến xói lở - bồi tụ nói chung và tại khu vực nghiên cứu nói riêng. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình thực hiện. Để đạt được hiệu quả cao nhất rất cần có sự định hướng và kết hợp hài hòa và đồng bộ các giải pháp trên.
KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu thu được trong luận văn, có thể rút ra được một số kết luận khoa học sau:
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng bao gồm các yếu tố tự nhiên (như đặc điểm địa hình, địa mạo đường bờ; các yếu tố động lực biển khu vực nghiên cứu; thành phần cấu tạo đường bờ; các đặc trưng khí hậu của khu vực) và các hoạt động nhân sinh (san lấp mở rộng khu đô thị; khai hoang để nuôi trồng thủy sản ven biển; khai hoang nông nghiệp; xây dựng các khu cơng nghiệp và du lịch ven biển; khai thác khống sản ven biển; xây dựng các hệ thống giao thông vận tải thủy).
2. Sơ đồ đường bờ biển từ năm 1989 đến năm 2011 cho thấy xu hướng biến động chung của khu vực nghiên cứu là bồi tụ lấn biển với tốc độ trung bình khoảng 30-45m/năm. Trong đó tốc độ biến động đường bờ là khác nhau ở những vị trí khác