Kè chắn sóng ở bến cá Ngọc Hải, Đồ Sơn, Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến xói lở, bồi tụ đới ven biển hải phòng (Trang 79 - 88)

Sơn, Hải Phòng

Bên ca ̣nh những giải pháp kỹ thuâ ̣t như trên , có thê áp dụng các giải pháp mềm như: trồng rừng phi lao, rừng ngâ ̣p mă ̣n chắn sóng, bảo vệ bờ biển; nuôi bãi để bổ sung lươ ̣ng bùn cát từ nơi khác v ào nơi thiếu hụt trầm tích . Giải pháp trồng rừng lấn biển cần đươ ̣c thực hiê ̣n bởi vai trò quan tro ̣ng của rừng trong bảo vê ̣ đới ven biển. Trồng rừng ngâ ̣p mă ̣n chính là quá trình lấn biển , giữ lượng trầm tích ta ̣i chỗ , đồng thời trầm tích đó chính là điều kiê ̣n cho rừng ngâ ̣p mă ̣n phát triển . Trong đó, các biện pháp mềm thường được áp dụng cũng những giải pháp kỹ thuật để mang lại hiệu quả cao nhất.

Giải pháp phịng chống bồi tụ

Giải pháp cơng trình chống bồi lấp cửa sơng phải đáp ứng được yêu cầu: Tập trung dịng chảy, tăng khả năng tự xói đáy, ổn định bờ luồng, lịng dẫn cửa sơng; Thốt lũ tốt, khơng gây ngập lụt vùng cửa sông, đẩy được bùn cát ra xa cửa sông.

 Giải pháp bị động

Khi phát sinh bồi lắng thì giải pháp bị động là nạo vét luồng lạch hay cửa sơng… để duy trì độ sâu phục vụ cho q trình thốt nước. Giải pháp này mang lại hiệu quả tức thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, cần phải theo dõi thường xuyên và có kế hoạch nạo vét kịp thời và tốn kém nhiều tiền của, công sức.

 Giải pháp cơng trình chủ động

Ngăn bớt bùn cát từ xa đến bằng các cơng trình hướng dịng (nhất là các khu vực cửa sông rộng, luồng lạch diễn biến phức tạp) nhằm duy trì vận tốc dịng chảy ở lớn ở luồng lạch để dịng chảy có khả năng vận chuyển bùn cát. Sở dĩ phải duy trì tốc độ lớn của luồng lạch vì sức tải cát tỷ lệ thuận với lưu tốc dòng chảy V (với mũ

cao thường lớn hơn V3). Khi sức tải cát tăng thì dịng chảy có khả năng vận chuyển bùn cát đi nơi khác, do đó chống được bồi lắng. Như vậy có thể sử dụng những cơng trình như đê ngầm hướng dịng, kè mỏ hàn hướng dòng, phao hướng dòng để thay đổi hướng dòng chảy hợp lý.

Trường hợp các cống tiêu thoát bị bồi lắng thì cần thay đổi quy trình vận hành (mở cưỡng bức ở một số thời điểm…) làm cho vận tốc và mạch động vận tốc lớn bất thường, bùn cát sẽ không bồi đọng quá nhiều nhờ tác động của gia tăng sức tải cát.

5.2. Các giải pháp về quy hoạch

Quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ - lãnh hải là giải pháp giảm thiểu tai biến nói chung và tai biến xói lở - bồi tụ nói riêng một cách chủ động, có hiệu quả cao và tiết kiệm.

Trước hết cần điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo từng khu vực dựa trên những đánh giá về tai biến xói lở - bồi tụ. Như vậy sẽ khoanh vùng được những khu vực chịu ảnh hưởng của tai biến ở những mức độ khác nhau, quy hoạch các khu vực hợp lý để phòng tránh giảm thiểu tác động tai biến, mang lại lợi ích cao nhất.

Quy hoạch không gian đới ven biển cần chú trọng khoanh vùng trồng và mở rộng diện tích rừng ngập mặn. Hệ sinh thái đới ven biển là bức tường tự nhiên giảm thiểu tác động của tai biến xói lở - bồi tụ. Vì vậy, những kế hoạch quy hoạch cần chú ý khoanh vùng những khu vực có rừng và những khu vực có kế hoạch mở rộng diện tích rừng một cách hợp lý. Cần quy hoạch hợp lý không gian cho các hoạt động và cơng trình nhân sinh để đảm bảo sự hải hịa giữa những hoạt động này và sự phát triển của hệ sinh thái đới ven biển.

Tiếp tục có những quy hoạch về nuôi trồng thủy sản ven biển, tổ chức xây dựng nuôi bãi nhân tạo bằng cách đưa cát từ nơi khác (từ các bãi bồi cửa sơng hoặc từ phía ngồi đới sóng vỗ ở độ sâu trên 10m) đến bồi đắp vào vùng bãi bị xói.

5.3. Các giải pháp về chính sách

Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên - môi trường biển và phịng chống tai biến xói lở - bồi tụ trong phạm vi đới ven biển Hải Phịng. Xây dựng mơ hình với các chính sách khuyến khích cộng đồng bảo vệ rừng ngập mặn và xây dựng quy chế bảo vệ bờ biển và khai thác hiệu quả hệ thống

sơng ngịi ven biển.

Các hành động cần thiết nhằm tiến hành nội dung này bao gồm:

Tổ chức phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý tổng hợp đới ven biển cho các ban, ngành, các tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng vùng ven biển Hải Phòng.

Tổ chức soạn thảo và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa các luật và chính sách quản lý và bảo vệ đới ven biển, phịng chống tai biến xói lở - bồi tụ, bảo vệ và mở rộng diện tích rừng ngập mặn, rừng phi lao chắn gió, chắn sóng bảo vệ đới ven biển,…

Trồng rừng ngập mặn chống sóng, giữ cát ở phía ngồi bãi biển chính là tạo hàng rào sinh học bảo vệ đới ven biển. Vì vậy, cần thực hiện nghiêm ngặt việc bảo vệ rừng phòng hộ, rừng ngập mặn bằng các hoạt động kiểm kê rừng ngập mặn thường xuyên, khôi phục và mở rộng diện tích rừng ngập mặn, rạn san hơ để tạo bức tường tự nhiên giảm thiểu tác động của tai biến xói lở - bồi tụ.

Ví dụ với các khu vực có rừng cần lưu ý thêm một số giải pháp sau: chính sách giao khoán bảo vệ rừng, trồng và phục hồi rừng cho cộng đồng trong vùng...; công tác phục hồi rừng đối với các phân khu phục hồi sinh thái, bao gồm việc khoanh nuôi rừng tái sinh, trồng vườn thực vật; tăng cường cơng tác phịng chống cháy rừng; hạn chế các tai biến thiên nhiên khác; hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng địa phương phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ rừng ngập mặn và cần nắm được những rủi ro có thể gặp phải trong cơng tác trồng rừng do phụ thuộc nhiều vào môi trường, loại đất và tốc độ bồi lắng để có những hướng giải quyết phù hợp. Tóm lại, cần có chính sách quản lý rừng rừng ngập mặn theo mơ hình đồng quản lý của các cơ quan, ban ngành và nhân dân địa phương.

Với những khu dân cư chịu ảnh hưởng bởi tai biến xói lở - bồi tụ, cần ban hành đồng bộ các văn bản pháp lý ở các cấp nhằm hỗ trợ hỗ trợ di dời, xây dựng khu tái định cư và ổn định đời sống cộng đồng dưới các hình thức di dời vĩnh viễn theo kế hoạch quy hoạch; di dời tạm thời khi có cảnh báo và di dời khẩn cấp khi có cấp báo; xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu dân cư; các hoạt động khai thác tài nguyên cũng như bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ mơi trường. dưới các hình thức di dời vĩnh viễn theo kế hoạch quy hoạch; di dời tạm thời khi có cảnh báo và di dời khẩn cấp khi có cấp báo.

Xây dựng hệ thống chế tài và hình thức xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi phá hoại đới ven biển như khai thác khống sản bừa bãi gây xói lở - bồi tụ biến động luồng lạch…

Có chính sách ưu đãi về phát triển nguồn nhân lực, thuế, tài chính và các cơng tác khác cho các tổ chức, tập thể và cá nhân tham gia nhiệm vụ bảo vệ, quản lý và củng cố đới ven biển. Huy động vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư vào các cơng trình chống xói lở - bồi tụ đới ven biển.

5.4. Các giải pháp về tuyên truyền giáo dục

Nâng cao nhận thức, kiến thức, kinh nghiệm phịng tránh tai biến nói chung và tai biến xói lở - bồi tụ nói riêng cho cộng đồng thông qua tuyên truyền giáo dục, tập huấn, bằng các giải pháp mềm dẻo, linh hoạt và thiết thực. Bên cạnh đó cần lập quỹ bảo hiểm thiên tai nhằm chia sẻ bớt thiệt hại cho cộng đồng chịu tác động của tai biến.

Giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về ảnh hưởng và hậu quả của tai biến xói lở - bồi tụ. Đồng thời tăng cường tuyên truyền các giải pháp phịng chống xói lở, bồi tụ.

Giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của rừng ngập mặn, rừng phòng hộ. Đồng thời, cần tích cực tuyên truyền bảo vệ và mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven biến, thảm thực vật ven biển, rừng phi lao chắn cát, chắn sóng...

Tun truyền trong nhân dân khơng xả chất thải, không xây cất nhà cửa lấn chiếm bờ biển, khai thác cát ven biển một cách hợp lý, khơng xây dựng cơng trình bảo vệ bờ khi chưa được sự cho phép của cơ quan chức năng.

Tuyên truyền giáo dục cộng đồng xây dựng quy chế bảo vệ, khai thác hệ thống sơng ngịi ven biển. Đồng thời, khuyến khích phát động cộng đồng tham gia công tác thủy lợi như: nạo vét, khơi thông kênh rạch nhằm vừa đảm bảo yêu cầu tưới, tiêu thoát lũ vừa tác dụng giảm tốc độ dịng chảy và giảm nguy cơ xảy ra xói lở lịng dẫn.

Tóm lại, có nhiều giải pháp để giảm thiểu tai biến xói lở - bồi tụ nói chung và tại khu vực nghiên cứu nói riêng. Tuy nhiên, mỗi giải pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình thực hiện. Để đạt được hiệu quả cao nhất rất cần có sự định hướng và kết hợp hài hòa và đồng bộ các giải pháp trên.

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu thu được trong luận văn, có thể rút ra được một số kết luận khoa học sau:

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng bao gồm các yếu tố tự nhiên (như đặc điểm địa hình, địa mạo đường bờ; các yếu tố động lực biển khu vực nghiên cứu; thành phần cấu tạo đường bờ; các đặc trưng khí hậu của khu vực) và các hoạt động nhân sinh (san lấp mở rộng khu đô thị; khai hoang để nuôi trồng thủy sản ven biển; khai hoang nông nghiệp; xây dựng các khu cơng nghiệp và du lịch ven biển; khai thác khống sản ven biển; xây dựng các hệ thống giao thông vận tải thủy).

2. Sơ đồ đường bờ biển từ năm 1989 đến năm 2011 cho thấy xu hướng biến động chung của khu vực nghiên cứu là bồi tụ lấn biển với tốc độ trung bình khoảng 30-45m/năm. Trong đó tốc độ biến động đường bờ là khác nhau ở những vị trí khác nhau và trong các giai đoạn khác nhau.

- Theo hình thái, cấu tạo đường bờ, khu vực bồi tụ lấn biển mạnh nhất là khu vực các bãi bồi của huyện Tiên Lãng (60 - 63m/năm), Kiến Thụy (59 - 63m/năm), và phía tây nam Đồ Sơn (60m/năm); khu vực đường bờ là cửa sơng điển hình là cửa Cấm có tốc độ lấn biển cao đạt trung bình 172 - 179m/năm; khu vực đường bờ cấu tạo bởi đá rắn chắc ở đảo Cát Bà, Cát Hải, mũi Đồ Sơn gần như không thay đổi.

- Theo ranh giới hành chính, khu vực lấn biển mạnh nhất là khu vực đới ven biển quận Hải An, huyện Tiên Lãng, huyện Kiến Thụy và khu vực biến động thấp nhất là khu vực đới ven biển huyện Cát Hải.

- Theo các giai đoạn nghiên cứu, giai đoạn đường bờ biến động mạnh nhất là giai đoạn 1995 - 1999 và giai đoạn 2007 - 2011. Các giai đoạn đường bờ ít biến động là giai đoạn 1989 - 1995 và giai đoạn 2003 - 2007.

3. Từ việc đánh giá biến động đường bờ vùng ven biển Hải Phòng cho thấy các khu vực có tai biến xói lở diễn ra khá mạnh mẽ là khu vực phía tây bắc đảo Cát Hải, tại đây xói lở xâm thực sâu vào phía đảo tạo ra một kênh dẫn lớn (năm 2007) là Lạch Huyện hiện nay. Khu vực khác có biểu hiện xói lở là bán đảo Đình Vũ nhưng cường độ xói lở khơng lớn. Tai biến liên quan đến bồi tụ gây biến động luồng lạch ở khu vực xảy ra mạnh mẽ ở Cửa Cấm, trong vòng 22 năm qua, lịng sơng bị thu hẹp, cửa sông tiến ra biến 5,5 - 6km, bồi tụ lịng sơng diễn ra mạnh mẽ khiến cho cảng

Cấm bị suy thối và dẫn đến khơng sử dụng được.

4. Từ các đánh giá và phân tích hiện trạng tai biến xói lở - bồi tụ và nguyên nhân gây nên tai biến tại vùng ven biển Hải Phòng, luận văn đề xuất áp dụng giải pháp xây dựng và tu sửa tuyến đê biển có kè lát mái; đồng thời xây dựng hệ thống kè mỏ hàn kết hợp nuôi bãi và trồng cây ngập mặn cho khu vực xói lở ở đảo Cát Hải (Hoàng Châu - Văn Chấn, Bến Gót - Gia Lộc…) và khu vực đê biển 1 thuộc quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn. Thêm nữa tiếp tục nghiên cứu, tìm địa điểm phù hợp, quy hoạch, di dời cảng Cấm (cảng Chùa Vẽ) đến vùng nước sâu để giảm thiểu các thiệt hại từ tai biến bồi tụ luồng lạch gây ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Huy Anh, ng Đình Khanh, Võ Thịnh, Trần Hằng Nga, Tống Phúc Tuấn, Ngô Anh Tuấn và Nguyễn Thanh Hoa (1999), Nghiên cứu đặc điểm địa chất, địa mạo phục vụ quy hoạch phát triển du lịch khu vực Hạ Long - Cát Bà, Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hạ Long - Cát Bà, Hợp

tác nghiên cứu giữa Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch và Viện Địa lý. 2. Lê Duy Bách (1989), Đặc điểm kiến tạo và tiềm năng khoáng sản khu vực

Biển Đông, Địa chất Biển Đông và các vùng kế cận.

3. Bảng thủy triều, 2011. Viê ̣n Kỹ thuâ ̣t Biển.

4. Nguyễn Biểu và nnk (1985), Báo cáo kết thúc đề tài 48.06.06 - Địa chất khoáng sản rắn ven biển Việt, Trung tâm Địa chất Khoáng sản Biển.

5. Nguyễn Biểu, Nguyễn Thị Kim Hoàn và n.n.k (1985), Địa chất khoáng sản

ven biển Việt Nam, Lưu trữ Viện Khoa học Việt Nam.

6. Nguyễn Biểu, Trịnh Thanh Minh, Hoàng Văn Thức và n.n.k (1997), Báo cáo thuyết minh bản đồ địa chất vùng biển ven bờ (0- 30m nước) Hải Phòng - Móng Cái tỉ lệ 1:500.000, Lưu trữ Liên đồn Địa chất biển.

7. Cổng thơng tin thành phố Hải Phịng, http://www.haiphong.gov.vn/

8. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh (2010). 9. Cục thống kê tỉnh Hải Phòng, Niên giám thống kê Hải Phòng (2010).

10. Nguyễn Văn Cừ và nnk (1977), Nghiên cứu xác định nguyên nhân biển lấn

vào đảo Cát Hải và bước đẩu đề xuất biện pháp cơng trình phịng chống chủ yếu, Tuyển tập tài nguyên và môi trường biển, tập IV, Hà Nội (1997).

11. Nguyễn Hữu Cử và nnk (1995), Những đặc trưng cơ bản về môi trường địa

chất vùng vịnh Hạ Long, Tuyển tập tài nguyên và môi trường biển, tập IV,

NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội (1997).

12. Nguyễn Đức Cự (1993), Đặc điểm địa hóa bãi triều cửa sơng ven biển Hải

Phòng - Quảng Yên, Luận án Phó tiến sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Đào Bùi Din, Nguyễn Minh Hiệp và nnk (2009), Báo cáo “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khống sản, địa chất mơi trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh từ 0- 30 m nước tỷ

“Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam".

14. Nguyễn Đình Dương, Lê Thị Thu Hiền, Lê Kim Thoai và Nguyễn Hạnh Quyên (1999), Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch phát triển thành phố Hạ Long và vùng lân cận, ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong quy hoạch môi trường, Dự án Xây

dựng năng lực cho phát triển bền vững ở Việt Nam do Cộng đồng Flemish, Bỉ tài trợ.

15. Dự báo hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển, cửa sơng và các giải pháp phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến xói lở, bồi tụ đới ven biển hải phòng (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)