CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng kế hoạch quản lý chất thải y tế của bệnh viện răng hàm mặt trung ương (Trang 27 - 28)

NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu

Đánh giá được thực trạng quản lý chất thải y tế bao gồm chất thải rắn và chất thải lỏng của bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương.

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiện trạng quản lý chất thải bệnh viện gồm: xử lý và tiêu hủy chất thải rắn, thu gom và xử lý nước thải, năng lực quản lý và hậu cần nội bộ.

Đề xuất được một số giải pháp tăng hiệu quả quản lý chất thải y tế của bệnh viện qua các trường hợp nghiên cứu.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Chất thải y tế phát sinh từ bệnh viện và kế hoạch quản lý chất thải y tế tại bệnh viện (bao gồm cả chất thải lỏng và chất thải rắn).

Thông qua khảo sát bệnh viện, nhân sự và các bên liên quan, cùng với nghiên cứu các văn bản của bệnh viện và văn bản pháp lý của Chính phủ về rác thải y tế và quản lý chất thải y tế, đối tượng nghiên cứu đề tài là hiện trạng và những bất cập trong quản lý chất thải y tế của bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương tại Hà Nội số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm.

Các vấn đề nghiên cứu: cơ sở khoa học, tình trạng thực tế về chất thải và quản lý chất thải ở Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương tại Hà Nội.

Chuỗi số liệu sử dụng trong luận văn trong khoảng các năm 2011-2015.

2.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Hiện nay, việc xử lý và tiêu hủy chất thải y tế đang được đặc biệt quan tâm do ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sức khỏe của cán bộ công nhân viên bệnh viện và bệnh nhân đến khám bệnh. Đối với bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, việc phát sinh chất thải y tế nguy hại như bơng băng, kim tiêm, dao mổ, dính máu,

các hoạt động đặc thù của bệnh viện như X_Quang, Labo, xét nghiệm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh bệnh viện với đặc thù là khu đông dân cư, lượng bệnh nhân đến khám bệnh có mật độ cao và sự nhạy cảm rất lớn của cộng đồng.

Đối với chất thải rắn y tế: Bệnh viện không xử lý mà thuê công ty môi trường vận chuyển đi tiêu hủy, tuy nhiên có rất nhiều bất cập trong quá trình vận chuyển đi xử lý như thời gian lưu trữ lâu, vận chuyển không đúng qui cách, với lượng rác lớn cần được xử lý trong ngày.

Đối với chất thải lỏng y tế: Do đặc thù chuyên môn khám chủ yếu các bệnh về răng hàm mặt, việc phát sinh máu lẫn trong nước thải y tế phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh dễ gây lây nhiễm những bệnh như HIV/AIDS, viên gan, virut, ký sinh trùng, …

- Cơ sở khoa học của đề tài: Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Một Kế hoạch quản lý chất thải hữu hiệu được xác lập sẽ tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt

động quản lý chất thải y tế có tính khả thi.

- Cơ sở thực tiễn của đề tài: Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất

thải y tế thông qua một kế hoạch quản lý đã được lập theo từng giai đoạn phát triển cảu bệnh viện sẽ góp phần giảm nguy cơ rủi ro trong kiểm soat ô nhiễm môi trường khi lưu giữ và vận chuyển chất thải đồng thời giảm chi phí xử lý chất thải lây nhiễm. Như vậy hiệu quả của hoạt động quản lý chất thải của bệnh viện sẽ được cải thiện theo định hướng phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng kế hoạch quản lý chất thải y tế của bệnh viện răng hàm mặt trung ương (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)