a) Giảm thiểu phát sinh: Tại các khoa, phòng trong bệnh viện tiến hành các
biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn như hạn chế các hoạt động xả thải không cần thiết, phân loại thật đúng theo các quy trình hướng dẫn, trả lại nhà cung cấp các sản phẩm không sử dụng hết. Đặc biệt, do đặc thù của một bệnh viện đầu ngành về chuyên khoa răng hàm mặt, bệnh viện tiếp tục thực hiện chương trình giảm thiểu các loại chất thải chứa nồng độ hóa chất nguy hại như chì, thủy ngân,
cadmi,...bằng các vật liệu silicat hoặc coposite an tồn và thân thiện với mơi trường [12].
b) Phân loại: Chất thải được phân loại vào các túi có mã màu:
- Màu vàng: đựng chất thải lây nhiễm. - Màu xanh: đựng chất thải thơng thường.
Trong trường hợp có việc phát sinh lớn về chất thải tái chế và chất thải hóa học/phóng xạ, việc phân loại sẽ tuân thủ đúng theo Quy định 43/BYT. Màu trắng cho chất thải tái chế, màu đen cho chất thải hóa học/phóng xạ.
c) Thu gom, vận chuyển, lưu giữ
- Tại các khoa, phòng: Các túi đựng chất thải sẽ do hộ lý của bệnh viện thu gom tại các khoa, phòng đến khu lưu trữ rác thải của bệnh viện. Khi thu gom các túi đựng chất thải phải cho vào thùng đựng chất thải đúng tiêu chuẩn theo quy định. Trong quá trình vận chuyển, phương tiện vận chuyển là xe vận chuyển chuyên dụng.
- Tại nhà lưu giữ chất thải y tế: Bệnh viện đầu tư xây mới khu nhà lưu trữ chất thải y tế đảm bảo đúng diện tích và yêu cầu về quy cách. Tại nhà lưu trữ mới, chất thải lây nhiễm được lưu giữ riêng biệt không trộn lẫn với chất thải thông thường và không để quá 48h trước khi đem đi xử lý. Chất thải thông thường được nhân viên Công ty Môi trường đô thị số 2 sẽ vận chuyển đem đi xử lý hàng ngày.
d) Vận chuyển bên ngoài, xử lý và tiêu huỷ chất rắn
- Chất thải thông thường: Bệnh viện ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị số 2 (có giấy phép hành nghề) vận chuyển xử lý theo đúng quy định.
- Chất thải nguy hại: Bệnh viện ký hợp đồng với URENCO 10 (có giấy phép hành nghề) được vận chuyển và đi xử lý, tiêu hủy tập trung theo đúng quy định.
- Chất thải được phép tái chế: Do số lượng phát sinh thấp, bệnh viện không tiến hành xử lý tái chế mà thực hiện xử lý như chất thải thông thường.
- Chất thải nguy hại khác: như bình áp suất, lượng nhỏ thuốc quá hạn đều được lưu giữ an toàn và trả về nơi sản xuất (nếu có).
- Xây dựng lại hệ thống thu gom nước thải để đảm bảo nước thải bệnh viện được thu gom về bể tập trung, tách riêng với nước bề mặt. Theo bệnh viện, với diện tích xây dựng chiếm hơn 75% tổng diện tích mặt đất, bệnh viện phải xây dựng mới hoàn tồn đường thu gom nước thải từ chân các cơng trình hiện có. Hệ thống thu gom nước thải cũng phải đảm bảo tránh các cơng trình xây đựng có sẵn, xen kẽ trong bệnh viện. Vì vậy, bệnh viện ước tính tổng chiều dài của hệ thống thu gom đảm bảo đủ các yêu cầu trên là 900 m (tương đương với ½ chu vi của bệnh viện).
- Hệ thống xử lý nước thải: bệnh viện áp dụng sơ đồ xử lý nước thải xử lý bậc 1 phân tán kết hợp với xử lý sinh học tập trung trong điều kiện nhân tạo. Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện sẽ được mô tả chi tiết trong báo cáo nghiên cứu khả thi với quy mô công suất xử lý tối đa không quá 200 m3/ngày đêm. Nước thải sau xử lý đáp ứng được Tiêu chuẩn QCVN 28:2010/ BTNMT mức B về nước thải y tế [10]. Bên cạnh đó, bệnh viện cần có giấy phép xả thải nước thải ra mơi trường bên ngồi sau khi hoàn thiện xong hệ thống xử lý nước thải [15].
Ngồi ra, do tổng diện tích đất của bệnh không lớn, dự kiến khi được đầu tư xây dựng, hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện cần đề xuất xây chìm nhằm trả lại diện tích cho bệnh viện [6].
Riêng với nước thải từ các khu vực xét nghiệm, tẩy rửa dụng cụ,... phải được đảm bảo xử lý sơ bộ trước khi thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
h) Nạo vét và tiêu hủy bùn
Bệnh viện ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị để nạo vét và hút bùn định kỳ từ cơng trình xử lý nước thải. Bùn thải được đảm bảo xử lý như là chất thải rắn y tế nguy hại.
i) Theo dõi và giám sát
Bệnh viện có:
- Sổ theo dõi lượng phát sinh chất thải hàng ngày.
- Chứng từ theo dõi chất thải nguy hại được vận chuyển đem đi xử lý hàng ngày. - Cán bộ chuyên trách: Thực hiện đào tạo cho nhân viên, có chương trình theo dõi, giám sát chất thải và tác động môi trường gây ra bởi rác thải, nước thải và
k) Sổ tay quản lý chất thải bệnh viện
- Tất cả các phương án, quy định, quy trình liên quan đến quản lý chất thải y tế sẽ được mô tả rõ ràng và chi tiết trong sổ tay quản lý chất thải y tế. Đây là công cụ giúp giám đốc bệnh viện đảm bảo công tác quản lý chất thải y tế theo đúng quy định [15].
3.3.2.3 Đánh giá môi trường, đăng ký và xin phép
- Bệnh viện tiếp tục ký hợp đồng với Cơng ty URENCO 10 – cơ sở có giấy phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại.
- Chất thải thông thường: Bệnh viện ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị số 2 (có giấy phép hành nghề) vận chuyển xử lý theo đúng quy định.
- Đánh giá tác động môi trường chi tiết cho các công nghệ xử lý nước thải để có giấy phép xả thải ra mơi trường bên ngồi khi có hệ thống xử lý chất thải lỏng hoàn chỉnh.
3.3.2.4. Đào tạo và truyền thông
Đối tượng đào tạo gồm 03 người: Chủ tịch Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn, Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Trưởng phịng hành chính quản trị hoặc Trưởng phòng điều dưỡng.
3.3.2.5. Đào tạo nâng cao về vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa cơng trình, thiết bị xử lý của hệ thống xử lý nước thải
Đối tượng đào tạo gồm 02 người: 01 cán bộ phụ trách giám sát của khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và 01 Trung cấp hoă ̣c kỹ sư bảo dưỡng sửa chữa thiết bị của phòng trang thiết bị y tế.
3.3.2.6. Đào tạo chuyển giao công nghệ xử lý
Đối tượng đào tạo: 02 người phụ trách vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế của phòng hành chánh; 01 người giám sát của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.
3.3.2.7. Đào tạo cơ bản về quản lý CTYT
Đối tượng đào tạo là tồn thể nhân viên bệnh viện với hình thức đào tạo tại chỗ.
Bệnh viện tổ chức chương trình truyền thơng liên tục để nâng cao nhận thức về CTYT cho bệnh nhân và cộng đồng.
Các phương tiện truyền thông (tranh treo tường, tờ rơi, phim ảnh,...), nói chuyê ̣n chuyên đề về chất thải trong các buổi ho ̣p hô ̣i đồng người bê ̣nh nhằm ta ̣o ý thức về chất thải.
3.3.3. Theo dõi và báo cáo
3.3.3.1. Theo dõi giám sát vận hành
Bệnh viện thực hiện 3 chế độ giám sát việc vận hành hệ thống quản lý CTYT tại tất cả các khoa, phòng, bộ phận phát sinh CTYT trong bệnh viện: Chế độ giám sát tuần (do Tổ giám sát khoa KSNK thực hiện), chế độ giám sát tháng (do Tổ giám sát của bệnh viện thực hiện), chế độ giám sát quý (do Tổ giám sát của bệnh viện thực hiện).
Giám sát dựa vào các bảng kiểm được xây dựng phù hợp với từng chế độ giám sát. Bảng kiểm theo dõi và giám sát dựa vào các quy trình , quy đi ̣nh liên quan đến quản lý CTYT đã ban hành . Bảng kiểm này sẽ được lồng ghép vào cá c bảng kiểm hiện có trong bệnh viện như bảng kiểm dùng kiểm tra về KSNK , kiểm tra bê ̣nh viê ̣n hàng năm, khoa, phòng hàng tháng, hàng quý [12].
3.3.3.2. Theo dõi chất thải và tác động môi trường
a) Theo dõi chất thải rắn nguy hại
Tất cả CTYT sẽ được bệnh viện sẽ theo dõi theo các thông số sau:
Khối lượng hoặc thể tích CTYT phát sinh.
Nơi phát sinh CTYT (khoa, phịng trong bệnh viện).
Q trình phân loại, thu gom, vận chuyển nội bộ, lưu trữ và vận chuyển xử lý chất thải y tế bên ngoài.
b) Theo dõi nước thải và môi trường nước
Giám sát 01 điểm tại đầu ra hệ thống xử lý nước thải với các chỉ tiêu giám sát là: pH, BOD5, COD, TSS, Nitrat, Phospho tổng, Amoni, Coliform. Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 28:2010/BTNMT mức B. Tần suất giám sát: 02 lần/năm [16].
c) Theo dõi vi sinh vật
Giám sát vi sinh vật trên bề mặt và tay nhân viên y tế tại một số khu vực trọng điểm mỗi quý một lần.
Giám sát vi sinh vật trên các dụng cụ tiệt khuẩn hàng quý
Giám sát vi sinh vật trong khơng khí của phịng mổ hàng quý Giám sát vi sinh vật trong nguồn nước cung cấp 6 tháng một lần.
d) Theo dõi sức khỏe nghề nghiệp
Bệnh viện thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần cho tất cả nhân viên y tế.
Phát hiện và ghi nhận các biểu hiện (nếu có ) nhất là các bệnh truyền
nhiễm như: Lao, viêm gan siêu vi, lỵ trực khuẩn, các bệnh hô hấp,…
3.3.3.4. Chế độ báo cáo
a) Chế độ báo cáo từ khoa KSNK và các khoa liên quan tới giám đốc
Chế độ báo cáo và nội dung báo cáo từ Khoa KSNK và các khoa, phòng liên quan cho Giám đốc và Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn được quy định như sau (Bảng 1.7.).
Bảng 1.14.Quy định nội dung và thời gian báo cáo
Nội dung báo cáo Chế độ báo cáo
Ngày Tuần Tháng Quý 6 tháng Năm
Thực hiện các quy trình chuẩn liên quan đến quản lý CTYT
x x x x x x
Theo dõi chất thải rắn nguy hại x x x x x x
Theo dõi chất lượng nước thải x x
Theo dõi chất lượng môi trường nước trong và xung quanh bệnh viện
x x
Theo dõi vi sinh vật trên bề mặt và tay nhân viên
x x x
Theo dõi vi sinh vật trong khơng khí trong một số khoa và trong nguồn nước
x x x
Theo dõi tai nạn liên quan đến CTYT x x x x x x
Theo dõi sức khỏe nghề nghiệp của nhân viên
x x
Về biểu mẫu báo cáo: tương ứng với mỗi chế độ và nội dung báo cáo ở bảng …, bệnh viện sẽ xây dựng các biểu mẫu báo cáo phù hợp.
b) Chế độ báo cáo của Giám đốc bệnh viện tới các cơ quan QLNN
- Báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) định kỳ mỗi năm 02 lần. Nội dung báo cáo tập trung vào phát sinh và xử lý CTYT nguy hại, chất lượng khí thải và mơi trường khơng khí xung quanh, chất lượng nước thải và môi trường nước xung quanh. Mẫu báo cáo tuân theo mẫu do Sở TN&MT quy định.
- Báo cáo Bộ Y tế: Báo cáo định kỳ mỗi năm 2 lần về tình hình hoạt động quản lý CTYT. Nội dung được lồng ghép trong báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm và báo cáo tổng kết năm.
- Báo cáo đột xuất: Bệnh viện sẽ thực hiện báo cáo đột xuất theo nội dung và
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Trong thời gian nghiên cứu, khảo sát, điều tra thực địa, đánh giá công tác quản lý chất thải y tế của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương có thể đưa ra kết luận và khuyến nghị sau:
Kết luận:
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương tại Hà Nội là bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế, là tuyến Trung ương cao nhất chuyên ngành răng hàm mặt với nhiệm vụ chính là đảm bảo khám chữa bệnh chuyên khoa răng hàm mặt ở tuyến cuối cùng cho toàn thể nhân dân miền Bắc và miền Trung, lượng chất thải y tế phát sinh rất lớn và có đặc thù chất thải rất riêng. Tuy nhiên việc quản lý chất thải y tế của bệnh viện còn rất nhiều bất cập, từ khâu giảm thiểu, thu gom, vận chuyển, lưu trữ đến xử lý và tiêu hủy chất thải đều chưa đảm bảo được theo quy định của Bộ Y tế.
Do đó, để cải thiện hệ thống quản lý chất thải của bệnh viện, cần thiết phải có một kế hoạch cụ thể trong đó các giải pháp quản lý chất thải bao gồm các phương án cải thiện từng khâu từ quản lý chất thải tại nguồn phát sinh, thu gom, lưu giữ và xử lý tại chỗ cũng như có hệ thống quản lý, chính sách, cơ cấu tổ chức, quy trình, chương trình đào tạo về quản lý chất thải y tế được đề xuất rõ ràng và có lộ trình theo từng giai đoạn. Kế hoạch sẽ giúp cho Ban lãnh đạo bệnh viện chủ động được các công việc cần được tiến hành cũng như ngân sách cần thiết phải dự trù trong công tác quản lý chất thải của toàn bệnh viện để đạt được mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường và rủi ro cho sức khoẻ của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và cộng đồng người dân sống xung quanh sẽ là mục tiêu trọng tâm của Bệnh viện Răng Hàm Mặt trong những năm tới;
Kế hoạch quản lý chất thải của bệnh viện Răng- Hàm – Mặt được xây dựng trong luận văn đã góp phần tạo các cơ hội nâng cao năng lực, quản lý hiệu quả và an toàn chất thải rắn bệnh viện, đặc biệt là chất thải rắn lây nhiễm và nguy hại cho nhân viện của bệnh viện thơng qua các chương trình tập huấn, đào tạo phù hợp với hoạt động quản lý chất thải của bệnh viện.
Khuyến nghị
Theo kế hoạch đề xuất, Bệnh viện cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý chất thải y tế:
- Khắc phục những hạn chế còn tồn tại, ưu tiên nâng cao ý thức cán bộ bệnh viện, bệnh nhân nhằm giảm thiểu từ khâu phát sinh chất thải và mua sắm đầy đủ các trang thiết bị thu gom, vận chuyển và lưu trữ chất thải an toàn theo đúng qui định.
- Xây dựng hệ thống quản lý, chính sách, quy trình và chương trình đào tạo về quản lý chất thải với mục tiêu, cơ cấu tổ chức và phân cơng trách nhiệm trong từng q trình được thực hiện rõ ràng và có định hướng theo giai đoạn. Ví dụ: Kế hoạch quản lý chất thải của bệnh viện Răng Hàm Mặt giai đoạn 2015 – 2020 hoặc 03 đến 5 năm/lần, ... thực hiện theo mục tiêu đề ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Báo cáo môi trường quốc gia 2011 chất
thải rắn, chương 5: chất thải rắn y tế, tr 83-84.
2. Bộ Y tế (2011), sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh
viện. Quyết định số 3078/QĐ-BYT ngày 26/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 3. Bộ Y tế (2007): Về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế, quyết định số
43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015): về quản lý chất thải nguy hại, Thông tư
số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Bộ Y tế (2009): về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm
khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Thông tư 18/2009/TT-BYT
của Bộ trưởng Bộ Y tế.
6. Lương Đức Phẩm (2009), Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học,
nhà xuất bản Giáo dục.
7. Nguyễn Thị Kim Dung (2012), Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y
tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đề xuất nâng các