Hoạt động thu gom và vận chuyển trong bệnh viện chưa đảm bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng kế hoạch quản lý chất thải y tế của bệnh viện răng hàm mặt trung ương (Trang 34 - 58)

3.1.4 Hệ thống xử lý và tiêu hủy

a) Xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại

Bệnh viện ký hợp đồng với URENCO 10 vận chuyển chất thải y tế nguy hại đến nơi tiêu huỷ. Chi phí vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại là 14.000 đồng/kg. Thời gian vận chuyển chất thải không được ghi rõ trong hợp đồng số 0018/2013/HĐYT-KD ký với URENCO 10. Theo cán bộ quản lý về chất thải rắn thì thời gian vận chuyển chất thải ra ngồi bệnh viện để xử lý cịn tuỳ thuộc vào thời gian vận chuyển rác của bệnh viện Việt Đức. Nguyên nhân chủ yếu do tải lượng chất thải phát sinh tại bệnh viện không cao nên bệnh viện thường kết hợp vận chuyển với bệnh viện Việt Đức. Tuy nhiên, theo cán bộ quản lý chất thải rắn của bệnh viện thì tồn tại bất cập là khi rác thải của bệnh viện Việt Đức quá nhiều thì rác thải của bệnh viện Răng Hàm Mặt phải để lại vận chuyển lần sau. Do đó, thường xuyên xảy ra tình trạng chất thải y tế lưu giữ tại bệnh viện quá 72 giờ.

Việc vận chuyển chất thải ra ngồi bệnh viện khơng đúng theo quy định của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ở một số điểm sau: không quy định rõ đường vận chuyển chất thải nguy hại đến nơi qui định, không nêu rõ phương pháp xử lý chất thải rắn nguy hại. Ngoài ra quy cách của xe

vận chuyển chất thải không đúng quy định theo TCVN 6707:2009 [15], thùng đựng chất thải q đầy, khơng được đậy kín ....

Bệnh viện khơng có cổng riêng vận chuyển chất thải ra ngoài bệnh viện, do vậy quá trình vận chuyển chất thải y tế ra ngoài bệnh viện tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường chung của bệnh viện.

b) Xử lý và tiêu hủy chất thải sinh hoạt

Bệnh viện ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị số 2 vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt và đem đi tiêu huỷ hàng ngày. Đơn vị này có giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt. Chi phí vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt là 4.000.000 đồng/tháng khoán gọn.

c) Tái sử dụng và tái chế

Số lượng chất thải tái chế không lớn nên bệnh viện không thực hiện việc xử lý chất thải tái chế mà tập trung luôn vào chất thải sinh hoạt đem đi tiêu huỷ.

d) Quản lý nước thải bệnh viện

Nước thải y tế của bệnh viện có đặc thù lây nhiễm rất cao thường có máu của bệnh nhận, do phát sinh từ các khoa chuyên môn về răng hàm mặt.

Hiện tại, bệnh viện sử dụng nguồn nước máy từ Công ty Cung cấp nước sạch quận Hoàn Kiếm. Tổng khối lượng nước cấp cho bệnh viện là 150 m3/ngày (theo hóa đơn tiền nước hàng tháng).

Bệnh viện hiện tại có hệ thống thu gom nước thải nhưng chưa tách riêng nước bề mặt. Toàn bộ nước thải và nước bề mặt được thu gom cùng một hệ thống chung của bệnh viện.

Nếu tính khối lượng nước thải của bệnh viện bằng khoảng 80% khối lượng nước cấp thì lượng nước thải phát sinh ước tính vào khoảng 125m3/ngày, tương đương với 0,5 – 0,6 m3/giường bệnh thực kê.

Quy mô giường bệnh hiện tại của bệnh viện là thực kê là 108 giường bệnh và 65 ghế răng. Quy mô đến năm 2020 là 150 giường bệnh điều trị nội trú và 100 máy ghế răng (Quyết định số 1438/QĐ – BYT ngày 24 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế), do đó lượng nước thải y tế phát sinh sẽ tăng đáng kể.

Hiện tại, Bệnh viện vẫn chưa có hệ thống xử lý chất thải lỏng tập trung theo đúng quy chế ban hành. Nước thải của bệnh viện được xử lý phân tán tại chân các tòa nhà bằng bể phốt rồi xả ra cống nước thải chung của Thành phố Hà Nội. Trước khi xả ra cống chung, nước được xử lý sơ bộ bằng cloramin B để đảm bảo an toàn vi sinh ra môi trường [15].

Theo kết quả quan trắc môi trường bệnh viện ngày 21/11/2012, chất lượng nước thải bệnh viện nhiều thông số không đạt QCVN 28:2013/BTNMT/B. Mặc dù các chỉ số vi sinh đã đạt nhưng hầu hết các chỉ số quan trọng khác như BOD, COD, TSS, Amoni, dầu mỡ động thực vật đều vượt ngưỡng cho phép nhiều lần.

Định kỳ 6 tháng, bệnh viện ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị số 2 hút bùn thải của các bể tự hoại và các cống bị đầy hoặc tắc nghẽn.

3.1.5 Sức khỏe nghề nghiệp và an toàn

- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đã tổ chức tập huấn về quản lý chất thải cho toàn bộ nhân viên bệnh viện theo quy chế quản lý chất thải y tế trong quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 [16]. Tuy nhiên, nhận thức của cán bộ nhân viên bệnh viện chưa đáp ứng được yêu cầu. Thời gian tới bệnh viện cần được tổ chức đào tạo tổng thể về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế.

- Nhân viên trong bệnh viện được trang bị đầy đủ trang bị bảo hộ lao động như mũ, khẩu trang, găng tay y tế và áo blu.

- Hộ lý và nhân viên công ty làm sạch thu gom và vận chuyển chất thải y tế và sinh hoạt được trang bị quần áo bảo hộ lao động, găng tay và ủng cao su.

- Bệnh viện có quy trình hướng dẫn báo cáo khi bị tai nạn thương tích, biện pháp xử lý ban đầu và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

- Để nâng cao nhận thức về công tác quản lý chất thải cho toàn thể nhân viên bệnh viện và bệnh nhân, việc tuyên truyền trong mỗi buổi sinh hoạt khoa học và trong buổi sinh hoạt hội đồng người bênh đã được thực hiện nhưng không thường xuyên.

3.1.6. Theo dõi và giám sát

- Hội đồng Kiểm sốt nhiễm khuẩn: Có trách nhiệm xây dựng, bổ sung quy

định kỹ thuật chun mơn về kiểm sốt nhiễm khuẩn toàn bệnh viện, tư vấn kế hoạch phát triển công tác KSNK, tư vấn sửa chữa, thiết kế xây dựng mới các cơng trình y tế phù hợp với nguyên tắc KSNK. Tổ chức huấn luyện nghiên cứu khoa học và tuyên truyền đào tạo về KSNK.

- Khoa Kiểm sốt nhiễm khuẩn: Có trách nhiệm giám sát thực hiện quy định

về KSNK theo dõi môi trường bệnh viện, bao gồm: theo dõi vi sinh khơng khí, bề mặt, tay nhân viên y tế và trên dụng cụ vô khuẩn. Theo dõi chất lượng nước thải bệnh viện. Vô khuẩn dụng cụ y tế, giám sát thu gom và xử lý đồ vải. Giám sát vệ sinh ngoại cảnh, giám sát tuân thủ rửa tay, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn kháng thuốc, nghiên cứu khoa học, lập kế hoạch và triển khai tập huấn đào tạo công tác KSNK cho nhân viên bệnh viện.

b) Theo dõi và giám sát hoạt động quản lý chất thải y tế

Quản lý chất thải y tế là bao gồm quá trình phân loại, thu gom, vận chuyển nội bộ, lưu trữ tạm thời, vận chuyển ra ngoài và xử lý tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại.

- Khoa Kiểm sốt nhiễm khuẩn: Có trách nhiệm giám sát hoạt động quản lý chất thải y tế: Hàng ngày tổ giám sát khoa KSNK kết hợp với Phòng Điều dưỡng giám sát việc thực hiện các quy định về KSNK trong các khoa phịng trong bệnh viện. Bảng kiểm là cơng cụ để theo dõi và giám sát, quy định chế tài được xây dựng là công cụ giúp cho việc tuân thủ tốt của nhân viên y tế. Khoa KSNK luôn giám sát chặt chẽ quá trình vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt.

c) Theo dõi chất thải và tác động mơi trường

- Khoa Kiểm sốt nhiễm khuẩn kết hợp với phịng Hành chính quản trị theo dõi hàng ngày khối lượng chất thải y tế được URENCO 10 vận chuyển đi xử lý bằng chứng từ quản lý chất thải y tế nguy hại theo đúng quy định.

- Tổ giám sát của khoa KSNK chịu trách nhiệm theo dõi tác động của chất thải y tế đối với môi trường và sức khoẻ nghề nghiệp.

- Giám sát chất lượng nước thải: Chất lượng nước thải bệnh viện và tác động

của nó tới nguồn tiếp nhận được phân tích, quan trắc ít nhất mỗi năm 02 lần.

- Khám sức khoẻ định kỳ: Việc khám sức khoẻ định kỳ cho nhân viên y tế

được thực hiện với tần suất 1 năm một lần.

d) Theo dõi đào tạo, vật tư tiêu hao, bảo dưỡng thiết bị

- Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch đào

tạo tại chỗ về quản lý chất thải y tế, tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát.

- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn phối hợp với Phòng Điều dưỡng đào tạo tại

chỗ cho tất cả các điều dưỡng trong bệnh viện về công tác quản lý chất thải y tế hàng năm.

- Phịng Hành chính quản trị: Chịu trách nhiệm mua sắm và theo dõi vật tư

tiêu hao. Chịu trách nhiệm vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải y tế. Chịu trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống thoát nước và hút bùn bể tự hoại.

- Khoa Dược: Chịu trách nhiệm mua sắm và theo dõi hoá chất khử khuẩn

trên cơ sở dự trù của khoa KSNK.

- Công ty làm sạch: Chịu trách nhiệm lau rửa các thùng rác trong các khoa

phòng và phương tiện sử dụng vệ sinh hàng ngày.

3.1.6.2. Theo dõi và giám sát bên ngoài

Bệnh viện được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội, Chi cục Bảo vệ môi trường đến thanh tra công tác quản lý chất thải y tế định kỳ mỗi năm 01 lần. Kết luận của đồn thanh tra cơng tác bảo vệ mơi trường của bệnh viện: chưa có hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế nguy hại theo đúng quy định, chưa lập Kế hoạch bảo vệ môi trường chi tiết.

3.1.6.3. Chi phí quản lý chất thải bệnh viện năm 2011

Chi phí cho cơng tác quản lý chất thải bệnh viện năm 2011 như sau: + Túi đựng rác thải các loại: 16.000.000 đồng

+ Hộp vật đựng sắc nhọn: 14.500.000 đồng

+ Chi phí vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt: 26.000.000 đồng + Chi phí vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại: 155.000.000 đồng

+ Chi phí giám sát vi sinh trong mơi trường bệnh viện: 36.000.000 đồng

3.2. Bộ tiêu chí đánh giá hiện trạng quản lý chất thải trong bệnh viện

Các tiêu chí trong bộ tiêu chí nhằm đánh giá thực trạng về cơng tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, làm căn cứ xác định những ưu điểm và nhược điểm cần cải thiện trong Kế hoạch quản lý chất thải của bệnh viện giai đoạn tiếp theo. Dựa vào các tiêu chí, bệnh viện có thể khắc phục những điểm cịn hạn chế trong cơng tác quản lý và xử lý chất thải hiện tại và có những phương án cụ thể trong từng thời kỳ nhằm mục đích giảm thiểu ơ nhiễm môi trường và rủi ro cho sức khoẻ của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và cộng đồng người dân sống xung quanh khu vực Bệnh viện Răng Hàm Mặt thông qua việc cải thiện hệ thống quản lý chất thải của bệnh viện.

3.2.1. Đánh giá việc xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế

Bệnh viện không xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại chỗ mà thuê công ty môi trường vận chuyển đi xử lý, tiêu hủy. Tiêu chí đánh giá chất thải y tế nguy hại được vận chuyển tới cơ sở xử lý và tiêu hủy hợp pháp ở bên ngoài bằng phương tiện vận chuyển đúng quy cách và theo cách thức có kiểm sốt phù hợp với quy định quản lý chất thải y tế nguy hại

Bảng 1.7 Tiêu chí đánh giá xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế

STT Tiêu chí Đánh giá

Viê ̣c vâ ̣n chuyển CTNH từ bê ̣nh viê ̣n tới cơ sở xử lý, tiêu hủy phải tuân thủ đúng các quy đi ̣nh hiê ̣n hành về vâ ̣n chuyển CTNH

Có Không

Nếu bê ̣nh viê ̣n ký hợp đồng vâ ̣n chuyển CTNH ra ngoài, cơ sở vâ ̣n chuyển CTNH phải có đăng ký và giấy phép hành nghề quản lý CTNH

Có Khơng

CTNH được vận chuyển ra ngồi bệnh viện tới cơ sở xử lý, tiêu hủy theo đúng thời gian quy định

Có Khơng

STT Tiêu chí Đánh giá

được kê khai và sử dụng nhằm theo dõi, giám sát việc chuyển giao và xử lý CTNH

CTNH được tiếp nhận và xử lý bởi cơ sở xử lý,

tiêu hủy CTNH hợp pháp Có Khơng

Số tiêu chí đƣợc tuân thủ 5 (100%) Số tiêu chí khơng đƣợc tn thủ 0 (0%)

Tổng số 5

Bệnh viện có sổ giao nhận và các chứng từ chất thải nguy hai để theo dõi cũng như giám sát việc chuyển giao, xử lý chất thải nguy hại.

3.2.2. Đánh giá thu gom nước thải bệnh viện

Do mạng lưới thu gom nước thải và các cơng trình trên mạng lưới (hố ga) đều phải ngầm, đầu tư không đồng bộ, nên không thể quan sát trực tiếp được hệ thống.

Bảng 1.8 Tiêu chí đánh giá thu gom nước thải bệnh viện

STT Tiêu chí Đánh giá

2.1 Mạng lưới thu gom nước thải riêng biệt với mạng lưới

thu gom nước mưa Có Khơng

2.2

Mạng lưới thu gom nước thải và các cơng trình trên mạng lưới (như hố ga) phải ngầm hoặc có nắp đậy và phải đáp ứng được Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế mạng lưới thốt nước bên ngồi (TCVN 7957:2008)[12]

Có Không

2.3

Mạng lưới thu gom nước thải và các công trình trên mạng lưới được xây dựng theo đúng kế hoạch và thiết kế đã phê duyệt

Có Không

Nhận xét: Mạng lưới thu gom nước thải tại bệnh viện không tách riêng thu gom nước thải y tế với nước mưa.

Bệnh viện vẫn chưa có hệ thống xử lý chất thải lỏng tập trung theo đúng quy chế ban hành. Nước thải của bệnh viện được xử lý phân tán tại chân các tòa nhà bằng bể phốt rồi xả ra cống nước thải chung của Thành phố Hà Nội. Trước khi xả ra cống chung, nước được xử lý sơ bộ bằng cloramin B để đảm bảo an toàn vi sinh ra môi trường.

3.2.3. Đánh giá năng lực quản lý và hậu cần nội bộ 3.2.3.1. Hệ thống quản lý chất thải y tế 3.2.3.1. Hệ thống quản lý chất thải y tế

Bệnh viện có hệ thống quản lý CTYT, bao gồm chính sách và mục tiêu, cơ cấu tổ chức và phân cơng trách nhiệm, các q trình và hướng dẫn thực hành.

Bảng 1.9 Tiêu chí đánh giá hệ thống quản lý chất thải y tế

STT Tiêu chí Đánh giá Ghi chú

1.1

Chính sách và mục tiêu quản lý chất thải của bệnh viện được cơng bố rõ ràng

Có Không

1.2

Cơ cấu tổ chức cho quản lý chất thải được thành lập và trách nhiệm được phân cơng rõ ràng.

Có Khơng

- Hội đồng/ban tư vấn quản lý CTYT được thành lập. Quy chế hoạt động và trách nhiệm của các thành viên của hội đồng được mô tả rõ ràng Có Khơng Bệnh viện xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng KSNK - Cán bộ điều phối quản lý CTYT

được chỉ định. Có bản mơ tả cơng việc dành cho vị trí này.

STT Tiêu chí Đánh giá Ghi chú

1.3

Các quy trình quản lý CTYT được xây dựng một cách chính xác và có hệ thống.

Có Khơng

- Quy trình phân loại chất thải y

tế Có Khơng

- Quy trình tái sử dụng và tái chế

chất thải y tế Có Khơng

- Quy trình bảo dưỡng thùng đựng và phương tiện vận chuyển chất thải y tế.

Có Khơng

- Quy trình xử lý sự cố bục vỡ

túi/thùng đựng chất thải y tế Có Khơng - Quy trình xử lý sự cố phơi

nhiễm với chất thải y tế nguy hại Có Không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng kế hoạch quản lý chất thải y tế của bệnh viện răng hàm mặt trung ương (Trang 34 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)