Hàm phục hồi biên độ (Gain function) trong phần mềm Reflexw

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng tổ hợp thuật toán xử lý nhằm nâng cao chất lượng tài liệu địa chấn biển nông (Trang 27 - 29)

Trong phần mềm Reflexw, người ta chọn hàm phục hồi biên độ (Gain Function) theo hàm số:

g(t) = (1 + at)ebt (2.4)

Càng xuống sâu thì lượng nhiễu sẽ càng lớn, việc lựa chọn các hệ số phục hồi a và b ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng mặt cắt. Nếu hệ số a và b càng lớn thì sẽ chỉ những thành phần nhiễu gia tăng, tỉ lệ giữa tín hiệu/nhiễu giảm đi đáng kể. Cần

lựa chọn các thông số này hợp lý tùy vào từng mặt cắt sao cho tương quan giữa tín hiệu và nhiễu là tốt nhất.

2.3. Trung bình hóa các đường ghi

Mục đích của việc trung bình hóa các đường ghi là để giảm nhiễu và tăng cường tín hiệu có ích, vì bản chất là có rất nhiều đường ghi gần sát nhau trong một phạm vi nhỏ, khi thực hiện trung bình cộng các đường ghi gần nhau thì biên độ và tính liên tục của các tín hiệu đồng pha sẽ được gia tăng, đồng thời các tín hiệu ngẫu nhiên sẽ có xu hướng tự triệt tiêu lẫn nhau. Mục 3.3.4 thể hiện kết quả trung bình hóa đường ghi đối với các mặt được sử dụng trong khu vực nghiên cứu.

2.4. Hạn chế nhiễu bằng lọc tần số

Trong khảo sát ĐCNPGC, các thông tin địa chất thu được từ máy thu khơng chỉ có sóng phản xạ từ các ranh giới phản xạ địa chất mà cịn có rất nhiều loại nhiễu gây ảnh hưởng đến chất lượng của tài liệu địa chấn. Chính vì vậy cần sử dụng các bộ lọc khác nhau để tăng cường sóng có ích so với nhiễu.

2.4.1. Cơ sở lọc sóng một mạch

Các loại sóng nhiễu ghi nhận trong q trình thu có sự khác biệt về hình dáng (hay phổ tần số) so với sóng phản xạ có ích. Đây là cơ sở để sử dụng các bộ lọc một mạch nhằm chọn lọc các sóng có ích trong tập hợp các dao động ghi nhận được tại mỗi điểm quan sát. Do các dao động ghi nhận được có sự biến đổi theo thời gian nên lọc sóng một mạch cịn gọi là lọc tần số hay lọc thời gian [10].

Lọc sóng thực chất là q trình biển đổi tín hiệu, nhằm biến đổi các dao động địa chấn ở lối vào x(t) (bao gồm cả sóng có ích và nhiễu) để có phản ứng ở lối ra y(t) với sóng có ích được tăng cường và các loại nhiễu bị loại bỏ.

Dưới dạng tốn học, hoạt động của bộ lọc được mơ tả bởi cơng thức:

y(t) = L[x(t)] (2.5)

Trong đó L là tốn tử lọc. Để thực hiện q trình biến đổi tín hiệu cần phân tích một dao động tổng hợp thành tổng của các hàm thành phần có dạng đơn giản như hàm sin điều hòa,…

2.4.2. Các bộ lọc tần số

Mục đích của lọc tần số là loại bỏ các thành phần tín hiệu có phổ tần số nằm ngồi phạm vi phổ tần số của tín hiệu phát ra từ nguồn nhằm đạt được khả năng phát hiện một số lượng lớn nhất các sóng có ích. Việc lựa chọn các tham số lọc tối ưu có thể được thực hiện thơng qua kết quả phân tích phổ tần số của nguồn phát và của tín hiệu phản xạ thu được trên băng ghi.

Lọc có thể được thực hiện trong miền thời gian và miền tần số [7]. Đối với xử lý số liệu địa chấn phân giải cao, lọc được thực hiện chủ yếu trên miền tần số.

2.4.2.1. Bộ lọc tần thấp (High cut filter)

Bộ lọc tần thấp được sử dụng khi tần số của tín hiệu nhỏ hơn tần số của nhiễu và tách biệt với nhiễu. Bộ lọc tần thấp lý tưởng là bộ lọc mà đặc trưng tần số có dạng:

HT(ω) = {1 khi ω ≤ ω1

0 khi ω ≥ ω1 (2.6)

Bộ lọc tần thấp cho qua các dao động có tần số nhỏ ωgh, loại bỏ tất cả các dao động có tần số lớn hơn ωgh (hình 2.5) [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng tổ hợp thuật toán xử lý nhằm nâng cao chất lượng tài liệu địa chấn biển nông (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)