Mặt cắt CUADAY-03 gốc (trên) và sau (dưới) xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng tổ hợp thuật toán xử lý nhằm nâng cao chất lượng tài liệu địa chấn biển nông (Trang 51 - 57)

Nhìn hình 3.21 trên có thể nhận xét rằng các module xử lý nhiễu, các bộ lọc tần số trong phần mềm Reflexw đã phát huy được hiệu quả trong việc hạn chế các loại nhiễu (nhiễu công nghiệp, nhiễu tần số thấp, nhiễu PXNL,…) đối với các mặt cắt ĐCNPGC trong khu vực nghiên cứu. Kết quả cho ra các mặt cắt với chất lượng được cải thiện, bức tranh trường sóng rõ ràng hơn, các sóng phản xạ có ích được làm nổi bật góp phần khơng nhỏ cho công tác minh giải tài liệu về sau.

Dựa vào kết quả sau xử lý, công tác minh giải mặt cắt ĐCNPGC trong khu vực nghiên cứu bước đầu thu được những kết quả đó là đã vạch ra được những ranh

tầng như tính liên tục, biên độ, tần số và hình dạng của các tín hiệu phản xạ) (hình 3.22), theo thứ tự từ trên xuống dưới có thể mơ tả sơ bộ như sau:

Hình 3.22. Mặt cắt CUADAY-03 sau xử lý (trên) và minh giải sơ bộ (dưới)

 Đáy biển là bề mặt phân cách giữa môi trường nước biển ở trên và mơi trường địa chất phía dưới. Đây là bề mặt phản xạ mạnh (hệ số phản xạ -1), xu hướng vồng lên ở gần bờ và thoải dần ra phía biển. Có thể giải thích điều này là ở gần bờ, do vật liệu trầm tích đổ ra nhiều được vận chuyển ra biển từ lục địa, ngoài ra hoạt động kiến tạo khơng đáng kể nên địa hình sẽ thoải dần từ phía bờ ra biển.

 Bề mặt ngập lụt cực đại – Maximum flooding surface (MFS) là một bề mặt “tương đối” bằng phẳng, xuất hiện chủ yếu ở đáy của nêm lấn gần khu vực bờ, càng ra xa nó càng tiến sát và ăn nhập vào bề mặt đáy biển. Đây là bề mặt với đặc trưng phủ đáy bởi các ranh giới phía trên cũng là biểu hiện của kiểu xâm lấn trầm tích đặc trưng trong hệ thống biển cao. Vị trí sâu nhất có thể quan sát được bề mặt này vào khoảng 30m.

 Bề mặt xâm thực RS-Ravinement Surface, đây là bề mặt có tính phản xạ trung bình, tính liên tục vừa và phân cách hai dạng trường sóng khác nhau phía trên và phía dưới nó. Ở phía trên, trường sóng dạng song song đều

phía biển, thể hiện kiểu trầm tích được hình thành trong điều kiện nước biển dâng và động lực tương đối bình ổn.

 Bề mặt bào mịn SB1 với đặc trưng bề mặt phản xạ mạnh, tính liên tục cao với các biểu hiện đào khoét bề mặt khá rõ ràng, đôi chỗ gián đoạn do hiệu ứng của khí nơng ngăn cách trầm tích cổ hơn với các trầm tích phía trên. Đặc điểm của phương pháp ĐCNPGC sử dụng tại Việt Nam là thu phát sóng một mạch (đơn kênh), tín hiệu phản xạ được ghi đơn kênh theo từng điểm nổ. Với mỗi điểm nổ ta thu được một đường ghi sóng (seismic trace) tương ứng. Trong nhiều trường hợp, sau khi đã loại bỏ được nhiễu thì tại vị trí đó, biên độ sóng có ích cũng bị suy giảm phần nào. Giải thích cho điều này, có thể trong q trình thiết kế các bộ lọc, các thuật toán xử lý được xây dựng trên các phép tính gần đúng, chưa được đầu tư sâu cho phục vụ chuyên dành cho ĐCNPGC một mạch.

Kết luận chương 3

Q trình áp dụng các thuật tốn xử lý của phần mềm Reflexw đã nêu trong công tác xử lý số liệu địa chấn nông phân giải cao với việc lựa chọn các tham số thích hợp đã cho kết quả khả quan, các băng địa chấn sau khi xử lý đã hạn chế, giảm thiểu được các loại nhiễu, tỷ lệ tín hiệu/nhiễu được nâng cao rõ rệt. Đối với xử lý số liệu ĐCNPGC một mạch, một số bước xử lý có thể cần dùng có thể khơng và thứ tự khơng/hoặc ít ảnh hưởng tới kết quả xử lý. Do vậy, còn tùy thuộc vào chất lượng của bộ số liệu đầu vào cũng như mục đích của người xử lý và người minh giải mà trong quá trình xử lý, nên xem xét việc lựa chọn các bộ lọc khác nhau một cách linh hoạt nhất để cho ra mặt cắt với chất lượng mong muốn.

KẾT LUẬN

Dựa vào những kết quả nghiên cứu đạt được ở trên, học viên xin rút ra một số kết luận như sau:

 Đối với các mặt cắt ĐCNPGC thu được trong khu vực nghiên cứu, chủ yếu tồn tại các loại phơng nhiễu đó là nhiễu tần số thấp (gồm có nhiễu vi địa chấn, sóng nhiễu cơng nghiệp,…), nhiễu PXNL. Trong đó nhiễu PXNL phổ biến nhất là nhiễu PXNL bề mặt đáy biển.

 Hạn chế được các loại nhiễu ngẫu nhiên, tăng tính liên tục của các ranh giới phản xạ bằng module trung bình hóa đường ghi.

 Khắc phục được hiện tượng suy giảm biên độ theo chiều sâu nhờ áp dụng module phục hồi biên độ với tham số phục hồi hợp lý.

 Việc phân tích phổ tần số của mặt cắt cùng với sự khác biệt về dải tần số là cơ sở để áp dụng các bộ lọc nhằm hạn chế phơng nhiễu. Sóng PXNL bề mặt đáy biển được hạn chế rõ ràng bằng việc áp dụng bộ lọc ngược tiên đoán trong phần mềm Reflexw, giúp cho việc quan sát các ranh giới phản xạ dễ dàng hơn, chất lượng mặt cắt và hiệu quả của phương pháp được nâng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1]. Nguyễn Biểu, Đỗ Văn Bình (2005), “Xử lý và phân tích tài liệu địa chấn nông độ phân giải cao trên máy tính”, Tạp chí Địa chất, A(288), tr. 41-53.

[2]. Vũ Bá Dũng, Ngô Thanh Thủy, Nguyễn Sỹ Phương (2015), “Nghiên cứu xử lý giảm thiểu nhiễu trong tài liệu Địa chấn nông phân giải cao nhằm nâng cao chất lượng phục vụ công tác điều tra khảo sát địa chất, khoáng sản biển”, Tạp chí Địa chất, A(341-345), tr. 104

[3]. Mai Đức Đơng (2014), Nghiên cứu hạn chế ảnh hưởng của nhiễu phản xạ nhiều

lần trong địa chấn nông phân giải cao đối với khu vực biển quanh đảo Bạch Long Vĩ, Luận văn thạc sĩ Địa vật lý, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

[4]. Dương Quốc Hưng (2012), Nghiên cứu áp dụng phương pháp địa chấn phân giải

cao để khảo sát địa chất các tầng nông và các hoạt động kiến tạo, magma trẻ ở vùng biển Miền Trung Việt Nam, Luận án Tiến Sĩ, Trường Đại học

Mỏ - Địa chất.

[5]. Dương Quốc Hưng, Nguyễn Văn Điệp, Vũ Ngọc Yến, Lê Mạnh Hùng (2013), “Đặc điểm trầm tích tầng mặt vùng biển Long Châu – Bạch Long Vĩ theo tài liệu Địa chấn phân giải cao”, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ biển,

13(3A).

[6]. Dương Quốc Hưng và nnk (2014), “Nghiên cứu khai thác các module xử lý của phần mềm Reflexw áp dụng cho số liệu địa chấn phản xạ phân giải cao”,

Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ biển, 14(4A), tr. 169-173.

[7]. Phan Thiên Hương (2013), Xử lý số liệu Địa vật lý, Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội.

[8]. Nguyễn Văn Lương (2003), “Một số kết quả áp dụng phương pháp địa chấn nông phân giải cao nghiên cứu cấu trúc địa chất và kiến tạo Đệ Tứ khu vực Vịnh Bắc bộ”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 4(4), tr. 28-46.

[9]. Phan Đơng Pha (2003), “Đặc điểm trầm tích hiện đại khu vực bãi bồi ven biển

huyện Kim Sơn, Ninh Bình”, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Địa chất, Hà

Nội.

[10]. Mai Thanh Tân (2011), Giáo trình thăm dị địa chấn, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

[11]. Võ Thịnh (2011), “Nghiên cứu sự biến đổi của quá trình địa mạo và xu thế phát

triển địa hình bờ biển Đơng Bắc Bộ (Từ Móng Cái đến Ninh Bình) do sự dâng lên hiện nay của mực nước Biển Đông”, Báo cáo tổng kết đề tài

VAST, Viện Địa lý, Hà Nội.

[12]. Phạm Năng Vũ (2001), “Kết quả áp dụng địa chấn khảo sát phần ngập nước quanh một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa”, Tuyển tập cơng trình khoa

học Đại học Mỏ - Địa chất, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

[13]. Phạm Năng Vũ (2005), Khả năng áp dụng địa chấn trong nghiên cứu kiến tạo

trẻ ở Việt Nam, HNKH Đại học Mỏ Địa chất. Đại học Mỏ Địa chất, Hà

Nội.

Tiếng Anh

[14]. Chow I., J. Angelien, J. J. Hua, J. C. Lee, R. Sun. (2001), “Paleoseismic event and active faulting from ground penetrating radar and high resolution, seismic reflection profiles across the Chihshang fault, eastern Taiwan”,

Tectonophysics, 333, pp. 241-259.

[15]. http://www.sandmeier-geo.de/Reflexw.html

[16]. Hunter I. A, Pullan S. E. et al (1984), “Shallow seismic reflection mapping of the overbuden-bedrock interface with the engineering seismograph: Some simple techniques”, Geophysics, 49, pp. 1381-1385.

[17]. Larson T.H., A.J.M. Pugin, (1987) High-resolution seismic imaging of mine related to hazards along Illinois route 29, north of Peonia, Illinois.

[18]. Myers P.B., P.D. Miller, P.W. Steeples. (1987), Shallow seismic reflection of the Meer fault, Comanche county, Oklahoma, Geophys. Res. Letters, 15.

[19]. Pakisen L.C. and Makey D.R. (1954), “Mapping shallow horizons with reflection seismograph”, Science, 19/740, New York.

[20]. Whiteleg R.J., J. A. Hunter, S. E. Pullan and P. Nutanlya. (1998), “Optimum offset, seismic reflection mapping of shallow aquifers near Bangkok, Thailand”, Geophysics, 83/4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng tổ hợp thuật toán xử lý nhằm nâng cao chất lượng tài liệu địa chấn biển nông (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)