Mặt cắt CUADAY-03 trước (trên) và sau (dưới) khi phục hồi biên độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng tổ hợp thuật toán xử lý nhằm nâng cao chất lượng tài liệu địa chấn biển nông (Trang 43 - 45)

Nhìn hình 3.9 có thể quan sát thấy trước khi phục hồi biên độ thì các tín hiệu phản xạ từ các tầng sâu từ 60ms trở xuống dưới cịn yếu, khó quan sát rõ được trên mặt cắt. Bằng cách sử dụng module phục hồi biên độ, các tín hiệu phản xạ xuất hiện ở khoảng thời gian này đã được thể hiện rõ hơn trên mặt cắt, bên cạnh đó là cả những tín hiệu phản xạ từ các tầng nông gần bề mặt đáy biển.

3.3.4. Trung bình hóa các đường ghi

Tín hiệu có ích là những tín hiệu mang tính quy luật, cịn nhiễu hầu hết là những tín hiễu ngẫu nhiên và khơng tn theo quy luật. Do vậy việc trung bình hóa các đường ghi liền kề nhau thì biên độ và tính liên tục của các tín hiệu đồng pha, tín hiệu có ích sẽ được gia tăng, đồng thời các tín hiệu ngẫu nhiên sẽ có xu hướng tự triệt tiêu lẫn nhau, góp phần loại bỏ các loại nhiễu ngẫu nhiên nhưng dung lượng của mặt cắt vẫn được giữ nguyên.

Hình 3.10. Module trung bình hóa đường ghi (running average)

Hình 3.11. Mặt cắt CUADAY-03 trước (trên) và sau (dưới) khi thực hiện trung bình hóa 5 đường ghi

Hình 3.11 là kết quả sau khi thực hiện trung bình hóa đường ghi đối với mặt cắt CUADAY-03. Có thể thấy trước khi xử lý, các tín hiệu từ các ranh giới phản thể hiện trên băng ghi còn tương đối rời rạc. Sau khi thực hiện trung bình hóa đường ghi, có thể thấy các ranh giới trở nên liên tục và dễ dàng quan sát hơn, chất lượng của mặt cắt đã được tăng lên.

3.3.5. Hạn chế nhiễu bằng bộ lọc tần số

Như đã trình bày ở trên, một trong những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng các số liệu đo ĐCNPGC là sự có mặt của phơng nhiễu sóng mặt nước, nhiễu vi địa chấn, nhiễu cơng nghiệp. Ngồi ra, trên băng ghi còn tồn tại các dao động vi địa chấn tần số cao (2000 – 3000Hz). Sự tồn tại của các dao động này sẽ làm cho các dao động từ các phần sâu của lát cắt bị yếu đi.

Các loại sóng nhiễu nói trên chủ yếu nằm ở dải tần số thấp (sóng nhiễu mặt nước có tần số chỉ vài Hz đến vài chục Hz, sóng nhiễu cơng nghiệp (liên quan đến nguồn điện hay viễn thông khi tàu khảo sát đi qua các hệ thống phát tải điện,…) thường có tần số từ 50 – 60Hz), trong khi đó tín hiệu có ích nằm ở dải tần số từ một vài trăm đến khoảng trên 1000Hz. Chính sự khác biệt về dải tần số với các tín hiệu phản xạ có ích, nên học viên đã sử dụng các bộ lọc tần số để hạn chế các loại nhiễu này.

Hình 3.12, hình 3.13 và hình 3.14 thể hiện kết quả khi sử dụng bộ lọc dải để hạn chế các loại nhiễu đối với mặt cắt CUADAY-03.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng tổ hợp thuật toán xử lý nhằm nâng cao chất lượng tài liệu địa chấn biển nông (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)