Đầu phát Sparker

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng tổ hợp thuật toán xử lý nhằm nâng cao chất lượng tài liệu địa chấn biển nông (Trang 38 - 40)

Chương trình thu thập số liệu địa chấn NWC (CHLB Đức) với các tham số đo ghi như sau:

 Chiều dài đường ghi số liệu: 100 – 200ms

 Chu kỳ lấy mẫu: 1s

 Chu kỳ FIX định vị: 120s

 Định vị, dẫn đường: Anten DGPS Trimble DSM 1212H (Mỹ) tích hợp với phần mềm hàng hải điện tử C-MAP 93, đặt ở độ cao 5m so với mực trọng tải của tàu khảo sát; cách đầu phát Sparker kéo sau đuôi tàu 20m. Hệ thống định vị này bảo đảm dẫn đường và xác định tọa độ của các điểm đo dọc tuyến với với sai số khoảng 3-4m. Sai số này đảm bảo tiến hành các khảo sát trên biển ở tỷ lệ 1/50 – 1/100.000. Các số liệu định vị được lưu trữ trong máy và có thể gọi ra một cách dễ dàng.

 Máy phát điện: 10KW

 Tốc độ tàu chạy trung bình: 6-8 hải lý/giờ.

Với các thông số như trên, việc ghi thu sóng phản xạ được thực hiện bằng cách phát thu sóng liên tục các sóng phản xạ từ các ranh giới địa chất.

Với mục đích hạn chế tối đa loại nhiễu có liên hệ với nguồn và đảm bảo quan sát tốt các mặt cắt địa chấn nằm sát đáy biển thì ngồi việc lựa chọn các thơng số như trên, công tác khảo sát cần được tiến hành trong các điều kiện như sau:

 Thời tiết tốt, mặt nước yên tĩnh, sóng biển khoảng dưới cấp 4, nếu sóng lớn sẽ làm thay đổi đáng kể các khoảng cách thực giữa ranh giới và mặt biển, dẫn đến khó quan sát sóng phản xạ có ích.

 Khống chế tốc độ chạy tàu nhỏ, cùng với việc phát xung liên tục theo thời gian đặt sẵn sẽ làm tăng phần nào độ phân giải ngang do hiệu ứng chồng gối kế tiếp nhau của các vùng Fresnel.

3.3. Kết quả áp dụng xử lý hạn chế nhiễu

3.3.1. Kiểm tra số liệu

Để xử lý một băng địa chấn thu được qua quá trình thực địa, cần trải qua giai đoạn tiền xử lý. Đây là giai đoạn chuẩn bị số liệu cho quá trình xử lý. Kiểm tra số liệu là một nội dung của giai đoạn tiền xử lý, được tiến hành đầu tiên khi làm việc

Băng địa chấn qua bước kiểm tra số liệu sẽ được loại bỏ các đoạn mạch xấu (phần khơng có tín hiệu hoặc nhiễu q mạnh) khiến chúng ta khơng thể nhìn nhận được mơi trường địa chất bên dưới, có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng chung của tồn bộ số liệu.

Hình 3.5 là hình ảnh mặt cắt CUADAY-02B khu vực Cửa Đáy. Những phần trong khung màu đỏ là phần tín hiệu bị nhiễu quá mạnh. Do đó học viên chuyển các phần này về giá trị 0 và chuyển thành khoảng trắng để tránh nhầm lẫn trong quá trình xử lý và minh giải về sau (hình 3.6) (trong trường hợp nếu chỉ có một số ít đường ghi lỗi thì hồn tồn có thể xóa bỏ nó trong băng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng tổ hợp thuật toán xử lý nhằm nâng cao chất lượng tài liệu địa chấn biển nông (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)