CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.4 Một số phương pháp tách và làm giàu lượng vết ion kim loại nặng
1.4.1 Phương pháp cộng kết
Cộng kết là phương pháp kết tủa chất cần phân tích bằng cách đưa thêm những chất kết tủa đồng hình, thường gọi là chất góp, vào đối tượng phân tích để cộng kết các nguyên tố khi hàm lượng của chúng rất nhỏ. Nhờ vậy mà chất phân tích sẽ được thu góp lại. Khi đó hàm lượng của nó đã tăng lên rất nhiều. Người ta có thể chọn một số
hyđroxyt khó tan như: Fe(OH)3; Al(OH)3…hoặc một số sunfua hay một số chất hữu cơ
làm chất góp.
Khi sử dụng chất hữu cơ để cộng kết, có thể kết tủa được những lượng vết tới 10-3- 10-5%. Việc dùng chất hữu cơ kết tủa có ưu điểm hơn so với chất vơ cơ vì kết tủa dễ lọc rửa. Bằng cách thay đổi pH của dung dịch có thể tiến hành kết tủa lần lượt và tách được nhiều cation kim loại khác nhau với cùng một chất kết tủa hữu cơ. Hơn nữa, phân tử hữu cơ dễ dàng bị phân huỷ khi nung kết tủa, từ đó thu được nguyên tố cần xác định ở trạng thái đã làm giàu, tinh khiết. Mặt khác, chất góp hữu cơ cịn có khả năng cộng kết được lượng vết nguyên tố khi có mặt lượng lớn nguyên tố khác.
Tomoharu Minami và cộng sự [40] đã tiến hành xác định lượng vết ion kim loại Co2+; Ni2+ trong nước sông bằng phép đo phổ hấp thụ nguyên tử sau khi làm giàu
chúng nhờ cộng kết lên Scandi hydroxyt ( Sc(OH)3 ) ở pH= 8- 10
Các tác giả [29] tiến hành cộng kết vi lượng các ion kim loại: Cu2+; Pb2+; Cd2+; Co2+; Ni2+; Mn2+… trong nước lên Bimut(III)đietylithiocacbarmat ở pH= 9, sau đó xác định bằng phương pháp phổ F-AAS.
Phương pháp cộng kết có ưu điểm: đơn giản, hiệu quả cao, nền mẫu phân tích được chuyển từ phức tạp sang đơn giản hơn. Tuy nhiên nhược điểm chính của phương pháp là mất nhiều thời gian, nên phương pháp này ít được sử dụng.