Ưu điểm của phương pháp chiết pha rắn so với chiết lỏng lỏng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp chiết pha rắn để tách và làm giàu pb, phục vụ cho việc xác định và xử lý chúng trong một số đối tượng môi trường (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.4 Một số phương pháp tách và làm giàu lượng vết ion kim loại nặng

1.4.3.5 Ưu điểm của phương pháp chiết pha rắn so với chiết lỏng lỏng

So với chiết lỏng- lỏng thì SPE có ưu điểm hơn:

- Đây là phương pháp tiến hành nhanh hơn, thao tác đơn giản

- Tốn ít dung mơi hơn. Đặc biệt trong chiết lỏng- lỏng còn sử dụng lượng lớn dung môi đắt tiền, lại độc hại gây ô nhiễm môi trường.

- Yêu cầu tách đơn giản hơn - Hệ số làm giàu cao hơn

Chiết pha rắn là một kỹ thuật chiết mới ra đời, kỹ thuật này được ứng dụng nhiều trong phân tích lượng vết, siêu vết và dạng tồn tại các ion kim loại trong các đối tượng khác nhau.

Các tác giả [37] đã nạp nhựa Amberlit XAD-16 vào các cột SPE thuỷ tinh dài 100 mm, cao 25 mm để tách, làm giàu các ion kim loại trong nước hồ (Cu, Pb, Cd, Cr, Ni…). Sau đó giải hấp bằng HCl 1M trong axeton. XAD-16 là sản phẩm Amberlite dạng Polystyren, có khả năng chịu mài mịn tốt, có độ bền, độ xốp cao, độ phân cực thấp và quan trọng hơn là nó có diện tích bề mặt riêng lớn (800 m2/g) phù hợp để hấp thu kim loại nặng.

Các tác giả [38] đã rất thành công khi sử dụng nhựa Chromosorb 102 (sản phẩm đồng trùng hợp styrendivinylbenzen) với diện tích bề mặt 300- 400 m2/g, kích thước hạt 80- 100 mesh để nhồi cột thực hiện tách các kim loại Cu, Pb, Cd, Co, Ni trong các sản phẩm sữa, sođa đóng gói.

Azeredo [23] đã tạo cột SPE với chất mang là silica phủ 8-hydroxylquinolin để

tách, làm giàu Cu2+, Zn2+ và sau đó xác định chúng bằng phương pháp phổ nguyên tử

không ngọn lửa.

Để xác định Cu trong nước các tác giả [39] đã tiến hành làm giàu Cu trên cột tách nạp cacbon hoạt tính sau khi tạo phức với 1- Nitrosol-2- Naphtol hoặc Hexametylen dithiocacbamat. Rửa giải Cu ra khỏi pha tĩnh bằng HCl 2M trong axeton. Còn Bortolli, Gerotto, Marchiori, Mariconti, Palonta, Tronco [25] thì thực hiện tách, làm giàu Cd, Cu, Co.... theo phương pháp SPE bằng cách cho các ion kim loại tạo phức với Đietylđithiocacbamat rồi hấp thu lên pha tĩnh C-18. Rửa giải chúng bởi metanol rồi xác định theo phương pháp ICP- MS và ETA-AAS.

Phương pháp chiết pha rắn được sử dụng không chỉ để tách, làm giàu các nguyên tố ở dạng tổng mà còn được sử dụng để xác định các trạng thái liên kết hoá trị khác nhau của cùng một nguyên tố [24]. Tác giả H. Tel, Y. Altas và M. S Taner [28] đã sử dụng cột nhồi có chứa TiO2 để tách riêng Cr(III) và Cr(VI) ra khỏi nhau rồi xác định từng dạng bằng phếp đo phổ nguyên tử. Trong khoảng pH=2, Cr(VI) hấp phụ tốt lên

TiO2 (hơn 99%) trong khi Cr(III) hầu như không hấp phụ (nhỏ hơn 1%) và như vậy

Cr(VI) bị giữ lại trên cột chiết còn Cr(III) đi ra khỏi cột.

Trong những năm gần đây, chiết pha rắn là một kỹ thuật được ứng dụng phổ biến ở nhiều phịng thí nghiệm. Mặt khác nhờ nhờ cơng nghệ hiện đại, việc biến tính các vật liệu hấp thu cổ điển đã tổng hợp ra nhiều pha rắn có các tính năng ưu việt, làm cho phương pháp chiết pha rắn ngày càng hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phương pháp chiết pha rắn để tách và làm giàu pb, phục vụ cho việc xác định và xử lý chúng trong một số đối tượng môi trường (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)