CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.3. Tổng quan về nghiên cứu phát thải KNK trong hoạt động khai thác hải sản
1.3.1. Thế giới
Từ những năm 1800 nhiên liệu hóa thạch bắt đầu được sử dụng cho các tàu khai thác hải sản có gắn động cơ chạy bằng hơi nước và liên tục tăng nhanh trong
suốt thế kỷ 20. Sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã trở thành nét đặc trưng của các đội tàu khai thác hải sản hiện đại (Tyedmers, 2001, 2004), nó đã tạo điều kiện cho việc áp dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động khai thác hải sản, nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện điều kiện làm việc của ngư dân. Tuy nhiên với nghề khai thác hiện đại, năng lượng đầu vào đã vượt quá năng lượng dinh dưỡng của các sản phẩm thu được (Tyedmers, 2004). Sự phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch đã làm cho ngành thủy sản rất dễ bị tổn thương với biến động về giá dầu, quan trong hơn nữa nó cịn tạo ra hàng loạt những vấn đề về môi trường cần quan tâm, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kình gây biến đổi khí hậu
Sau cú sốc mạnh của cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970, một làn sóng nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá mức độ sử dụng năng lượng của ngành khai thác hải sản thương mại toàn cầu.
Các nghiên cứu của Wiviott and Mathews, 1975; Rochereau, 1976; Leach, 1976; Edwardson, 1976; Rawitscher 1978; Lorentzen, 1978; Allen 1981; Watanabe and Uchida, 1984; Watanabe and Okubo, 1989; Tyedmers, 2000 đã chỉ ra rằng nhiên liệu hóa thạch đầu vào cho ngành thủy sản chiếm từ 75% đến 90% tổng năng lượng sử dụng, 10% đến 25% còn lại bao gồm các năng lượng được đầu tư trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến việc xây dựng, bảo trì, cung cấp ngư cụ và lao động.
Wiviott and Mathews,1975; Leach,1976; Edwardson,1976; Lorentzen, 1978; Rawitscher, 1978; Nomura, 1980; Hopper, 1981; Watanabe and Okubo, 1989 trong các nghiên cứu về “so sánh hiêu quả sử dụng năng lượng nghề lưới kéo giữa Washington và Nhật Bản tại khu vực Đơng bắc Thái Bình Dương”, “Năng lượng và sản xuất thực phẩm”, “Chi phí năng lượng trong hoạt động khai thác hải sản”…đã chỉ ra rằng mức độ sử dụng năng lượng của các nghề khai thác có thể khác nhau phụ thuộc vào ngư cụ sử dụng. Nói chung, nghề lưới kéo có xu hướng sử dụng nhiều nhiên liệu hơn so với nghề lưới vây, tiếp đến là nghề lưới rê và lồng bẫy.
Mức độ sử dụng năng lượng trong khai thác hải sản có thể thay đổi phụ thuộc vào sự phong phú của nguồn lợi, kích thước đội tàu và công nghệ khai thác. Theo
Brown và Lugo (1981) trong báo cáo được công bố bởi Hội đồng chất lượng mơi trường Mỹ, ước tính từ năm 1967 đến 1975 lượng nhiên liệu tiêu thụ bởi các đội tàu đánh cá của Mỹ (trừ đội tàu dưới 5 GRT) tăng từ 150 triệu đến 319 triệu gal/năm, trong khi tổng sản lượng đánh bắt không tăng. Tỷ lệ năng lượng đầu vào so năng lượng dinh dưỡng của các sản phẩm thu được của các đội tàu khai thác hải sản của Mỹ tăng từ 8:1 đến 14:1. Tương tự trong nghiên cứu về “Sự khan hiếm tài nguyên, sử dụng năng lượng và tác động môi trường” của Mitchell and Cleveland (1993) cũng chỉ ra rằng từ 1968 đến 1988 tỷ lệ năng lượng đầu vào so với năng lượng dinh dưỡng của các sản phẩm thu được của các đội tàu khai thác của New Bedford, Massachusetts tăng từ 6:1 đến 36:1.
Năm 1999, Bộ Bảo vệ Mơi trường Mỹ đã đề xuất chương trình giảm thải khí nhà kính đối với đội tàu có cơng suất lớn hơn 50cv, với mục đích kiểm sốt các nguồn khí thải phân tán. Bộ này cũng đã đưa ra một chương trình quốc gia về kiểm sốt các nguồn phát thải khí NOx và bụi lơ lửng từ các tàu chạy dầu diesel trong đó có tàu khai thác hải sản. Theo đó, lương phát thải khí NOx của hoạt động hàng hải sấp xỉ bằng 4,5% tổng lượng phát thải NOx của các nguồn di động.
Trong hội thảo về giảm lượng khí thải trong hoạt động hàng hải (trong đó có hoạt động khai thác hải sản) năm 2003, Cộng đồng chung Châu âu đã ước tính lượng SOx thải ra từ hoạt động hàng hải ở các nước Châu Âu năm 1990 bằng một nửa năm 2000 và bằng khoảng 1/8 lần lượng khí SOx thải ra trên đất liền. Nghiên cứu này cũng dự đốn lượng khí SOx thải ra từ hoạt động hàng hải năm 2010 sẽ xấp xỉ và có thể vượt so với lượng khí này được thải ra của các hoạt động trên đất liền.
Năm 2008, Dr. Robert G. Latorre và Joseph P. Cardella V đã thực hiện một nghiên cứu đánh giá lượng phát thải khí của đội tàu khai thác hải sản của Mỹ. Nghiên cứu này nhằm vào đội tàu có chiều dài lớn hơn 22,9m (1050 chiếc). Kết quả cho thấy, lượng khí CO2, NOx, CO và CH4 được thải ra trong một ngày lần lượt là 16995 tấn, 306 tấn, 40 tấn và 13 tấn.
Nghiên cứu của trường đại học Dalhousie, Canada đánh giá lượng phát thải KNK trong chuỗi cung cấp sản phẩm thủy sản thông qua việc xác định phạm vi, nguồn thải từ hoạt động đánh bắt thủy sản, nuôi trồng, chế biến và vận chuyển sản phẩm đến tiêu dung. Theo đó để đánh giá được giai đoạn nào của chuỗi cung cấp sản phẩm thủy sản phát thải KNK nhiều nhât, cần xác định được các yếu tố đầu vào và đầu ra của hệ thống sản xuất. Phương pháp được sử dụng là đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA - life cycle assessment). Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thử nghiệm sự phát thải KNK trên một số đối tượng cá tuyết Atlantic, cá Pollock, cá hồi hồng alaskan. Chu trình cung cấp phi lê cá tuyết được đánh giá bao gồm loại ngư cụ đánh bắt, nỗ lực khai thác, chế biến sản phẩm phile, đóng gói sản phẩm, lưu kho, vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng lượng phát thải KNK từ việc đánh bắt, chế biến, phân phối 1 kg cá phile đông lạnh bằng đường biển tới thị trường Anh là khoảng 0,7kg CO2, giai đoạn đánh bắt và là giai đoạn tạo ra KNK nhiều nhất, trong khi phân phối 1kg phile tươi cá tuyết bằng đường hàng không tạo ra 2,6kg CO2.
Năm 2012, Peter Tyedmers và Robert Parker thuộc Đại học Dalhousie đã tiến hành nghiên cứu về tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí nhà kính của ngành khai thác cá Ngừ toàn cầu. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sản phẩm từ việc khai thác cá ngừ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với ni trồng và các sản phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi, tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ của nghề khai thác cá ngừ toàn cầu năm 2009 khoảng 3 tỷ lít, tương đương với phát thải 9 triệu tấn CO2. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khai thác bằng nghề lưới vây chiếm tới 64% sản lượng đánh bắt toàn cầu của năm lồi chính, trong khi lượng nhiên liệu tiêu thụ chỉ chiếm 37%. Hệ số tiêu thụ nhiên liệu của nghề lưới vây là 368 lít/tấn sản phẩm, trong khi nghề câu vàng là 1070 lít/tấn sản phẩm, nghề câu chạy là 1490 lít/tấn sản phẩm.
1.3.2. Trong nước
Năm 1998, Việt Nam đã tham gia Nghị định thư Kyoto và là nước tích cực đóng góp trách nhiệm trong các diễn đàn về BĐKH, đặc biệt là tham gia liên minh
tồn cầu về KNK trong nơng nghiệp năm 2009. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Việt Nam về phát thải khí nhà kính cũng như các biện pháp giảm thiểu phát thải trong lĩnh vực này còn rất hạn chế. Các nghiên cứu này mới chỉ tập trung nhiều vào khía cạnh kinh tế mà chưa chú trọng vào giảm phát thải KNK.
Theo nghiên cứu thực nghiệm của KidiTech tại Công ty đánh cá Nam Triệu, Hải Phòng (2009) việc thay thế hệ thống đèn khai thác thủy sản truyền thống bằng hệ thống đèn LED sẽ giảm chi phí và giảm tiêu hao năng lượng đồng nghĩa với giảm khí thải nhà kính. Với tàu sử dụng 40 bóng đèn cao áp, giàn đèn có trọng lượng 400 kg, tiêu thụ 200 lít dầu diesel/ngày. Khi thay thế bằng 100 bóng đèn LED, trọng lượng giàn đèn chỉ còn 125 kg và lượng dầu tiêu thụ tụt xuống mức 30 lít/ngày. Với thời gian đi biển xa bờ 20 ngày/tháng, lượng nhiên liệu tiêu thụ từ 4.000 lít dầu/tháng giảm xuống cịn 600 lít dầu/tháng nhờ cơng nghệ LED. Có nghĩa là mỗi đợt đi biển, 1 con tàu cơng suất lớn có thể tiết kiệm tiền dầu gần 3.000 đô la Mỹ nếu dùng hệ thống đèn dẫn dụ theo công nghệ LED đồng thời giảm phát thải khoảng 3.026 tấn khí nhà kính.
Theo đánh giá Cục KT và BVNLTS, 2009, trung bình mỗi kg thủy hải sản khai thác được bằng tầu có cơng suất dưới 20CV có lượng phát thải KNK tương đương 1 kg CO2e; tàu từ 20 đến dưới 90 CV sẽ phát thải 1,75kg CO2e, tầu trên 90CV thải ra trung bình 1,76 kg CO2e/kg cá khai thác. Hiện tại, Việt Nam có gần 12 nghìn tàu thuyền nghề lưới kéo đơi có 1.823 chiếc, nghề lưới kéo đơn có 10.133 chiếc, thấp nhất là là nhóm nghề chụp (1.186 chiếc) và nghề lưới vây (3.658 chiếc). Tàu có cơng suất từ 20-90CV chiếm đa số trong các nhóm tàu đánh bắt. Với sản lượng đánh bắt hàng năm là 2.277,7 ngàn tấn, lượng phát thải KNK từ khai thác thủy sản là 3,98 triệu tấn CO2 tương đương.