Nghề khai thác Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Trung bình
Lưới kéo 48,5 44,4 39,1 44,00
Lưới rê 10,9 13,3 18,6 14,27
Chụp mực 15,6 16,7 12,4 14,90
Nghề khác 25 25,6 42,4 31,00
Tổng 100 100 100 100,00
(Nguồn: Đề tài “nghiên cứu sơ sở khoa học phụ vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản”, RIMF)
Khi đó, hệ số phát thải khí nhà kính của một số đội tàu khai thác hải sản Hải phòng được thể hiện trong bảng 18.
Bảng 79. Hệ số phát thải khí nhà kính của một số đội tàu khai thác hải sản Hải Phòng
Nghề khai thác Sản lƣợng (tấn) CO2e (tấn) Tấn CO2e/tấn sản phẩm Lưới kéo 17.702,30 35.200,77 1,99 Lưới rê 5.744,19 40.340,00 7,02 Chụp mực 5.999,19 54.504,19 9,09 Nghề khác 10.817,33 29.490,71 2,73 Tổng 40.263,00 159.535,67 3,96
Từ bảng 19 cho thấy, trung bình để khai thác được 1 tấn sản phẩm chúng ta đã phát thải ra môi trường 3,96 tấn CO2e tương đương. Trong đó nghề chụp mực là nghề có hệ số phát thải lớn nhất (9,09 tấn CO2e/tấn sản phẩm ), tiếp đến là nghề lưới rê (7,02 tấn CO2e/tấn sản phẩm), nghề có hệ số phát thải thấp nhất là nghề lưới kéo (1,99 tấn CO2e/tấn sản phẩm), các tàu hoạt động ở các nghề khác trung bình phát thải 2,73 tấn CO2e/tấn sản phẩm.
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của một số nước như Ấn Độ (1,67 tấn CO2e/tấn sản phẩm) và Anh (1,70 tấn CO2e/tấn sản phẩm) cho thấy mức phát thải khí
nhà kính của nghề khai thác hải sản Hải Phịng cao hơn rất nhiều. Điều này hồn tồn phù hợp với tình hình thực tế về công nghệ khai thác cũng như mức độ khai thác quá mức nguồn lợi của nghề khai thác hải sản Việt Nam nói chung và Hải Phịng nói riêng.
3.3. Quy hoạch phát triển thủy sản Hải Phòng đến 2015 định hƣớng đến 2020, dự báo khả năng và quy mô phát thải KNK trong tƣơng lai dự báo khả năng và quy mô phát thải KNK trong tƣơng lai
3.3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển thủy sản Hải Phòng
Quan điểm phát triển chung
Xây dựng Hải Phòng thành một trung tâm hậu cần dịch vụ nghề cá của Miền Bắc theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần tăng trưởng kinh tế vùng trọng điểm phía Bắc nói chung và kinh tế Hải Phịng nói riêng.
Quan điểm phát triển toàn diện.
Khai thác hợp lý tài nguyên để phát triển nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến tạo ra khối lượng lớn sản phẩm thủy sản có sức cạnh tranh cao, phù hợp với xu thế hội nhập, đồng thời kết hợp khôn ngoan việc thu hút nguồn nguyên liệu từ các địa phương khác trong vùng và cả nước phục vụ sản xuất tại địa phương góp phẩn chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế nông thôn thiết thực xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cải thiện đời sống, làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn ven biển.
Quan điểm định hƣớng hiệu quả.
Phát triển ngành thủy sản Hải Phịng trên các lĩnh vực khai thác, ni trồng, chế biến và hậu cần dịch vụ, dự trên cơ sở hiệu quả kinh tế, xã hội làm thức đo. Lựa chọn công nghệ, đối tượng sản xuất sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường trong từng thời kỳ nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, môi trường, ngư trường và quy trình cơng nghệ… Kết hợp với kinh nghiệm sản xuất của ngư dân nhằm bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái, đảm bảo ngành thủy sản Hải Phòng phát triển ổn định và bền vững.
Quan điểm phát triển ƣu tiên
Ưu tiên phát triển nghề khai thác hải sản xa bờ, chủ động tham gia khai thác ở vùng đánh cá chung theo hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ưu tiên ni trồng các đối tượng có giá trị kinh tế cao và giá trị xuất khẩu. Ưu tiên phát triển chế biến các mặt hàng có tính cạnh tranh cao, trên cơ sở phát huy nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó ưu tiên các chủ thể có tiềm lực về kinh tế, tài chính, kỹ thuật, lao động và kinh nghiệm quản lý…
Quan điểm phát triển đột biến
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng với tốc độ cao thời kỳ 2015 - 2020. Trong quá trình phát triển phải tạo các đội biến mà đặc biệt là các đột biến về khoa học công nghệ, khai thác hải sản, công nghệ sản xuất giống thủy sản, công nghệ sản xuất các mặt hàng cao cấp đáp ứng nhu cầu thị trường cạnh tranh ngày cáng ngay gắt.
3.3.2. Định hướng phát triển
Định hƣớng chung:
Hải Phòng phát triển thành một trung tâm hậu cần, dịch vụ và thương mại nghề cá phục vụ nhu cầu thủy hải sản cho các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là thủ đơ Hà Nội, các tỉnh miền núi và các khu công nghiệp trong vùng. Đồng thời đưa Hải Phòng trở thành trung tâm chế biến, lưu giữ bảo quản thành phẩm xuất khẩu cho các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Trong quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2015 và 2020 sẽ xây dựng huyện Tiên Lãng thành trung tâm nuôi trồng thủy sản của Hải Phịng.
Q trình phát triển nhành thủy sản trên các lĩnh vực khai thác hải sản, nuôi trồng, chế biến, hậu cần, dịch vụ và thương mại luôn gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sản xuất ổn định và bền vững.
Định hƣớng đầu tƣ:
Tập trung đầu tư cơ sở cho trung tâm hậu cần dịch vụ nghề cá như cầu cảng, bến neo đậu tầu thuyền; hệ thống cung câp nguyên liệu và nước ngọt; hệ thống giao thông va điện.
Đầu tư hạ tầng cơ sở các cơng trình thủy lợi, điện, giao thơng phục vụ cho các khu nuôi thủy sản tập trung, các mơ hình ni theo hướng bền vững, thực nghiệm nuôi các đặc sản bản địa và các đối tượng mới di nhập. Đầu tư chuyển đổi, cải hốn, nâng cấp hoặc đóng mới tàu để hiện đại hóa đội tàu đáp ứng nhu cầu vừa khai thác vừa bảo vệ vùng biển.
Đầu tư cải tạo nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có và nhập cơng nghệ mới chuyển mạnh nghề chế biến theo hướng nâng cao chất lượng từ xuất khẩu thơ sang xuất khẩu sản phẩm có giá trị kinh tế cao, chất lượng tốt hoặc xây dựng mới cơ sở chế biến với công nghệ hiện đại sản xuất các mặt hàng cao cấp để xuất khẩu và phục vụ khách hàng trong và ngoài nước.
Huy động cao nhất mọi nguồn lực và thu hút tối đa nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư phát triển thủy sản của thành phố.
3.3.3. Quy hoạch phát triển thủy sản Hải Phòng đến 2015 định hướng đến 2020.
Chỉ tiêu quy hoạch
Các chỉ tiêu quy hoạch, sắp xếp lại nghề khai thác hải sản ở Hải Phòng đến năm 2015 được xác định theo 2 phương án sau:
Theo phƣơng án I (Phương án lựa chọn) đến năm 2015 các chỉ tiêu quy
Bảng 20. Các chỉ tiêu quy hoạch nghề khai thác hải sản của thành phố Hải Phòng đến năm 2010 và 2015 theo phương án I
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm
2010
Năm
2011** Năm 2015
1 Tổng số tàu thuyền chiếc 3.615 2.741 2.561
2 Tàu thuyền máy chiếc 2.406 2.136 3.999* 2.256
3 Tàu thuyền > 90cv chiếc 586 664 434 761
4 Thuyền thủ công chiếc 1.209 605 - 305
5 Sản lượng khai thác tấn 31.722 32.000 40.263 34.000 6 Sản lượng cá tấn 22.419 23.170 25.817 24.590 7 Sản lượng mực tấn 3.320 2.905 5.618,7 3.120 8 Sản lượng tôm tấn 1.853 915 2.181,7 900 9 Hải sản khác tấn 4.13 5.010 18.909,7 5.390 10 Sản lượng xa bờ tấn 16.381 18.000 13.687 20.500 11 Sản lượng gần bờ tấn 15.341 14.000 26.576 13.500 12 Lao động đánh cá người 11.347 10.358 7.254 9.900
(Nguồn: ** Cục thống kê Hải Phòng, số liệu thống kê năm 2011. * Chi cục Bảo vệ Thủy sản Hải Phịng)
Theo đó, đến năm 2010 các chỉ tiêu về quy hoạch, sắp xếp lại nghề khai thác hải sản ở Hải Phòng được xác định như sau:
- Giảm 604 thuyền thủ công các loại so với năm 2004 - Giảm 270 tàu thuyền máy các loại so với năm 2004
- Tăng 78 tàu thuyền máy có cơng suất > 90cv so với năm 2004 - Tăng 1.619 tấn hải sản khai thác xa bờ so với năm 2004 - Giảm 841 tấn hải sản khai thác gần bờ so với năm 2004 - Giảm 497 lao động khai thác hải sản so với năm 2004
Bảng 81. Các chỉ tiêu quy hoạch nghề khai thác hải sản của thành phố Hải Phòng đến năm 2010 và 2015 theo phương án II.
TT Tên chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm
2010
Năm
2011** Năm 2015
1 Tổng số tàu thuyền chiếc 3.615 2.900 - 2.630 2 Tàu thuyền máy chiếc 2.406 2.230 3.999* 2.300
3 Tàu thuyền > 90cv chiếc 586 711 434 801
4 Thuyền thủ công chiếc 1.209 670 - 330
5 Sản lượng khai thác tấn 31.722 33.500 40.263 35.500 6 Sản lượng cá tấn 22.419 24.270 25.817 25.990 7 Sản lượng mực tấn 3.32 3.130 5.618,7 3.220 8 Sản lượng tôm tấn 1.853 925 2.181,7 970 9 Hải sản khác tấn 4.13 5.175 18.909,7 5.320 10 Sản lượng xa bờ tấn 16.381 19.000 13.687 21.500 11 Sản lượng gần bờ tấn 15.341 14.500 26.576 14.000 12 Lao động đánh cá người 11.347 10.850 7.254 10.135
(Nguồn: ** Cục thống kê Hải Phòng, số liệu thống kê năm 2011. * Chi cục Bảo vệ Thủy sản Hải Phòng)
Theo phƣơng án II: Đến năm 2010 các chỉ tiêu về quy hoạch, sắp xếp lại
nghề khai thác hải sản ở Hải Phòng được xác định như sau: - Giảm 539 thuyền thủ công các loại so với năm 2004 - Giảm 176 tàu thuyền máy các loại so với năm 2004
- Tăng 125 tàu thuyền máy có cơng suất > 90cv so với năm 2004 - Tăng 2.619 tấn hải sản khai thác xa bờ so với năm 2004
- Giảm 841 tấn hải sản khai thác gần bờ so với năm 2004 - Giảm 497 lao động khai thác hải sản so với năm 2004
Như vậy, khi so sánh một số chỉ tiêu quy hoạch năm 2010 với số liệu thống kê 2011 ở cả 2 phương án cho thấy, sự phát triển của nghề khai thác hải sản Hải Phòng
đã phá vỡ quy hoạch. Theo phương án lựa chọn (Phương án I), tổng số thuyền máy Hải Phòng phải giảm từ 2.406 chiếc năm 2004 xuống còn 2.136 chiếc năm 2010 và đến năm 2015 ổn định ở mức 2.300 chiếc. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê năm 2011 con số này đã ở mức 3.999 chiếc. Cơ cấu tàu thuyền theo mức công suất cũng có nhiều thay đổi, theo quy hoach đến năm 2010 nhóm tàu có cơng suất > 90cv là 711 chiếc, tuy nhiên đến năm 2011 chỉ cịn 434 chiếc, như vậy nhóm tàu có cơng suất nhỏ hơn 90cv đã tăng lên một cách đột biến trong giai đoạn (2004-2011). Sản lượng khai thác cũng có những thay đổi khơng sát quy hoạch, theo quy hoạch 2010 là 33.500 tấn, năm 2015 là 35.500 tấn, tuy nhiên số liệu thống kê năm 2011 đã ở mức 40.263 tấn hải sản khai thác.
3.3.4. Dự báo quy mơ phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác hải sản Hải Phòng năm 2020 Hải Phòng năm 2020
Do Quy hoạch phát triển thủy sản Hải Phòng đến 2015 định hướng đến 2020 bị phá vỡ nên việc sử dụng quy hoạch này để dự báo tổng lượng phát thải khí nhà kính trong khai thác hải sản tại Hải Phịng khơng cịn tính khả thi. Để nâng cao độ chính xác của dự báo phát thải khí nhà kính cũng như tính ứng dụng của kết quả nghiên cứu, luận văn sử dụng “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt
Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030” cho khu vực Vịnh Bắc Bộ để dự báo quy
mơ phát thải khí nhà kính của đội tàu khai thác hải sản Hải Phòng trong tương lai do: Hải Phòng là một trong 9 tỉnh khai thác hải sản tại Vịnh Bắc Bộ nên quy hoạch mới về phát triển thủy sản của Hải Phòng sẽ chịu sự điều chỉnh của “Quy hoạch tổng thể
phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030” cho khu
vực Vịnh Bắc Bộ; có cùng một ngư trường khai thác nên đối tượng đánh bắt cũng như cơ cấu tàu thuyền của các tỉnh thuộc Vịnh Bắc Bộ có nét tương đồng nhau.
Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến 2020,
tầm nhìn đến năm 2030”, giai đoạn 2010-2020 số lượng tàu thuyền Vịnh Bắc Bộ giảm bình quân 3,98%/năm, giai đoạn 2020-2030 tốc độ giảm bình quân là
2,4%/năm. Trong khi đó, đội tàu >90cv được ưu tiên phát triển về số lượng, mức độ tăng bình quân là 5,2%/năm giai đoạn 2010-2020 và 0,2%/năm giai đoạn 2020-2030.
Bảng 22. Quy hoạch cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản Vịnh Bắc Bộ đến năm 2020.
TT Loại nghề Đơn vị Năm 2015 Năm 2020
1 Lưới kéo Chiếc 4.400 3.200
2 Lưới rê Chiếc 18.000 16.000
3 Chụp mực Chiếc 2.000 600
4 Nghề khác Chiếc 10.600 8.200
Tổng Chiếc 35.000 28.000
Theo đó, quy hoạch cho đội tàu khai thác hải sản Hải Phòng đến năm 2020 được điều chỉnh như sau (bảng 23):
Bảng 23. Quy hoạch cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản Hải Phòng đến năm 2020.
Nhóm cơng
suất (cv)
Chụp mực Lƣới kéo Lƣới rê Nghề khác Tổng
Chiế c Công suất Chiế c Công suất Chiếc Công suất Chiế c Công suất Chiếc Công suất < 20 0 - 46 648 720 10.22 0 639 9.078 1.405 19.946 20 - 50 65 2.445 146 5.193 60 1.941 94 2.954 366 12.532 50 - 90 63 4.344 44 2.853 28 1.803 38 2.409 173 11.409 90 - 150 233 26.87 8 75 8.790 54 6.334 47 5.596 409 47.598 150 - 250 85 15.53 7 19 3.253 37 7.083 13 2.405 154 28.278 > 250 19 6.447 10 3.573 15 4.818 16 5.512 60 20.351 Tổng 465 55.65 1 340 24.31 1 913 32.19 9 848 27.95 3 2.566 140.11 4
Để đảm ưu tiên phát triển về số lượng của đội tàu > 90cv ở mức 5,2%/năm, tốc độ giảm bình quân của các đội tàu < 90cv của Hải Phòng phải giảm ở mức 6,04%/năm. Theo bảng 22 ta thấy đến năm 2020 tổng số lượng tàu thuyền khai thác hải sản của Hải Phòng ở mức 2.566 chiếc, giảm 1.433 chiếc, tương ứng với mức giảm công suất là 6.170cv so với năm 2011. Với mức giảm công suất như vậy, nhiều khả
năng mức phát thải khí nhà kính của đội tàu khai thác hải sản của Hải Phòng sẽ giảm trong tương lai.
Bảng 24. Dự báo quy mơ phát thải khí nhà kính của đội tàu khai thác hải sản Hải Phòng đến năm 2020 Nhóm cơng suất(cv) Số lƣợng tàu (chiếc) Công suất (cv) Lƣợng nhiên liệu tiêu thụ (tấn) CO2 (tấn) N2O (tấn) CH4 (tấn) CO2e (tấn) < 20 1.405 19.946 6.687,18 21.215,82 0,17 1,43 21.302,56 20 - 50 366 12.532 4.744,59 15.052,74 0,12 1,01 15.114,29 50 - 90 173 11.409 4.030,30 12.786,57 0,10 0,86 12.838,85 90 - 150 409 47.598 17.560,24 55.711,79 0,45 3,75 55.939,59 150 - 250 154 28.278 10.145,17 32.186,67 0,26 2,17 32.318,28 > 250 60 20.351 5.926,12 18.801,27 0,15 1,27 18.878,14 Tổng 2.566 140.114 49.093,60 155.754,85 1,26 10,48 156.391,71
Từ bảng 24 cho thấy, tổng lượng phát thải khí nhà kính của các đội tàu khai thác hải sản Hải Phòng năm 2020 khoảng 156.391,71 tấn CO2e tương đương, giảm 3143.95 tấn (1,97%) so với năm 2011, tương đương với mức giảm bình quân 0,22%/năm. Đây là mức giảm quá thấp so với mục tiêu giảm 20% phát thải KNK vào năm 2020 của ngành nông nghiệp, hơn nữa khai thác hải sản lại là lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng nhất trong các lĩnh vực khác nhau của ngành sản xuất nông nghiệp. Theo Quyết định phê duyệt đề án “Giảm phát thải khí nhà kính trong nơng nghiệp, nông thôn đến năm 2020” đã đặt mục tiêu đến năm 2020, giảm phát thải 20% lượng KNK trong nông nghiệp, nông thôn. Để đạt được mục tiêu này ngành Nông nghiệp nói chung và ngành khai thác hải sản Hải Phịng nói riêng phải đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong tương lai một cách hiệu quả.