Số lượng tàu thuyền theo nghề và nhóm cơng suất cả nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác hải sản và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (nghiên cứu điển hình tại thành phố hải phòng) (Trang 41 - 46)

TT Nghề khai thác Nhóm cơng suất (cv) <20 20 - <50 50-<90 90- <250 ≥250 Tổng Tỷ lệ %

1 Lưới kéo đôi 123 876 947 1.193 3.379 6.518 5,4 2 Lưới kéo đơn 3.118 6.957 3.176 1.661 1.660 16.572 13,8 3 Rê tầng mặt 17.267 3.143 1.050 402 285 22.147 18,4 4 Rê tầng đáy 12.496 3.605 1.077 535 330 18.043 15,0 5 Vây tự do 32 84 80 236 108 540 0,4 6 Vây ánh sáng 1.108 2.266 1.228 1.289 724 6.615 5,5 7 Câu tay cá 6.772 3.256 1.553 449 18 12.048 10,0 8 Câu vàng tầng mặt 2 36 271 540 53 902 0,7 9 Câu vàng tầng đáy 232 644 116 61 39 1.092 0,9 10 Câu mực 2.965 2.395 938 838 240 7.376 6,1 11 Chụp mực 70 458 728 909 23 2.188 1,8 12 Vó, mành 3.668 2.252 836 491 22 7.269 6,0 13 Đăng, đáy 1.402 623 82 112 76 2.295 1,9 14 Te, xiệp 613 440 244 244 33 1.574 1,3 15 Lồng bẫy 1.649 431 116 61 - 2.257 1,9 16 Lặn 161 232 199 151 11 754 0,6 17 Nghề khác 7.898 2.424 920 809 85 12.136 10,1 Tổng 59.576 30.122 13.561 9.981 7.086 120.326 100,0 Tỷ lệ % 49,5 25,0 11,3 8,3 5,9 100,0 -

Trong tổng số 120.326 tàu lắp máy thì số lượng tàu nhóm cơng suất <20cv có tới 59.576 chiếc, chiếm 49,5% tổng số tàu thuyền lắp máy trên cả nước. Nhóm cơng suất 20 - <50cv có 30.122 chiếc, chiếm 25,0%. Nhóm cơng suất 50 - <90cv có 13.561 chiếc, chiếm 11,3%. Nhóm cơng suất 90 - <250cv có 9.981 chiếc, chiếm 8,3%. Nhóm cơng suất ≥250cv chỉ có 7.086 tàu, chiếm 5,9%. Số lượng tàu khai thác nhỏ dần từ

nhóm cơng suất thấp đến nhóm cơng suất cao thể hiện tính chất qui mô nhỏ của nghề cá nước ta. Với gần một nửa số lượng tàu tập trung ở nhóm cơng suất <20cv đã trực tiếp gây áp lực cho nguồn lợi vùng biển ven bờ.

Nhóm nghề lưới rê có số lượng tàu nhiều nhất trên cả nước, với 22.147 tàu nghề lưới rê tầng mặt và 18.043 tàu nghề lưới rê tầng đáy, tương ứng tỷ lệ 18,4% và 15,0%. Tiếp đến là nghề lưới kéo đơn có 16.572 tàu, chiếm tỷ lệ 13,8%. Chỉ riêng 3 nghề này đã chiếm 47,2% số lượng tàu trên toàn quốc, mà số lượng này chủ yếu tập trung ở nhóm cơng suất <90cv. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự suy giảm nguồn lợi ở vùng biển ven bờ. Nhóm nghề khác có số lượng tương đối lớn, với 12.136 tàu hoạt động. Số lượng tàu thuộc nhóm nghề khác gồm những tàu dịch vụ, tàu thu mua, tàu khai thác sứa, và những nghề mang tính truyền thống, đặc thù của các địa phương. Những đội tàu nghề lưới vây tự do, nghề lặn, nghề câu vàng, te xiệp, lồng bẫy, có số lượng khơng nhiều.

Kết cấu vỏ tàu chủ yếu là vỏ gỗ. Khả năng chịu sóng gió của các tàu kém. Các tàu cơng suất lớn thường có vỏ tàu chắc chắn hơn nhóm tàu cơng suất nhỏ. Đa số ngư dân thường lắp máy thủy hoặc máy bộ cải hoán đã qua sử dụng , chất lượng còn lại chỉ khoảng 70 - 80% so với máy mới. Các tàu có cơng suất nhỏ hơn 20cv chủ ́u lắp máy do Trung Quốc sản xuất. Điều này thể hiện sự lạc hậu của nghề khai thác hải sản nước ta và đó có thể là một trong những nguyên nhân làm gia tăng lượng phát thải KNK.

3.1.2. Thực tế hoạt động khai thác hải sản tại Hải Phịng

Vùng biển Hải Phịng có thành phần lồi hải sản rất đa dạng và phong phú, số lượng lồi hải sản có sản lượng chiếm ưu thế tuyệt đối trong tổng sản lượng khai thác hầu như khơng có. Nhìn chung, nguồn lợi hải sản ở vùng biển Hải Phịng có đặc trưng tương tự như nguồn lợi hải sản vùng Vịnh Bắc Bộ (Vũ Việt Hà, 2008). Vùng biển Vịnh Bắc Bộ nói chung và vùng biển Hải Phịng nói riêng có tính đa dang sinh học cao, chỉ riêng khu vực quanh đảo Cát Bà có đến 124 lồi cá biển thuộc 89 giống, nằm trong 56 họ (Bùi Đình Chung 1999, Vũ Việt Hà 2008).

Ngư trường khai thác của vùng biển Hải Phòng, theo Đào Mạnh Sơn (2005) và Vũ Việt Hà (2008), bao gồm: ngư trường Bạch Long Vĩ chủ yếu là ngư trường khai thác cho nghề lưới kéo đáy, ngư trường phía Đơng và Đơng bắc đảo Bạch Long Vĩ thường cho năng suất khai thác cao hơn; Ngư trường Cát Bà - Bắc Long Châu là ngư trường khai thác của nghề lưới kéo, khu vực này cũng là ngư trường khai thác cá hồng, cá song và một số loài cá kinh tế khác; ngư trường nam Long Châu kéo dài từ phía nam đảo Long Châu đến cửa Ba Lạt.

Hải Phịng có vùng khai thác rộng lớn và nhiều tiềm năng. Ngư trường Bạch Long Vỹ rộng 1500 hải lý vuông, là bãi cá đáy và cá nổi tầng trên tốt nhất của Vịnh Bắc Bộ. Ngư trường Long Châu- Ba Lạt, diện tích 400 hải lý vng, ngư trường Cát Bà 450 hải lý vng. Hải Phịng có đội tàu khai thác khoảng 4000 phương tiện, nhưng chỉ có gần 500 phương tiện có cơng suất từ 90CV trở lên, chiếm 11,2%; 2652 phương tiện công suất dưới 20CV, chiếm 68% tổng số phương tiện toàn thành phố, chủ yếu đánh ven bờ. Trong khi đó, cả nước có 130 nghìn tàu cá, nhưng lượng tàu cơng suất dưới 20 CV chỉ 5%, tàu đánh bắt xa bờ chiếm hơn 21%. Nắm vùng ngư trường trọng điểm mà tàu vươn khơi của Hải Phịng chỉ có hơn 11% là quá thấp (Nguyễn Ngọc Oai, 2011).

Do phương tiện vươn khơi ít nên sản lượng khai thác thủy sản của Hải Phòng thấp. Năm 2011, sản lượng khai thác của Hải Phịng đạt hơn 46 nghìn tấn, trong khi sản lượng khai thác của Vịnh Bắc Bộ là hơn 400 nghìn tấn, của cả nước là hơn 2 triệu tấn.

3.1.2.1. Biến động số lượng tàu thuyền và cơ cấu nghề khai thác hải sản

Theo thống kê của chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hải Phòng (2011), Hải Phịng có 3.999 tàu thuyền hoạt động thuỷ sản, trong đó: Số tàu > 20 CV là 1.347 tàu với các nghề chính chụp mực, lưới kéo và lưới rê; số tàu < 20 CV là 2652 tàu. Tổng số lao động hoạt động nghề cá trên 15 nghìn lao động, tập trung chủ yếu ở các huyện Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Đồ Sơn và Cát Hải. Như vậy, so với năm 2008 (2.863 chiếc) chỉ sau 4 năm, tổng số tàu thuyền khai thác hải sản của Hải Phòng đã tăng

thêm 1.136 chiếc (Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Hải Phịng). Số lượng tàu kích thước lớn chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu tàu thuyền của thành phố. Máy tàu chủ yếu là máy cũ và giá trị sử dụng còn lại khoảng từ 70-80% (Nguyễn Long, 1999), số tàu lắp máy cũ chiếm trên dưới 90% tổng số tàu khai thác hải sản xa bờ và chất lượng máy còn khoảng từ 60-80% giá trị sử dụng (Nguyễn Phi Toàn, 2010).

Lưới rê, lưới kéo đáy và chụp mực là những nghề khai thác hải sản chính của ngư dân Hải Phịng (Hình 5). Nghề lưới rê chiếm 38,97% tổng số tàu thuyền trong cơ cấu nghề khai thác, tiếp đến là nghề lưới kéo đáy (12,63%) và nghề chụp mực (11,62%). Nhóm nghề khác bao gồm nhiều loại hình khai thác như: cào nghêu lụa, cào nhuyễn thể, pha xúc, lưới rùng, lồng bẫy, đáy, lặn… chiếm 36,97% tổng số lượng tàu thuyền trong cơ cấu nghề khai thác hải sản, tuy nhiên nhóm nghề này chủ yếu là những tàu có cơng suất nhỏ, phần lớn thuộc nhóm dưới 20CV (Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Hải Phòng 2011).

Chụp mực 12% Lưới kéo 13% Lưới rê 38% Nghề khác 37%

Hình 6. Cơ cấu nghề khai thác hải sản (%)của thành phố Hải Phịng, tính đến tháng 12/2011 (Nguồn: Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Hải Phòng)

Số lượng tàu khai thác hải sản của Hải Phòng tăng liên tục trong những năm từ 1976 đến 1995, sau đó chững lại (Hình 6). Những năm gần đây số lượng tàu thuyền không những không tăng mà giảm đi. Tổng công suất máy tàu tăng đều hàng năm, từ

năm 1976 đến 2003, sau đó giảm dần. Giai đoạn 1995 – 2000, số lượng tàu biến động theo chiều hướng giảm về số lượng, tuy nhiên công suất máy tàu tăng liên tục, chứng tỏ trong giai đoạn này có sự chuyển đổi cơ cấu đội tàu khai thác. Các tàu có kích thước nhỏ, cơng suất máy thấp được dần thay thế bằng tàu có kích thước và cơng suất máy lớn hơn.

Hình 7. Biến động số lượng tàu thuyền (chiếc) và tổng công suất máy tàu (CV) Nguồn: Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Hải Phòng 2008.

Những năm gần đây, cơ cấu nghề khai thác hải sản của Hải Phịng có những thay đổi rõ rệt (Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Hải Phịng 2008). Các họ nghề cố định, vó mành, te ngày càng có xu hướng giảm dần. Nghề chụp mực kết hợp với ánh sáng phát triển nhanh trong giai đoạn 2000-2006 và hoạt động khai thác quanh năm.

3.2. Kiểm kê phát thải KNK trong hoạt động khai thác hải sản tại Hải Phòng

Hiện nay, Hải Phịng có khoảng 30 loại nghề hoạt động khai thác hải sản, trong đó 3 nghề có số lượng tàu thuyền hoạt động lớn nhất là nghề lưới kéo, nghề lưới chụp và nghề lưới rê. Để thuận tiện cho việc kiểm kê phát thải khí nhà kính và phù hợp với nguồn số liệu đầu vào, cơ cấu đội tàu khai thác của Hải Phịng được chia làm 4 nhóm

chính bao gồm: các tàu hoạt động nghề lưới kéo đáy, các tàu hoạt động nghề lưới rê, các tàu hoạt động nghề lưới chụp và nhóm các tàu hoạt động ở các nghề khác.

3.2.1. Mức tiêu thu nhiên liệu của một số đội tàu khai thác

Mức tiêu hao nhiên liệu của động cơ phụ thuộc vào công suất máy, hãng máy, chất lượng máy, số vòng quay, điều kiện thời tiết… và đặc điểm nghề khai thác, kỹ thuật khai thác, trang bị ngu cụ.

Theo Thông tư số 02/TT-BGTVT ngày 14 tháng 2 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về định mức tiêu hao nhiên liệu dùng cho phương tiện thuỷ, mức tiêu hao nhiên của phương tiên thủy theo tên máy - kiểu loại và nhóm cơng suất được liệt kê trong bảng 6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác hải sản và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (nghiên cứu điển hình tại thành phố hải phòng) (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)