Quy hoạch cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản Hải Phòng đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác hải sản và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (nghiên cứu điển hình tại thành phố hải phòng) (Trang 63 - 74)

Nhóm cơng

suất (cv)

Chụp mực Lƣới kéo Lƣới rê Nghề khác Tổng

Chiế c Công suất Chiế c Công suất Chiếc Công suất Chiế c Công suất Chiếc Công suất < 20 0 - 46 648 720 10.22 0 639 9.078 1.405 19.946 20 - 50 65 2.445 146 5.193 60 1.941 94 2.954 366 12.532 50 - 90 63 4.344 44 2.853 28 1.803 38 2.409 173 11.409 90 - 150 233 26.87 8 75 8.790 54 6.334 47 5.596 409 47.598 150 - 250 85 15.53 7 19 3.253 37 7.083 13 2.405 154 28.278 > 250 19 6.447 10 3.573 15 4.818 16 5.512 60 20.351 Tổng 465 55.65 1 340 24.31 1 913 32.19 9 848 27.95 3 2.566 140.11 4

Để đảm ưu tiên phát triển về số lượng của đội tàu > 90cv ở mức 5,2%/năm, tốc độ giảm bình quân của các đội tàu < 90cv của Hải Phòng phải giảm ở mức 6,04%/năm. Theo bảng 22 ta thấy đến năm 2020 tổng số lượng tàu thuyền khai thác hải sản của Hải Phòng ở mức 2.566 chiếc, giảm 1.433 chiếc, tương ứng với mức giảm công suất là 6.170cv so với năm 2011. Với mức giảm công suất như vậy, nhiều khả

năng mức phát thải khí nhà kính của đội tàu khai thác hải sản của Hải Phòng sẽ giảm trong tương lai.

Bảng 24. Dự báo quy mơ phát thải khí nhà kính của đội tàu khai thác hải sản Hải Phòng đến năm 2020 Nhóm cơng suất(cv) Số lƣợng tàu (chiếc) Công suất (cv) Lƣợng nhiên liệu tiêu thụ (tấn) CO2 (tấn) N2O (tấn) CH4 (tấn) CO2e (tấn) < 20 1.405 19.946 6.687,18 21.215,82 0,17 1,43 21.302,56 20 - 50 366 12.532 4.744,59 15.052,74 0,12 1,01 15.114,29 50 - 90 173 11.409 4.030,30 12.786,57 0,10 0,86 12.838,85 90 - 150 409 47.598 17.560,24 55.711,79 0,45 3,75 55.939,59 150 - 250 154 28.278 10.145,17 32.186,67 0,26 2,17 32.318,28 > 250 60 20.351 5.926,12 18.801,27 0,15 1,27 18.878,14 Tổng 2.566 140.114 49.093,60 155.754,85 1,26 10,48 156.391,71

Từ bảng 24 cho thấy, tổng lượng phát thải khí nhà kính của các đội tàu khai thác hải sản Hải Phòng năm 2020 khoảng 156.391,71 tấn CO2e tương đương, giảm 3143.95 tấn (1,97%) so với năm 2011, tương đương với mức giảm bình quân 0,22%/năm. Đây là mức giảm quá thấp so với mục tiêu giảm 20% phát thải KNK vào năm 2020 của ngành nông nghiệp, hơn nữa khai thác hải sản lại là lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng nhất trong các lĩnh vực khác nhau của ngành sản xuất nông nghiệp. Theo Quyết định phê duyệt đề án “Giảm phát thải khí nhà kính trong nơng nghiệp, nông thôn đến năm 2020” đã đặt mục tiêu đến năm 2020, giảm phát thải 20% lượng KNK trong nông nghiệp, nông thôn. Để đạt được mục tiêu này ngành Nông nghiệp nói chung và ngành khai thác hải sản Hải Phịng nói riêng phải đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong tương lai một cách hiệu quả.

3.4. Đề xuất các biện pháp giảm thiểu phát thải KNK

1) Giải pháp chuyển đổi, hạn chế và lộ trình cắt giảm tàu thuyền khai thác

Cần xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng hoạt động khai thác bao gồm: điều kiện tự nhiên, phân bố ngư trường, kinh tế xã hội nghề cá, cơ cấu tàu thuyền (loại máy, chiều dài tàu, số lượng thủy thủ đoàn, ngư cụ, kết cấu vỏ tàu…); phân loại các ảnh hưởng của ngư cụ tới môi trường (đến sinh vật, sinh cảnh, hệ sinh thái) theo khơng gian và thời gian; hành trình của tàu thuyền khai thác; nhiên liệu tiêu thụ (máy chính, máy phụ); loại nhiên liệu sử dụng;

Tổng hợp kết quả nghiên cứu cho thấy tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản toàn vùng biển Việt Nam ước đạt 5.075.143 tấn, tương ứng với khả năng cho phép khai thác là 2.147.444 tấn. Tổng sản lượng khai thác của các đội tàu ở vùng biển Việt Nam là 2.814.042 tấn. Như vậy sản lượng khai thác đã vượt quá mức cho phép khai thác là 693.624 tấn. Với việc sản lượng khai thác vượt quá khả năng nguồn lợi cho phép khai thác thì việc cần thiết là phải điều chỉnh lại cơ cấu đội tàu khai thác nhằm phục hồi nguồn lợi và từng bước quy hoạch nghề cá theo hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc điều chỉnh cơ cấu đội tàu ở từng vùng biển cần dựa trên các chỉ tiêu về tác động sinh học đối với đối tượng khai thác, hiệu quả kinh tế của nghề khai thác, và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân tham gia khai thác hải sản.

Hải Phịng cần phải rà sốt, điều chỉnh và bổ xung quy hoạch thủy sản cho phù hợp với điều kiện phát triển thực tế, thực hiện lộ trình chuyển đổi, hạn chế và cắt giảm tàu thuyền khai thác theo đúng quy hoạch.

2) Giải pháp nâng cao năng lực dự báo ngư trường để giảm thiểu thời gian di chuyển giúp đánh bắt có hiệu quả hơn

Rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng việc dự báo ngư trường tốt sẽ giảm được lượng lớn thời gian di chuyển của các tầu khai thác, ở Mỹ nhờ dự báo tốt ngư trường khai thác đã giảm thời gian tìm kiếm của đội tàu khai thác cá ngừ từ 25% đến 40% (Simpson, 1992).

Đối với Hải Phịng, cần phải có các nghiên cứu xây dựng các bản dự báo ngư trường khai thác cho các đội tàu khai thác hải sản Hải Phòng để giảm đến mức tối đa thời gian tìm kiếm ngư trường nhăm nâng cao hiệu quả đánh bắt cũng như tiết kiệm nhiên liệu tiêu thụ.

3) Giải pháp về cải tiến kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động khai thác hải sản

- Giảm tốc độ để tiết kiệm nhiên liệu: Giảm tốc độ là giải pháp đơn giản nhất để giảm tiêu thụ nhiên liệu. Một tàu 19,8m điều hành một động cơ 540HP làm giảm tốc độ từ 10 hải lý/giờ đến 8 hải lý/giờ sẽ làm giảm tiêu thụ nhiên liệu hàng giờ bằng 70%. Những tàu đóng mới phải tuân theo chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng (Energy Efficiency Design Index - EEDI).

- Cải tiến và lựa chọn ngư cụ khai thác hiệu quả nâng cao năng lực khai thác

như: Cải tiến thay thế hệ thống đèn khai thác thủy sản truyền thống bằng hệ thống

đèn LED sẽ giảm chi phí và giảm tiêu hao năng lượng đồng nghĩa với giảm khí thải nhà kính; Giảm số lượng diện tích bề mặt lưới, tăng kích thước mắt lưới, dây bện mỏng, sợi hiện đại và cải thiện tất cả ván kéo lưới kết hợp để giảm sự kéo và giảm tiêu hao nhiên liệu. Như ta ̣i Nauy, nghề đánh bắt và vâ ̣n chuyển tôm hùm có thể giảm chi phí nhiên liê ̣u từ 9 lít x́ng 2,2 lít đới với mỡi kg tơm bằng cách chuyển từ nghề kéo đáy sang nghề lồng bẫy.

4) Giải pháp xây dựng mơ hình tổ chức sản xuất và dịch vụ nghề cá trên các vùng biển

Căn cứ vào định hướng về tổ chức khai thác trong thời gian tới, căn cứ vào kết quả điều tra tình hình hoạt động của các mơ hình tổ chức sản xuất và kết quả tính tốn số lượng tàu thuyền khai thác trong một mơ hình ở các tuyến biển đề xuất mơ hình tổ chức sản xuất như sau:

- Mơ hình tổ (đội): Kết hợp giữa các tàu đánh cá của các chủ tàu đơn lẻ lại với nhau thành một tổ (đội) hoặc một gia đình có nhiều tàu kết hợp thành một tổ (đội).

Các tàu trong mơ hình hoạt động theo nguyên tắc luân phiên vận chuyển sản phẩm về bờ hoặc một tàu chuyên vận chuyển sản phẩm về bờ, cứu hộ cứu nạn trên biển, hợp tác trong sử dụng lao động, thông tin về ngư trường, giá cả thị trường,... cho các tàu trong tổ (đội).

- Mơ hình “tàu mẹ - tàu con”: Đây là mơ hình kết hợp giữa khai thác, dịch vụ hậu cần, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên biển. Hình thức tổ chức đa thành phần kinh tế tham gia hoạt động trên cùng một ngư trường, gồm: tổ (đội) (tàu con) và tàu dịch vụ (tàu mẹ) vừa khai thác, vừa thu mua sản phẩm cho ngư dân.

Với các mơ hình trên sẽ đảm bảo vừa phát huy được sự tham gia của ngư dân, doanh nghiệp, hợp tác xã,... trên cùng một ngư trường; vừa làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, giảm lượng tiêu hao nhiên liệu năng lượng, giảm lượng phát thải KNK.

5) Giải pháp phân định ranh giới quản lý nghề cá

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương mình để tổ chức phân định ranh giới quản lý trên bản đồ và thực địa nhằm đảm bảo mục đích vừa đảm bảo khai thác và quản lý tàu cá hoạt động trên các vùng biển một cách hiệu quả; vừa là cơ sở để hướng dẫn ngư dân khai thác đúng ngư trường theo qui định, tránh trường hợp xung đột tranh chấp ngư trường và khai thác vượt ra ngoài hải phận cho phép.

3.5. Một số kiến nghị chung đối với công tác quản lý hoạt động của ngành thủy sản để giảm thiểu và thích ứng với BĐKH sản để giảm thiểu và thích ứng với BĐKH

Trong quá trình nghiên cứu, kiểm kê phát thài KNK do sử dụng nhiên liệu của tàu thuyền khai thác thủy sản, khi nghiên cứu phân tích các quy hoạch phát triển ngành nơng nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng, học viên nhân thấy có những vấn đề sau cần được kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ và với ngành thủy sản, cụ thể:

 Trong định hướng quy hoạch phát triển thủy sản Hải Phịng nói riêng và của ngành thủy sản cả nước nói chung, chúng ta mới chỉ quan tâm đến định hướng “đầu tư chuyển đổi, cải hốn, nâng cấp hoặc đóng mới tàu để hiện đại hóa đội tàu đáp ứng

nhu cầu vừa khai thác vừa bảo vệ vùng biển“ bản thân những quy hoạch này cũng mới thấy rõ được sự cần thiết phải chuyển đổi tàu công suất nhỏ sang công suất lớn, thiết bị lạc hậu, tốn nhiên liệu... ở khía cạnh kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng. Tuy nhiên trên quan điểm phát triển bền vững mà ngành đã đề ra, học viên thấy các nhà quy hoạch và quản lý ngành thủy sản cần quán triệt hơn nữa đến việc cần đầu tư chuyển đổi, hiện đại hóa phương tiện đánh bắt... nhằm giảm thiểu năng lượng tiêu thụ cịn vì mục tiêu khác - cũng khơng kém quan trọng, đó chính cũng là giảm thiểu phát thải KNK trong hoạt động thủy sản.

 Trong đề án Giảm phát thải KNK trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020 mục tiêu đến năm 2020, giảm phát thải 20% lượng KNK trong nông nghiệp, nông thôn. Ngành nông nghiệp theo sự phân chia của Nhà nước bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất, trong đó thủy sản chỉ là một lĩnh vực, tuy nhiên do đặc thù của từng lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực thủy sản này đòi hỏi cần sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn một số lĩnh vực khác, do đó nếu áp chung mục tiêu giảm phát thải 20% lượng KNK trong nông nghiệp vào cho thủy sản là chưa hợp lý. Nhà nước cần đầu tư nghiên cứu chi tiết hơn để đưa ra những định mức giảm thiểu phát thải KNK cụ thể hơn, phù hợp với đặc thù của từng ngành sản xuất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đối với hoạt động của ngành thuỷ sản, đặc biệt trong vấn đề khai thác đánh bắt hải sản của Hải Phòng, luận văn đã rút ra một số nhận xét sau:

1) BĐKH là một thực tế của thế kỷ 21 mà cả hành tinh nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt. Nguyên nhân của BĐKH có hai nhóm: do các q trình tự nhiên và những hoạt động của con người. KNK là tác nhân quan trọng gây nên sự BĐKH (gia tăng nhiệt độ của Trái Đất và nước biển dâng), sự gia tăng KNK chủ yếu do hoạt động của con người vì vậy con người cần chủ động điều tiết, giảm thiểu sự gia tăng này trong các hoạt động KT-XH của mình.

2) BĐKH ảnh hưởng mạnh mẽ đến một số HST biển điển hình – nơi sống, bãi đẻ và nơi đảm bảo nguồn thức ăn các lồi hải sản. Chính vì thế luận văn đã xác định rõ những ảnh hưởng của BĐKH đến nguồn lợi hải sản cũng như đối với hoạt động khai thác hải sản.

3) Vận dụng các phương pháp điều tra thu thập số liệu, thống kê tổng hợp và phân tích số liệu, luận văn đã tiến hành kiểm kê phát thải KNK trong khai thác hải sản của đội tàu Hải Phòng. Trên cơ sở các thông số thống kê phát thải hiện tại, kết hợp với phân tích các số liệu quy hoạch phát triển thuỷ sản của Hải Phòng, Vịnh Bắc Bộ, luận văn đã sử dụng phương pháp dự báo để tính tốn phát thải KNK trong hoạt động thuỷ sản tới năm 2020.

4) Trong hoạt động thuỷ sản (một lĩnh vực sản xuất kinh tế quan trọng của ngành Nông nghiệp Việt Nam), một lượng lớn nhiên liệu đã`được tiêu thụ trong hoạt động đánh bắt và tương đương với nó là một lượng KNK xác định cũng được thải ra. Nhằm kiểm soát được nguồn thải gây hiệu ứng KNK, luận văn đã tiến hành phân tích thống kê hoạt động của đội tàu khai thác đánh bắt hải sản của cả nước nói chung và của Hải Phịng nói riêng, cụ thể:

 Tính đến hết tháng 12/2009 cả nước có 125.546 tàu khai thác hải sản. Trong đó 120.326 tàu lắp máy, chiếm 95,8%, tương ứng với tổng công suất là 7.636.743cv, so với 2000 (72.909 chiếc, tương ứng 3.232.812cv) bình quân hàng năm tổng công suất tăng thêm 489.326cv.

 Tổng số lượng tàu hoạt động khai thác hải sản Hải Phịng tính đến hết năm 2011 là 3.999 chiếc. Trong đó, tàu lớn hơn 20 CV là 1.347 tàu, tàu có cơng suất nhỏ hơn 20 CV là 2.652 tàu; với trên 15 nghìn lao động, tập trung chủ yếu ở các huyện Thủy Nguyên, Kiến Thụy, Đồ Sơn và Cát Hải.

 Theo thống kê tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ của các đội tàu hoạt động khai thác hải sản Hải Phòng năm 2011 là 50.080,54 tấn dầu diesel. Trong đó, đội tàu chụp mực tiêu thụ 17.109,65 tấn; đội tàu lưới kéo là 11.050,03 tấn; tàu lưới rê 12.663,31 tấn; đội tàu hoạt động những nghề khác là 9.257,56 tấn.

 Ước tính tổng lượng phát thải khí của đội tàu hoạt động khai thác hải sản Hải Phòng năm 2011 là 159.535,67 tấn CO2e quy đổi (CO2:158.886,02 tấn, N₂O: 1,28 tấn và CH₄: 10,69 tấn). Trong đó, nhóm tàu chụp mực phát thải 54.504,19 tấn CO2e quy đổi (CO2: 54.282,24 tấn, N₂O: 0,44 tấn và CH₄: 3,65 tấn); Đội tàu lưới kéo phát thải 35.200,77 tấn CO2e quy đổi (CO2: 3.5057,43 tấn, N₂O: 0,28 tấn và CH₄: 2,36 tấn); Đội tàu lưới rê phát thải 40.340,00 tấn CO2e quy đổi (CO2: 40.175,73 tấn, N₂O: 0,32 tấn và CH₄: 2,70 tấn); Đội tàu hoạt động những nghề khác phát thải 29.490,71 tấn CO2e quy đổi (CO2: 29.370,62 tấn, N₂O: 0,24 tấn và CH₄: 1,98 tấn).

 Luận văn đã xác định được trung bình để khai thác được 1 tấn sản phẩm chúng ta đã phát thải ra mơi trường 3,96 tấn CO2e tương đương. Trong khi đó nghề chụp mực là nghề có hệ số phát thải lớn nhất (9,09 tấn CO2e/tấn sản phẩm), tiếp đến là nghề lưới rê (7,02 tấn CO2e/tấn sản phẩm), nghề có hệ số phát thải thấp nhất là nghề lưới kéo (1,99 tấn CO2e/tấn sản phẩm), các tàu hoạt động ở các nghề khác trung bình phát thải 2,73 tấn CO2e/tấn sản phẩm.

 Nhìn chung, nhóm tàu chụp mực có mức phát thải lớn nhất, điều này hoàn toàn phù hợp thực tế vì ngồi hoạt động di chuyển tìm kiếm ngư trường, nghề này cịn sử dụng bóng đèn cao áp (30-60 bóng/tàu, cơng suất 1000W/bóng) để dẫn dụ cá. Mặc dù thế, nghề này khai thác những hải sản có giá trị kinh tế cao (mực, cá thu…) nên vẫn được ngư dân sử dụng với tỷ lệ cao. Để giảm phát thải KNK, việc ứng dụng công nghệ mới, tiết kiệm năng lương, giảm phát thải KNK đối với nghề này đang thực sự cần thiết. Một biện pháp rất hiệu quả đã được một số ngư dân sử dụng đó là thay thế bóng đèn cao áp bằng bóng đèn LED, cơng nghệ này giúp giảm được 6,5 lần lượng nhiên liệu tiêu thụ, tuy nhiên chi phí ban đầu lại khá cao.

 Mặt khác, nghề lưới kéo đáy tuy có mức phát thải thấp nhất nhưng lại có mức độ hủy diệt nguồn lợi hải sản, môi trường mạnh nhất (phá hủy cấu trúc nền đáy, các HST rạn san hô, cỏ biển…), do đó nhiều nước trên thế giới đã cấm nghề này. Ở nước ta nghề này khơng được khuyến khích hoạt động nhưng trong điều kiện kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phát thải khí nhà kính trong hoạt động khai thác hải sản và đề xuất các biện pháp giảm thiểu (nghiên cứu điển hình tại thành phố hải phòng) (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)