2.1. Đối tƣơng nghiên cứu
Luận văn có đối tượng nghiên cứu là:
+ Nghiên cứu vai trò của phát thải KNK đối với BĐKH và quá trình phát thải KNK của một số lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp, trong đó có thủy sản.
+ Q trình phát thải khí nhà kính từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch (dầu diessel) trong hoạt động khai thác hải sản tại Hải Phòng.
2.2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu.
Nguyên nhân và ảnh hưởng của phát thải KNK đến môi trường, BĐKH là vấn đề rộng, liên quan đến nhiều quá trình tự nhiên, nhân tác, nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, tuy nhiên trong luận văn này học viên chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
+ Cơ chế, hình thức hoạt động của hoạt động khai thác hải sản – tác nhân chính gây phát thải KNK trong hoạt động khai thác hải sản.
+ Tính toán tổng lượng phát thải KNK của các đội tàu trong hoạt động khai thác hải sản nói chung và tại Hải Phịng nói riêng và dự báo phát thải KNK trong hoạt động thủy sản trong tương lai.
Phạm vi không gian : Hoạt động khai thác thủy sản có phạm vi rất rộng lớn đó
là tồn bộ vùng biển, tuy nhiên luận văn nghiên cứu phát thải KNK của hoạt động khai thác hải sản Hải Phịng, do đó phạm vi khơng gian chủ yếu của luận văn chính là ngư trường khai thác của các đội tàu khai thác hải sản Hải Phịng, được trình bầy trên hình 3.
Phạm vi thời gian: Đối với q trình kiểm kê, tính toán phát thải KNK là từ
2000 đến 2009 và năm 2011, đây là khoảng thời gian có số liệu thống kê khá đầy đủ và chi tiết nhất đối với hoạt động khai thác thủy sản của Hải Phòng. Đối với dự báo phát thải KNK là khoảng thời gian từ đây đến năm 2020.
Hình 3. Ngư trường khai thác của các đội tàu khai thác hải sản Hải Phòng
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập cơ sở số liệu.
Phương pháp này được sử dụng với mục đích điều tra thu thập các thông tin về cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản (số lượng tàu, loại nghề, loại tàu, loại máy thủy…) lượng nhiên liệu tiêu thụ và hệ số hoạt động (BAC) của các đội tàu; thông tin về sản lượng, năng xuất khai thác của các đội tàu khai thác hải sản thông qua sổ nhật ký khai. Sổ nhật ký khai thác được phát hành cho các ngư dân và thu thập sau mỗi chuyến biển.
2.3.2. Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu
Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích số liệu để thống kê, tổng hợp các số liệu khảo sát về cơ cấu tàu thuyền, nguồn lợi, ngư trường...
của các đội tàu khai thác hải sản nhằm bổ sung và cập nhật thông tin dữ liệu trong hoạt động khai thác hải sản tại Hải Phòng, kết hợp với việc tổng hợp và phân tích số liệu về mức tiêu hao nhiên liệu của các phương tiên thủy sử dụng động cơ diesel để xác định mức tiêu hao nhiên liệu trung bình theo các nhóm cơng xuất khác nhau.
2.3.3. Phương pháp kiểm kê khí nhà kính
+ Yêu cầu của cơ sở số liệu
Để có thể kiểm kê tính tốn lượng phát thải KNK trong khai thác hải sản đề tài cần điều tra thống kê các số liệu về cơ cấu tàu thuyền (số lượng tàu, loại nghề, loại tàu, loại máy thủy…) và lượng nhiên liệu tiêu thụ của các loại tàu thuyền chính trong hoạt động khai thác hải sản. Số liệu về cơ cấu tàu thuyền được điều tra thu thập từ các Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản các tỉnh ven biển và Viện Nghiên cứu Hải sản. Lượng nhiên liệu tiêu thụ được tính tốn dựa trên tổng cơng suất máy, thời gian hoạt động, hệ số hoạt động và mức nhiên liệu tiêu thụ của các tàu hoạt động khai thác. Hệ số phát thải khí nhà kính của các đội tàu được tính tốn dựa trên số liệu về sản lượng khai thác của từng đối tượng và loại ngư cụ sử dụng để đánh bắt đối tượng đó.
+ Kiểm kê tính tốn phát thải KNK:
Để kiểm kê KNK của hoạt động khai thác hải sản đề tài sử dụng công thức tổng quát tính tổng lượng KNK phát thải cho tàu khai thác sử dụng dầu diezen (IPCC, 2001):
GHG = ∑i (Fi x Hi x Ei)
Trong đó: GHG: tổng lượng khí thải nhà kính phát thải trong 1 năm (tấn/năm) F: Lượng nhiên liệu tiêu thụ trong năm (tấn/năm)
H: Nhiệt đốt cháy của nhiên liệu (TJ/tấn) (H = 42,7 MJ/kg nhiên liệu diezen, IPCC, 1997).
E: Hệ số phát thải của nhiên liệu cho các loại khí (tấn/TJ nhiên liệu) (CO2: 74,3 g/MJ – Vreuls, 2006; N2O: 0,0006 g/MJ; CH4: 0,005 g/MJ – IPCC, 1997)
i: dạng nhiên liệu sử dụng
Ở đây, lượng nhiên liệu tiêu thụ của tàu khai thác hải sản được tính tốn dựa trên cơng thức:
F = CV*ge*H*BAC
Trong đó:
CV: là tổng công suất của tàu. Đối với đội tàu có cơng suất dưới 20cv, do khơng có đủ số liệu thống kê cơng suất của từng tàu nên nghiên cứu sử dụng giá trị cơng suất trung bình là 14,20cv/tàu (Nguyễn Văn Kháng, 2009)
H: là tổng số giờ hoạt động của các tàu khai thác trong năm. BAC: là hệ số hoạt động của tàu khai thác.
ge: Suất tiêu hao nhiên liệu của tàu khai thác là lượng nhiên liệu tiêu thụ của một
đơn vị cơng suất trong một giờ, được tính bằng đơn vị g/cv/h hoặc g/kw/h. Suất tiêu hao nhiên liệu được sử dụng theo Thông tư số 02/TT-BGTVT ngày 14 tháng 2 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về định mức tiêu hao nhiên liệu dùng cho phương tiện thuỷ.
2.3.4. Phương pháp dự báo phát thải KNK trong hoạt động kinh tế thủy sản
Trên cơ sở kiểm kê tính tốn được tổng lượng phát thải KNK, hệ số phát thải KNK của các đội tàu (nói cách khác chính là các hình thức đánh bắt) trong hoạt động khai thác hải sản ở Hải Phòng tính đến 2011, căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản của Hải Phòng đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thế phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, luận văn đã dự báo tương lai lượng phát thải KNK trong hoạt động thủy sản và lấy đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp giảm thiểu, giải pháp thích ứng với BĐKH của hoạt động khai thác thủy sản.