Khối lượng trung bình chuột các nhóm và thể tích trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng bảo vệ mô lành của chuột mang khối u khi điều trị bằng xạ trị thông qua các chỉ tiêu huyết học, hóa sinh và mô học (Trang 37 - 41)

3.2 Đánh giá sự thay đổi trước và sau khi chiếu xạ trên mơ hình

3.2.1 Khối lượng trung bình chuột các nhóm và thể tích trung

và sau khi xạ trị

Thời gian thí nghiệm được tính ngày đầu tiên chính là ngày 3 nhóm chuột NC, IR và IR+MEL được gây u bằng cách tiêm dưới da vùng lưng dòng tế bào ung thư 3LL. Sau đó khoảng 10 ngày khi thể tích trung bình các khối u đạt khoảng 500 mm3 thì nhóm IR và IR+MEL được đem đi chiếu xạ với cường độ 1 gray/phút với tổng liều chiếu 6 gray. Kết quả thu được như sau:

 Khối lượng trung bình các nhóm chuột

Chuột được nuôi và cân thường xuyên, cách mỗi lần 3 ngày. Khối lượng trung bình các nhóm chuột được tính tốn và trình bày trong bảng 3. Sự khác biệt về khối lượng của 4 nhóm chuột được thể hiện rõ ràng hơn dưới dạng biểu đồ (hình 6).

Bảng 3: Khối lượng trung bình các nhóm chuột

Nhóm Ngày 3 Ngày 7 Ngày 10 Ngày 15 Ngày 18 Ngày 21 Ngày 25 Đơn vị NIL 26 29 35,66 40,02 46,15 48,8 51 gram NC 24 27,5 30,58 37,49 40,07 43,44 43,4 IR 25,5 30 32,69 32 31,72 33,32 34,23 IR+MEL 26,5 30,5 32,69 33,69 34,73 36,18 37,77

Hình 6: Biểu đồ biểu diễn khối lượng trung bình các nhóm chuột

Sau thời gian thí nghiệm 25 ngày qua biểu đồ trên có thể thấy rõ được sự khác biệt giữa bốn nhóm chuột, nhóm chuột hồn tồn khỏe mạnh (NIL) khơng mang u cũng như là xạ trị có khối lượng lớn hơn hẳn so với ba nhóm cịn lại (khoảng 51 gram). Cịn đối với nhóm gây u nhưng không xạ trị (NC), khối lượng dừng lại ở khoảng 44 gram; cịn nhóm gây u và được bổ sung melanin trước khi xạ trị là 38 gram; thậm chí nhóm gây u và được xạ trị (IR) chỉ số này còn giảm mạnh hơn, chỉ ở mức 35 gram. Cụ thể hơn nhóm NC có khối lượng trung bình bằng khoảng 86% so với nhóm NIL, cịn nhóm IR có khối lượng trung bình bằng khoảng 69% so với nhóm NIL, và nhóm IR+MEL có khối lượng trung bình bằng khoảng 74% so với nhóm NIL.

Qua kết quả trên, ta thấy việc gây u và xạ trị đều làm giảm khả năng tăng trưởng và phát triển của chuột đặc biệt khi có cả 2 yếu tố càng cộng hưởng làm ngăn cản mạnh hơn. Việc xạ trị làm giảm khả năng tăng trưởng và phát triển của

chuột là hoàn toàn phù hợp tác dụng phụ của xạ trị khi tia xạ không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà còn tiêu diệt, gây hại cho tế bào và mô lành. Hơn thế chiếu xạ cho chuột ở đây là chiếu toàn thân nên ảnh hưởng của tia xạ sẽ càng rõ ràng hơn khi chiếu chỉ bộ phận như đối với cơ thể con người [77, 89]. Mặt khác, khi bổ sung melanin trước khi chiếu xạ, khả năng tăng trưởng của chuột được cải thiện hơn so với việc chỉ chiếu xạ để điều trị. Điều này cũng một phần thể hiện được tác dụng tích cực của melanin trong việc điều trị bằng xạ trị trên mơ hình chuột.

 Thể tích khối u các nhóm trước và sau khi xạ trị

Thể tích khối u là chỉ số quan trọng để đánh giá được mức độ thành công của liệu pháp xạ trị, tác dụng chính liệu pháp đem lại chính là làm giảm thể tích khối u của đối tượng mà khơng cần thực hiện phẫu thuật hay sử dụng hóa chất đều làm đau đớn về mặt thể xác. Dưới đây là bảng kết quả thể tích trung bình khối u giữa các nhóm chuột.

Bảng 4: Thể tích trung bình khối u các nhóm chuột

Nhóm Ngày 3 Ngày 7 Ngày 10 Ngày 15 Ngày 18 Ngày 21 Ngày 25 Đơn vị NC 34 198 496 750 1102 1237 1337 mm3 IR 36 216 557 663 632 484 280 IR+MEL 40 204 603,13 686 600 450 226

Thể tích trung bình khối u trước và sau khi xạ trị của các nhóm chuột ở bảng 4 được trình bày rõ ràng hơn dưới dạng biểu đồ (hình 7).

Hình 7: Thể tích trung bình khối u trước và sau khi xạ trị

(sai số được tính theo SD với mức ý nghĩa 95%)

Khi thể tích khối u chuột đạt khoảng 500 mm3 vào ngày thứ 10, nhóm IR và nhóm IR+MEL đã được đem đi xạ trị. Kết quả cho thấy sau khoảng 5 ngày tức là từ ngày thứ 15 thể tích khối u của hai nhóm IR và IR+MEL bắt đầu có dấu hiệu giảm. Trong khi thể tích u nhóm NC tiếp tục phát triển đạt đỉnh ngày 25 (khoảng hơn 1300 mm3) thì nhóm IR đã giảm đáng kể chỉ cịn khoảng 250 mm3 và nhóm IR+MEL cịn khoảng 210 mm3 tại ngày 25. Nói một cách cụ thể hơn thì thể tích khối u của nhóm chỉ xạ trị (IR) đã giảm chỉ còn bằng khoảng 19% so với nhóm khơng được xạ trị (NC). Ngồi ra, thể tích khối u của nhóm được bổ sung melanin trước khi xạ trị (IR+MEL) thì chỉ cịn khoảng 16% so với nhóm khơng được xạ trị (NC).

Kết quả trên cho thấy hiệu quả rõ rệt của việc bổ sung melanin trước khi xạ trị hơn hẳn so với điều trị bằng xạ trị thơng thường, đã làm giảm đáng kể thể tích khối u của chuột cũng chính là tác dụng chính của xạ trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng bảo vệ mô lành của chuột mang khối u khi điều trị bằng xạ trị thông qua các chỉ tiêu huyết học, hóa sinh và mô học (Trang 37 - 41)