Kết quả xét nghiệm công thức máu các nhóm chuột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng bảo vệ mô lành của chuột mang khối u khi điều trị bằng xạ trị thông qua các chỉ tiêu huyết học, hóa sinh và mô học (Trang 41 - 44)

Thơng số Đơn vị Nhóm NIL Nhóm NC Nhóm IR Nhóm IR+MEL White Blood Cell (WBC) [10^9/L] 4,15 ± 0,98 3,8 ± 0,94 0,45 ±0,10 0,7 ± 0,22 Red Blood Cell (RBC) [10^12/L] 7,7 ± 0,52 6,68 ± 0,19 5,48 ± 1,09 5,21 ± 0,68 Hemoglobin (HGB) [g/dL] 11 ± 0,61 10,63 ± 0,93 8,34 ± 0,65 7,77 ± 0,69 Hematocrit (HCT) [%] 34,4 ± 2,69 33,1 ± 2,30 24,94 ± 2,05 23,1 ± 1,21 Platelets (PLT) [pg] 763,5 ± 27,4 801,6 ± 52,8 178,14 ± 62,5 218,7 ± 23,0 LYM% [%] 72,22 ± 1,52 37,83 ± 2,80 55,96 ± 3,82 60,9 ± 3,15

Từ kết quả xét nghiệm huyết học, so sánh giữa các nhóm có thể thấy các chỉ số: RBC (số lượng hồng cầu), HGB (số lượng huyết sắc tố), HCT (tỉ lệ thể tích khối cầu) nhóm chuột NC và IR đều giảm nhẹ. Cụ thể lấy nhóm NIL làm mốc thì số lượng hồng cầu nhóm NC bằng 87%, nhóm IR bằng 71%, nhóm IR+MEL bằng 68%. Sự khác biệt về số lượng hồng cầu giữa hai nhóm IR (5,48 ± 1,09) và nhóm IR+MEL (5,21 ± 0,68) là khơng đáng kể (-4,9%) và khơng có ý nghĩa thơng kê. Tương tự với số lượng huyết sắc tố nhóm NC bằng 97%, nhóm IR 76%, và nhóm IR+MEL bằng 71%. Mặc dù có sự khác biệt nhỏ (-6,8%) về nồng độ huyết sắc tố giữa hai nhóm IR (8,34 ± 0,65) và nhóm IR+MEL (7,77 ± 0,69), tuy nhiên sự khác biệt này là cũng khơng có ý nghĩa thơng kê. Tỉ lệ thể

tích khối cầu của nhóm NC, IR và IR+MEL lần lượt bằng 96%, 73% và 67% so với nhóm NIL cho thấy việc xạ trị hồn tồn có ảnh hưởng tới các chỉ số máu. Tương tự như ở hai chỉ số số lượng hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố, sự khác biệt về thể tích khối cầu giữa hai nhóm IR (24,94 ± 2,05) và nhóm IR+MEL (23,1 ± 1,21) là khơng lớn (-8%) và khơng có ý nghĩa thơng kê.

Nhưng đặc biệt hơn ở 2 thông số là số lượng bạch cầu và tiểu cầu của nhóm IR giảm mạnh lần lượt chỉ bằng 11% và 23% so với nhóm NIL. Điều này hồn tồn phù hợp khi kích thước lách của nhóm này giảm hẳn mà lách chính là nơi tập trung lưu trữ bạch cầu của cơ thể cũng như những tiểu cầu già yếu, thể hiện qua hình 8 (khối lượng lách của nhóm IR chỉ bằng khoảng 17% so với nhóm NIL). Quan trọng hơn, số lượng bạch cầu của nhóm IR+MEL (0,7 ± 0,22), tăng +55,5% so với số lượng bạch cầu trong nhóm IR (0,45 ±0,10), và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Hình 8: Khối lượng trung bình lách các nhóm chuột

Ở chỉ số tiều cầu, mặc dù tiểu cầu ở trong hai nhóm IR và IR+MEL đều giảm so với đối chứng. Tuy nhiên, nồng độ tiểu cầu của nhóm IR+MEL (218,7 ± 23,0) cao hơn nồng độ tiểu cầu của nhóm IR (178,14 ± 62,5) là +23% và có ý

nghĩa thống kê. Còn ở chỉ số bạch cầu lympho, tỉ lệ bạch cầu lympho trong nhóm IR+MEL (60,9 ± 3,15) cao hơn +8,8% so với tỉ lệ bạch cầu lympho ở nhóm IR (55,96 ± 3,82). Tuy nhiên, sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, điều trị bằng phương pháp hợp kết hợp xạ trị và bổ sung melanin với vai trò như chất bảo vệ (nhóm IR+MEL) làm tăng số lượng tiểu cầu (22,4 %), số lượng bạch cầu (55,6 %), tỷ lệ bạch cầu lympho (8,8 %) hơn so với điều trị khối u chỉ bằng xạ trị (nhóm IR). Điều đó cho thấy khi bổ sung melanin thì hạn chế được sự giảm tiểu cầu và bạch cầu, thể hiện được khả năng hạn chế tác dụng phụ của việc xạ trị.

Những kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Kunwar và cộng sự. Xạ trị làm giảm số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu vào ngày thứ 8 sau xạ trị, và số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu không hề được cải thiện cho đến ngày thứ 12 sau khi xạ trị. Nhưng khi bổ sung melanin trước khi điều trị thì khơng những hạn chế được sự giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu, mà còn làm tăng đáng kể số lượng vào ngày thứ 12 sau khi chiếu xạ [46]. Quan trọng hơn, các kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng, melanin có khả năng làm tăng số lượng bạch cầu và tiểu cầu (khi so sánh giữa hai nhóm IR và IR+MEL) thơng qua việc bảo vệ mô lách, là cơ quan lưu trữ tế bào miễn dịch của cơ thể.

Thêm vào đó, khi so sánh giữa nhóm NIL và nhóm NC đa số các thông số đều giảm rất nhẹ duy nhất chỉ có tỉ lệ bạch cầu lympho giảm mạnh (khoảng 50%). Điều này hoàn toàn phù hợp khi tế bào lympho đặc biệt là tế bào giết tự nhiên (Natural killer cells) và tế bào lympho T CD8 có vai trị cực kỳ quan trọng trong việc tiêu diệt tế bào ung thư [8], việc cần vận động lượng lớn tế bào lympho chiến đấu với tế bào ung thư có thể đã làm giảm tỉ lệ bạch cầu lympho trong nhóm chuột này. Hơn nữa việc giảm tỉ lệ lympho so với việc bạch cầu khơng giảm chính là do ngồi lympho cịn nhiều loại bạch cầu khác trong máu. Chữa trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch cũng là hướng đi cũng đang rất được quan tâm và nghiên cứu trên toàn thế giới hiện nay.

Sự suy giảm số lượng các tế bào máu ngoại vi này là do tế bào gốc tủy xương bị tổn thương nên nhạy cảm với tia xạ hơn so với các tế bào khác [32, 49].

3.2.3 Đánh giá sự thay đổi của chỉ số hóa sinh sau khi chiếu xạ

Mẫu máu được ly tâm và thực hiện các xét nghiệm sinh hóa. Kết quả thể hiện ở các bảng và biểu đồ dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng bảo vệ mô lành của chuột mang khối u khi điều trị bằng xạ trị thông qua các chỉ tiêu huyết học, hóa sinh và mô học (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)