Đánh giá sự thay đổi của chỉ số huyết học sau khi chiếu xạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng bảo vệ mô lành của chuột mang khối u khi điều trị bằng xạ trị thông qua các chỉ tiêu huyết học, hóa sinh và mô học (Trang 41 - 47)

3.2 Đánh giá sự thay đổi trước và sau khi chiếu xạ trên mơ hình

3.2.2 Đánh giá sự thay đổi của chỉ số huyết học sau khi chiếu xạ

Mẫu máu chuột sau khi thu vào ống chống đông máu, ngay lập tức được đưa đi xét nghiệm để tránh tình trạng hư hỏng mẫu. Kết quả sau khi xét nghiệm được thể hiện trong bảng 5 dưới đây:

Bảng 5: Kết quả xét nghiệm cơng thức máu các nhóm chuột

Thơng số Đơn vị Nhóm NIL Nhóm NC Nhóm IR Nhóm IR+MEL White Blood Cell (WBC) [10^9/L] 4,15 ± 0,98 3,8 ± 0,94 0,45 ±0,10 0,7 ± 0,22 Red Blood Cell (RBC) [10^12/L] 7,7 ± 0,52 6,68 ± 0,19 5,48 ± 1,09 5,21 ± 0,68 Hemoglobin (HGB) [g/dL] 11 ± 0,61 10,63 ± 0,93 8,34 ± 0,65 7,77 ± 0,69 Hematocrit (HCT) [%] 34,4 ± 2,69 33,1 ± 2,30 24,94 ± 2,05 23,1 ± 1,21 Platelets (PLT) [pg] 763,5 ± 27,4 801,6 ± 52,8 178,14 ± 62,5 218,7 ± 23,0 LYM% [%] 72,22 ± 1,52 37,83 ± 2,80 55,96 ± 3,82 60,9 ± 3,15

Từ kết quả xét nghiệm huyết học, so sánh giữa các nhóm có thể thấy các chỉ số: RBC (số lượng hồng cầu), HGB (số lượng huyết sắc tố), HCT (tỉ lệ thể tích khối cầu) nhóm chuột NC và IR đều giảm nhẹ. Cụ thể lấy nhóm NIL làm mốc thì số lượng hồng cầu nhóm NC bằng 87%, nhóm IR bằng 71%, nhóm IR+MEL bằng 68%. Sự khác biệt về số lượng hồng cầu giữa hai nhóm IR (5,48 ± 1,09) và nhóm IR+MEL (5,21 ± 0,68) là khơng đáng kể (-4,9%) và khơng có ý nghĩa thơng kê. Tương tự với số lượng huyết sắc tố nhóm NC bằng 97%, nhóm IR 76%, và nhóm IR+MEL bằng 71%. Mặc dù có sự khác biệt nhỏ (-6,8%) về nồng độ huyết sắc tố giữa hai nhóm IR (8,34 ± 0,65) và nhóm IR+MEL (7,77 ± 0,69), tuy nhiên sự khác biệt này là cũng khơng có ý nghĩa thơng kê. Tỉ lệ thể

tích khối cầu của nhóm NC, IR và IR+MEL lần lượt bằng 96%, 73% và 67% so với nhóm NIL cho thấy việc xạ trị hồn tồn có ảnh hưởng tới các chỉ số máu. Tương tự như ở hai chỉ số số lượng hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố, sự khác biệt về thể tích khối cầu giữa hai nhóm IR (24,94 ± 2,05) và nhóm IR+MEL (23,1 ± 1,21) là khơng lớn (-8%) và khơng có ý nghĩa thơng kê.

Nhưng đặc biệt hơn ở 2 thông số là số lượng bạch cầu và tiểu cầu của nhóm IR giảm mạnh lần lượt chỉ bằng 11% và 23% so với nhóm NIL. Điều này hồn tồn phù hợp khi kích thước lách của nhóm này giảm hẳn mà lách chính là nơi tập trung lưu trữ bạch cầu của cơ thể cũng như những tiểu cầu già yếu, thể hiện qua hình 8 (khối lượng lách của nhóm IR chỉ bằng khoảng 17% so với nhóm NIL). Quan trọng hơn, số lượng bạch cầu của nhóm IR+MEL (0,7 ± 0,22), tăng +55,5% so với số lượng bạch cầu trong nhóm IR (0,45 ±0,10), và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Hình 8: Khối lượng trung bình lách các nhóm chuột

Ở chỉ số tiều cầu, mặc dù tiểu cầu ở trong hai nhóm IR và IR+MEL đều giảm so với đối chứng. Tuy nhiên, nồng độ tiểu cầu của nhóm IR+MEL (218,7 ± 23,0) cao hơn nồng độ tiểu cầu của nhóm IR (178,14 ± 62,5) là +23% và có ý

nghĩa thống kê. Còn ở chỉ số bạch cầu lympho, tỉ lệ bạch cầu lympho trong nhóm IR+MEL (60,9 ± 3,15) cao hơn +8,8% so với tỉ lệ bạch cầu lympho ở nhóm IR (55,96 ± 3,82). Tuy nhiên, sự khác biệt này khơng có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, điều trị bằng phương pháp hợp kết hợp xạ trị và bổ sung melanin với vai trị như chất bảo vệ (nhóm IR+MEL) làm tăng số lượng tiểu cầu (22,4 %), số lượng bạch cầu (55,6 %), tỷ lệ bạch cầu lympho (8,8 %) hơn so với điều trị khối u chỉ bằng xạ trị (nhóm IR). Điều đó cho thấy khi bổ sung melanin thì hạn chế được sự giảm tiểu cầu và bạch cầu, thể hiện được khả năng hạn chế tác dụng phụ của việc xạ trị.

Những kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Kunwar và cộng sự. Xạ trị làm giảm số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu vào ngày thứ 8 sau xạ trị, và số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu không hề được cải thiện cho đến ngày thứ 12 sau khi xạ trị. Nhưng khi bổ sung melanin trước khi điều trị thì khơng những hạn chế được sự giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu, mà còn làm tăng đáng kể số lượng vào ngày thứ 12 sau khi chiếu xạ [46]. Quan trọng hơn, các kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng, melanin có khả năng làm tăng số lượng bạch cầu và tiểu cầu (khi so sánh giữa hai nhóm IR và IR+MEL) thơng qua việc bảo vệ mô lách, là cơ quan lưu trữ tế bào miễn dịch của cơ thể.

Thêm vào đó, khi so sánh giữa nhóm NIL và nhóm NC đa số các thơng số đều giảm rất nhẹ duy nhất chỉ có tỉ lệ bạch cầu lympho giảm mạnh (khoảng 50%). Điều này hoàn toàn phù hợp khi tế bào lympho đặc biệt là tế bào giết tự nhiên (Natural killer cells) và tế bào lympho T CD8 có vai trị cực kỳ quan trọng trong việc tiêu diệt tế bào ung thư [8], việc cần vận động lượng lớn tế bào lympho chiến đấu với tế bào ung thư có thể đã làm giảm tỉ lệ bạch cầu lympho trong nhóm chuột này. Hơn nữa việc giảm tỉ lệ lympho so với việc bạch cầu khơng giảm chính là do ngồi lympho cịn nhiều loại bạch cầu khác trong máu. Chữa trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch cũng là hướng đi cũng đang rất được quan tâm và nghiên cứu trên toàn thế giới hiện nay.

Sự suy giảm số lượng các tế bào máu ngoại vi này là do tế bào gốc tủy xương bị tổn thương nên nhạy cảm với tia xạ hơn so với các tế bào khác [32, 49].

3.2.3 Đánh giá sự thay đổi của chỉ số hóa sinh sau khi chiếu xạ

Mẫu máu được ly tâm và thực hiện các xét nghiệm sinh hóa. Kết quả thể hiện ở các bảng và biểu đồ dưới đây.

Bảng 6: Chỉ số chức năng gan của các nhóm chuột

Chỉ số chức năng gan Đơn vị Nhóm NIL Nhóm NC Nhóm IR Nhóm IR+MEL

AST (GOT) U/L 269,3 ± 42,9 205,8 ± 65,3 241,3 ± 33,1 224,4 ± 58

ALT (GPT) U/L 65,9 ± 12,3 38,1 ± 3,7 65,9 ± 6,9 60,1 ± 14,6 Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá hai chỉ số men aspartate aminotransferase (AST) hay còn gọi là glutamic-oxaloacetic transaminase (GOT), và men alanine aminotransferase (ALT), hay còn gọi là glutamic-pyruvic transaminase (GPT). AST có trong bào tương và ti thể ở nhiều loại tế bào: gan, cơ tim, cơ xương, thận, não, tụy, phổi, bạch cầu, hồng cầu. ALT hiện diện chủ yếu trong bào tương tế bào gan. Hai men này xúc tác phản ứng chuyển gốc amin (NH2) giữa các axit amin với nhau. Các chỉ số đánh giá chức năng gan được thể hiện qua bảng 6. Đối với nhóm NC, các chỉ số AST, ALT giảm nhiều so với nhóm NIL. Sau xạ trị thì nồng độ AST cũng như ALT của các nhóm IR và IR+MEL tăng lên. Điều này là dễ hiểu, bởi vì khi có tổn thương, gan sẽ giải phóng các enzym AST, ALT vào trong máu, làm tăng nồng độ của các enzym này. Ngồi ra, với nhóm chuột được bổ sung melanin trước và sau khi xạ trị, nồng độ hai enzym giảm nhẹ so với nhóm chuột chỉ xạ trị. Như vậy, điều trị với melanin cũng góp phần hạn chế tác dụng phụ của xạ trị. Sự thay đổi nồng độ các enzym giữa các nhóm chuột được biểu diễn rõ hơn qua hình 9:

Hình 9: Chỉ số chức năng gan của các nhóm chuột

Ngoài ra, các mẫu máu cũng được sử dụng để xét nghiệm các chỉ số về chức năng thận: Ure, Creatinin. Kết quả thu được thể hiện qua bảng 7.

Bảng 7: Chỉ số chức năng thận của các nhóm chuột

Chỉ số Đơn vị Nhóm NIL Nhóm NC Nhóm IR Nhóm (IR+MEL)

Ure mmol/L 8,2 ± 2,8 7,9 ± 0,8 5,2 ± 1,5 4,9 ± 0,8

Creatinin µmol/L 49,7 ± 2,7 37,1 ± 8,3 48,2 ± 6,2 43,7 ± 11,9 Ure là chỉ số được dùng để kiểm tra chức năng của cả gan và thận. Khi cơ thể hấp thu protein vào cơ thể, protein sẽ chuyển hóa thành các axit amin. Axit amin khơng giữ nguyên cấu trúc mà tiếp tục chuyển hóa thành NH3 và CO2. NH3 được lọc qua gan, chuyển hóa thành ure và chuyển tới thận nhờ các dòng máu. Thận lại tiếp tục lọc ure một lần nữa rồi đào thải ra ngoài. Như vậy trong trường hợp thận hoặc gan khơng khỏe thì việc lọc ure trong máu sẽ không ổn định. Từ

các số liệu thu được có thể nhận xét rằng, hầu như khơng ảnh hưởng đến nồng độ ure trong máu. Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ ure trong máu của các nhóm bị chiếu xạ (IR và IR+MEL) chỉ bằng khoảng 60% so với nhóm khơng bị chiếu xạ (NIL và NC). Điều này có thể lí giải với việc khi chiếu xạ thì sẽ làm trì trệ sự phát triển của chuột, thể hiện qua sự giảm mạnh về trọng lượng chuột trong hai nhóm IR và IR+MEL. Sự trì trệ phát triển của chuột cũng sẽ dẫn tới sự làm chậm các q trình chuyển hóa (trong đó bao gồm cả chu trình ure) xảy ra trong cơ thể, kết quả là làm giảm nồng độ ure trong máu ở hai nhóm bị chiếu xạ so với nhóm đối chứng khơng bị chiếu xạ. Mặt khác, kết quả cũng cho thấy nồng độ ure trong máu chuột ở ở hai nhóm IR và IR+MEL hầu như khơng có sự khác biệt, điều này cho thấy melanin đã không thể hiện khả năng bảo hộ gan và thận của chuột trong quá trình xạ trị.

Hình 10: Chỉ số Ure của các nhóm chuột

Ngồi ra, Creatinin được đào thải qua thận nên cũng là chỉ số phản ánh chức năng lọc của thận. Hình 11 biểu diễn sự khác nhau giữa nồng độ creatinin của các nhóm chuột. Đối với nhóm chuột xạ trị thơng thường (nhóm IR), nồng độ creatinin cao hơn khoảng 30% so với nhóm chuột được gây u nhưng khơng điều trị (nhóm NC). Khi tiêm melanin thì nồng độ creatinin cao hơn, chỉ khoảng 18% so với nhóm NC. Như vậy, có thể thấy khi tiêm bổ sung melanin thì nồng

độ creatinin trong máu thấp hơn khi điều trị xạ trị thông thường, hạn chế tổn thương chức năng thận. 0 10 20 30 40 50 60 Nhóm NIL Nhóm NC Nhóm IR Nhóm (IR+MEL) µm o l/ L Chỉ số Creatinin

Hình 11: Chỉ số Creatinin của các nhóm chuột

3.3 Đánh giá mô học các mẫu mô lân cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng bảo vệ mô lành của chuột mang khối u khi điều trị bằng xạ trị thông qua các chỉ tiêu huyết học, hóa sinh và mô học (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)