- Một số trạng thái thảm thực vật và lồi thực vật rừng tại VQG Ba Vì. Khu vực nghiên cứu tại VQG Ba Vì, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.
(Nguồn: Trần Minh Tuấn, 2014)
2.1.1 Vị trí địa lý
VQG Ba Vì với tổng diện tích là 7.082,00 ha, nằm trong phạm vi các xã: Ba Vì, Vân Hịa, Khánh Thượng, Minh Quang, n Bài, Ba Trại, Tản Lĩnh huyện Ba Vì và một phần nhỏ các xã Yên Trung, n Bình, Tiến Xn, Đơng Xuân huyện Thạch Thất.
Tọa độ địa lý Vườn Quốc gia Ba Vì: Từ 200 55′ đến 210 07′ vĩ độ bắc Từ 105016′ đến 105025′ kinh độ đông.
VQG Ba Vì bao gồm 3 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trên cốt 400 và phân khu phục hồi sinh thái dưới cốt 400, phân khu dịch vụ hành chính. Vùng đệm: Vùng đệm VQG Ba Vì thuộc địa phận 16 xã miền núi thuộc huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai của TP Hà Nội và Lương Sơn, Kỳ Sơn của tỉnh Hịa Bình.
2.1.2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
VQG Ba Vì nằm ở phía tây của thành phố Hà Nội ở độ cao 100 - 1.295m. Các sườn gần đỉnh tương đối dốc và thẳng. Độ dốc các sườn gần đỉnh thường đạt 15-20o xuống các chân sườn thì các vạt gấu đá phát triển. Tuy nhiên do sườn dốc khơng dài, khơng có lưu vực thu nước lớn nên các vạt này không lớn. Trên vành đai trên 600m là vành đai cảnh quan á nhiệt đới với đất mùn Feralit, tuy chưa thật điển hình.
Đất thường có màu nâu, chứa nhiều mùn, phân hóa thành các tầng rõ rệt. Tầng Ao thường nhẹ, thô, chứa mùn thô lẫn nhiều đá lẫn. Hàm lượng mùn thường đạt trên 2%, đất có phản ứng chua, ẩm. Ở đây tuy mặt đất ẩm, dễ có rêu phủ trên đá và mặt đất nhưng khơng có dịng chảy thường xun. [1]
Khí hậu về cơ bản là khí hậu nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ trung bình năm ở vành đai này khoảng 20oC, tổng nhiệt độ năm <7500oC, lượng mưa năm 2000-2500 mm, thuộc loại mưa nhiều. Mùa lạnh kéo dài 5-6 tháng, mùa khô 3 tháng; 0-1 tháng hạn. Tuy nhiên mức độ khô hạn không gay gắt do về mùa vẫn có mưa phùn và độ ẩm khơng khí cao, lượng bốc hơi nước nhỏ. Các cây có bộ rễ sâu vẫn đủ nước. Tại vành đai này chỉ có dịng chảy tạm thời và chấm dứt nhanh sau cơn mưa. [2]
Nhiệt độ số ngày có nhiệt độ dưới 20oC chỉ còn 120 - 150 ngày. Nhiệt độ tháng 1 xuống dưới 15oC, về tháng 7, 8 nhiệt độ không thấp hơn nhiều so với vùng thấp.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm tới 75 – 80% lượng mưa năm. Lượng bốc hơi ở biên giới trên chỉ chiếm khoảng ½ lượng mưa. Dịng chảy mặt ở trên 300m chủ yếu vẫn là dòng chảy tạm thời. [1]
2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Dân cư trong VQG Ba Vì chủ yếu tập trung ở vùng đề xuất mở rộng gồm 3 dân tộc: Kinh, Mường, Dao trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số. Sự phân bố dân cư và dân tộc không đồng đều trong vùng, người Kinh, người Mường ở hầu hết các xã, trong khi đó người Dao tập trung chủ yếu ở xã Ba Vì. Dân tộc Dao ở vùng này chiếm khoảng tỷ lệ (4%) dân số, nhưng có tác động rất lớn đến tài nguyên VQG Ba Vì do tập quán du canh du cư của họ.
Kinh tế trong vùng chủ yếu vẫn là nơng nghiệp, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, diện tích đất canh tác thấp. Cơng trình thủy lợi được triển khai theo hệ thống tự chảy, nhiều nơi gieo cấy không đúng với thời vụ vì phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên như các xã: Ba Vì, Minh Quang, Khánh Thượng v.v. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến chưa tập trung, quy mô sản xuất, chế biến trong các làng nghề cịn manh mún, chưa có giải pháp xử lý chất thải chế biến gây ô nhiễm môi trường.
Thương mại, dịch vụ, du lịch đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, các hoạt động dịch vụ thương mại còn đơn điệu, nhỏ lẻ. Về dịch vụ du lịch ở Ba Vì có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển do Vườn quốc gia Ba Vì là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba Vì quanh năm nước chảy như Thiên sơn – Suối ngà, Ao Vua, Khoang Xanh, Hồ Tiên Sa. Là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: đền Thượng, đền Trung, đền Hạ đền thờ Bác Hồ, tháp Báo Thiên, động Ngọc Hoa.. Chính những điều kiện trên đã tạo nên cho Vườn quốc gia Ba Vì từ lâu đã thành một nơi nghỉ mát vùng núi cao lý tưởng của cả nước.
VQG Ba Vì có một hệ thống đường giao thơng thủy bộ rất thuận lợi nối liền các tỉnh Tây Bắc. [1]