2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.4 Phương pháp đánh giá tiếp cận dựa vào hệ sinh thái để đề xuất giải pháp
thích ứng với biến đổi khí hậu
Cách tiếp cận HST/dựa trên HST (Ecosystem/Ecosystem Based Approach – EBA) là chiến lược do Công ước Đa dạng sinh học (CBD) đề xuất, đầu tiên là để quản lý tài nguyên đất, nước và sinh vật, nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững các dạng tài nguyên này một cách cơng bằng.
Dựa vào tính tương tác của ĐDSH/HST và BĐKH. Một mặt, các HST trên cạn, đất ngập nước và biển là bể hấp thụ và bể chứa cacbon khổng lồ, lưu trữ tới trên 50% lượng cacbon trên Trái đất. Mặt khác, các HST lại là hệ thống hỗ trợ cho sự sống. Hơn thế nữa, mức độ và tính chất của những tương tác này lại thay đổi theo không gian và thời gian. BĐKH là nguyên nhân quan trọng dẫn tới suy giảm ĐDSH. Sự suy giảm ĐDSH, sự xuống cấp của các sinh cảnh tự nhiên/HST cũng góp phần làm gia tăng BĐKH và tạo ra các rủi ro cho đời sống con người.
Các phân tích chi tiết về mối tương tác giữa ĐDSH và BĐKH sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH nói chung và đối với ĐDSH nói riêng. [14]
Để thích ứng với BĐKH về ngun tắc cũng là các giải pháp phục hồi, duy trì tính cân bằng của HST. Theo đó, cách tiếp cận dựa trên HST (EBA) được lựa chọn như cách tiếp cận chủ đạo trong ứng phó với BĐKH, theo nguyên tắc ứng phó với BĐKH là duy trì và tăng cường tính chống chịu, khả năng thích ứng, giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương/rủi ro khí hậu, nhằm hạn chế thiệt hại do BĐKH gây ra cho các hệ sinh thái-xã hội. [16]