2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.2 Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến thảm thực vật rừng
Đánh giá tác động có thể gây ra đối với thảm thực vật và biến động về cấu trúc thực vật trong đó có thành phần lồi đặc trưng của thảm thực vật được thực hiện dựa theo “phương pháp đánh giá độ nhạy cảm dưới tác động của BĐKH đến lồi” [57] và “phương pháp đánh giá tính tổn thương của lồi đối với BĐKH theo hướng sinh thái học” [47] đã được ghi nhận trong phần tổng quan tài liệu. Nguyên tắc thực hiện các phương pháp nêu trên dựa theo đối tượng nghiên cứu là thảm thực vật rừng được thực hiện dựa trên khu hệ thực vật của tất cả các thảm thực vật và một số loài thuộc thảm thực vật.
Trước hết, đưa ra những đánh giá tổng quan về tác động của BĐKH đến thảm thực vật của VQG Ba Vì. Đánh giá chủ yếu dựa vào những nguyên lý về mối quan hệ của BĐKH với đa dạng sinh học và các nguyên lý về tác động “tiềm tàng” của BĐKH đến đa dạng sinh học, cùng với đó là đặc điểm của thảm thực vật tại VQG Ba Vì đã được phân tích, đánh giá trong phương pháp đã đề cập. Ngoài ra, việc đánh giá trên cũng sử dụng kết quả về xu hướng biến đổi về điều kiện khí hậu tại khu vực nghiên cứu để đưa ra kết luận phù hợp. Ngoài ra, để củng cố thêm kết quả đánh giá, các lồi thuộc thảm thực vật tại VQG Ba Vì được đánh giá thêm dựa trên yếu tố địa lý thực vật và phân tích khu hệ để thấy sự biến đổi hoặc dự báo biến đổi trong tương lai dưới sự tác động của BĐKH.
Bước tiếp theo là đánh giá đến một số loài thực vật được lựa chọn phù hợp để đánh giá tác động của BĐKH. Trong đó tiêu chí chủ yếu để lựa chọn các lồi để đánh giá thứ nhất là loài thực vật thuộc các lồi mọc tự nhiên, nhóm cây trồng là thành phần không được lựa chọn, tiêu chí thứ hai là những cây được lựa chọn nằm trong danh sách các lồi cây đặc hữu hoặc có giá trị cần bảo tồn, thứ ba là những lồi này phải cịn tồn tại ít nhất một quần thể tại khu vực nghiên cứu. Các tiêu chí về chọn cây sẽ được giải thích dựa trên các nghiên cứu đã thu thập về hệ sinh thái rừng tại địa phương cùng với những kế hoạch, báo cáo, dự án bảo vệ, bảo tồn loài và các danh sách các loài thực vật đặc biệt như các loài trong sách Đỏ Việt Nam.
Từ phương pháp nghiên cứu đã nêu, các số liệu nghiên cứu về đặc điểm của lồi được thu thập thơng qua các tài liệu nghiên cứu đã có như là các báo cáo về thực vật, đặc điểm được nêu trong sách Đỏ hoặc nghiên cứu về loài, cùng với quan sát thực tế ngoài tự nhiên để phân tích các đặc điểm sinh thái học và đưa ra kết luận về ảnh hưởng của BĐKH đến loài đối chiếu với các tác động gây ra bởi BĐKH được liệt kê trong bảng 1 sau đây sau khi lược bỏ một số yếu tố tác động mà khơng có tác động đến loài thực vật thuộc đối tượng nghiên cứu:
Bảng 1 Một số khía cạnh được dự đốn về BĐKH và những tác động mà chúng có thể có trên các lồi
Biến đổi được dự báo Tác động đến loài
Hiện tượng học: (1, 2, 3, 4, 5) Mùa xuân đến
Mùa thu đến
Độ dài mùa sinh trưởng
(1) Mất đồng bộ của sự di cư và phát tán (2) Mất kết hợp tương hỗ (bao gồm thụ
phấn)
(3) Tương tác với vật gây bệnh hoặc loài ngoại lai mới.
(4) Thay đổi vùng phân bố (5) Mất nơi sống
(6) Tăng áp lực sinh lý gây tử vong trực tiếp hoặc dễ bị mắc bệnh
(7) Thay đổi về sức sinh sản dẫn đến thay đổi cấu trúc quần thể
(8) Thay đổi tỷ lệ giới tính
(9) Thay đổi khả năng cạnh tranh Nhiệt độ: (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11)
Trung bình Cực trị Sự thay đổi Tính chất mùa vụ Mực nước biển dâng
Lượng mưa: (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10) Trung bình
Cực trị Sự thay đổi Tính chất mùa vụ
Cực đoan thời tiết: (6, 7, 8, 9) Bão Lũ Hạn hán Cháy Hàm lượng CO2: (8, 11, 12) Khơng khí Đại dương pH đại dương
(Figure.1, Species susceptibility to climate change impacts, IUCN 2008)
Các giá trị hiển thị được lựa chọn chung là 0: khơng có tác động; -: có tác động tiêu cực; +: có tác động tích cực dựa trên các thơng tin về sinh thái của một số lồi đã lựa chọn.
Dựa vào dữ liệu đánh giá trên sẽ đưa ra những xu hướng biến đổi của danh mục loài nghiên cứu và đánh giá sự thay đổi của lồi trước BĐKH. Trong đó, sau khi tổng hợp các bảng phân tích dựa trên mỗi lồi, tổng hợp mức độ đã được đánh giá trên cùng một tác động, sự gấp bội các cấp độ biểu thị thể hiện sự có nhiều tác động thơng qua tổng hợp nhiều tác động trên một yếu tố tác động. Phương pháp biểu thị bằng ký hiệu này dựa trên phương pháp thang đo đánh giá đồ họa [44]. Từ đó, kết quả đưa ra đánh giá tổng quan về tác động của BĐKH đến thảm thực vật đến cấp độ loài.