CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2 Biểu hiện BĐKH tại khu vực nghiên cứu
Đề tài chủ yếu dựa vào các phân tích, đánh giá của Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hà Nội sử dụng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của trạm khí tượng tại Ba Vì trong giai đoạn từ năm 1971 đến 2015.
3.2.1 Nhiệt độ:
Để đánh giá diễn biến về sự thay đổi nhiệt độ trong những năm qua tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã tổng hợp số liệu đã thu thập và các đánh giá liên quan về nhiệt độ trung bình năm của trạm Ba Vì, kết quả được biểu thị dưới đây:
Bảng 3 Nhiệt độ trung bình của tháng I, VII, Năm các thập kỷ tại VQG Ba Vì
Nhiệt độ 1971- 1980 1981- 1990 1991- 2000 2001- 2015
Trung bình tháng I 15,7 16,0 16,7 16,4
Trung bình tháng VII 28,5 28,9 28,6 28,9
Trung bình năm 23,1 23,3 23,5 23,8
(Nguồn dẫn liệu: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2015)
Trong tháng I - tháng tiêu biểu cho mùa đơng, nhiệt độ trung bình thấp nhất trong thập kỷ 1971-1980, tăng lên trong hai thập kỷ 1981-1990 và 1991-2000, đến giai đoạn 2001-2015 nhiệt độ có xu thế giảm nhẹ. Điều này tương ứng với biểu hiện về khí hậu xuất hiện hiện tượng rét đậm rét hại kéo dài, trong đó năm 2008 có đợt rét kéo dài đến 40 ngày trong tháng 1 đến tháng 2. [30]
Trong tháng VII - tháng tiêu biểu cho mùa hè, nhiệt độ trung bình các thập kỷ khơng có sự khác biệt rõ rệt như trong mùa đông trong khi nhiệt độ mùa hè ít biến đổi hơn. Nhiệt độ trung bình thấp nhất chủ yếu xuất hiện vào thập kỷ: 1971-1980 và cao nhất trong giai đoạn gần đây: 2001-2015. Nhiệt độ mùa hè có xu hướng tăng chậm hơn nhiệt độ mùa đông khi mà mức tăng cao nhất tại mùa đơng là 1oC thì ở mùa hè là 0,4oC.
Nhiệt độ trung bình năm khơng có sự khác biệt rõ rệt giữa các thập kỷ. Nhiệt độ trung bình thập kỷ thấp nhất xuất hiện vào thập kỷ: 1971-1980 và cao nhất thuộc trong giai đoạn gần đây: 2001-2015.
Xu thế biến đổi nhiệt độ của trạm Ba Vì được đánh giá là có xu hướng tương đương với các trạm quan trắc khác tại Hà Nội, trong đó nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tối cao và tối thấp đều có xu hướng tăng lên [30]. Việc nhiệt độ tăng lên kết quả được dự đoán trong những kịch bản BĐKH và nước biển dâng trước đây.
Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp tại Ba Vì đều có xu thế tăng liên tục trong khoảng thời gian được xét đến. Kết quả được thể hiện trong hình 2. N hi ệt đ ộ tố i c ao ( o C) N hi ệt đ ộ tố i th ấp ( o C) Năm Năm
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Mơi trường, 2015) Hình 2 Xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp
Theo xu hướng tăng của lượng mưa trung bình năm thì các giá trị nhiệt độ tối cao và tối thấp cũng có xu hướng tăng lên trong thời kỳ gần đây so với thời kỳ 1961- 1999, trong đó nhiệt độ tại Ba Vì có độ tăng khoảng từ 0,1-0,6oC. Điều này thể hiện cho dấu hiệu của tác động BĐKH lên yếu tố nhiệt độ tại khu vực.
3.2.2 Lượng mưa:
Nhìn chung, lượng mưa mùa khơ, mùa mưa, lượng mưa năm qua các nửa thập kỷ tại Ba Vì có xu thế giảm đồng đều. Lượng mưa lại có xu hướng tăng trở lại từ giai đoạn bắt đầu 2011. Số liệu trung bình lượng mưa được thể hiện trong bảng 4.
Bảng 4 Lượng mưa trung bình các nửa thập kỷ mùa khô, mùa mưa, mưa năm (mm)
Giai đoạn nửa thập kỷ 1966- 1970 1971- 1975 1976- 1980 1981- 1985 1986- 1990 1991- 1995 1996- 2000 2001- 2005 2005- 2010 2011- 2014
Lượng mưa trung bình tại mùa mưa (mm)
2129 2162 1882 1868 1672 1519 1680 1553 1441 1771
Lượng mưa trung bình tại mùa khơ (mm)
50 82 99 113 150 153 94 111 80 133
Lượng mưa năm trung bình (mm)
2213 2309 2025 2130 1878 1750 1891 1737 1582 1972
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường, 2015) Trung bình mỗi giai đoạn, lượng mưa trung bình năm bị giảm khoảng 0,01%. Đến giai đoạn từ 2005-2010 thì lượng mưa giảm nhiều nhất so với tất cả những giai đoạn còn lại. Mặc dù trong một số giai đoạn ví dụ như từ năm 1996 – 2000 thì lượng mưa đã tăng lên nhưng khơng đáng kể và lại bị giảm tại giai đoạn ngay sau đó.
Lượng mưa tại mùa khơ của giai đoạn 1986-1995 là cao nhất, tuy nhiên lại có xu hướng giảm ngay sau đó cao nhất khoảng 0,4% cùng với sự giảm nhẹ của lượng mưa trung bình năm.
Hiện tượng khô hạn đã xảy ra thường xuyên hơn vào giai đoạn gần đây. Theo ghi nhận trong Niêm giám thống kê Ba Vì thì những tháng 1 và 12 năm 2008 và tháng 12 năm 2011 thì lượng mưa gần như là 0 mm.[63]
Nhìn chung, lượng mưa tại trạm Ba Vì vẫn ở mức cao so với các trạm khác tại thành phố Hà Nội, tuy nhiên chỉ có xu hướng tăng trong giá trị mưa mùa khơ, cịn nhìn chung là lượng mưa tại Ba Vì có xu hướng giảm [30]. Chênh lệch lượng mưa giữa thời kỳ 1961-1999 so với thời kỳ gần đây lên đến trên 250 mm.
3.2.3 Các yếu tố cực đoan
Theo các dữ liệu thống kê trong giai đoạn nền đã đề cập trên, nhiệt độ ngày cao nhất và thấp nhất có xu thế tăng rõ rệt, tại Ba Vì số ngày có nhiệt độ khơng khí trên 39oC tăng ít nhất là 1,4 ngày vào và cao nhất là 3,7 ngày vào giữa thế kỷ 21. Số ngày
rét đậm, rét hại có xu thế giảm, tuy nhiên xuất hiện những đợt rét đậm kéo dài kỷ lục. Ở Ba Vì vào tháng 1 năm 2016 đã xuất hiện băng tuyết khi nhiệt độ đo được dưới 0oC. Mưa lớn xảy ra bất thường hơn cả về thời gian, địa điểm, tần suất và cường độ.
Tác động cực đoan của BĐKH thể hiện ở các vấn đề: nhiệt độ, lũ quét, khô hạn, bão, lượng mưa, lụt. Đánh giá các yếu tố cực đoan tại khu vực nghiên cứu được dựa theo báo cáo của tổ chức WWF về đánh giá tính dễ tổn thương trước BĐKH của các HST tại Việt Nam bằng cách ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của các HST trong bối cảnh BĐKH tại Việt Nam.
Kết quả tổng quát được đưa ra như sau: Ảnh hưởng của lũ quét là cực thấp đối với khu vực Ba Vì, trong đó tỷ số khơ hạn và lượng mưa ở mức tác động rất thấp và khơng hề có tác động của lụt, có thể là do điều kiện địa lý của khu vực nghiên cứu khiến cho vùng này ít chịu tác động của các điều kiện cực đoan này. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá này cho thấy tác động của Bão và Nhiệt độ ở mức cao. Điều kiện nhiệt độ cực đoan là chỉ các điều kiện cực trị của nhiệt độ xuất hiện tần số lớn hơn và khắc nghiệt hơn, gây ra biên độ nhiệt cao nhất trong năm lớn. Đây là yếu tố tác động chính đến sự phát triển của thảm thực vật, gây ra nhiều biến đổi nhất đối với sự sinh sản và phát triển của các lồi. Vì vậy, điều kiện cực đoan về nhiệt độ sẽ gây nhiều tác động có thể nhất đối với thảm thực vật.
3.2.4 Xu hướng biến đổi của điều kiện khí hậu tại VQG Ba Vì
Để kết luận về xu hướng biến đổi của điều kiện khí hậu trong tương lai phù hợp với 5 tiêu chí thay đổi dự báo được đưa ra trong bảng 1, đề tài sử dụng kịch bản BĐKH và nước biển dâng năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, kịch bản này không đưa ra chi tiết về xu hướng biến đổi cho khu vực VQG Ba Vì tại huyện Ba Vì mà chỉ đưa ra các số liệu ở cấp tỉnh, thành phố. Khu vực VQG Ba Vì nằm trong phạm vi thành phố Hà Nội, vì vậy khu vực này chịu tác động của BĐKH với mức tác động tương tự như giá trị đối với thành phố Hà Nội. Điều này tương ứng với việc kịch bản BĐKH đối với thành phố Hà Nội có thể áp dụng cho khu vực VQG Ba Vì.
Theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, xu hướng biển đổi về khí hậu của thành phố Hà Nội được phân tích như sau:
Bảng 5 Mức độ thay đổi trung bình (%) nhiệt độ trung bình năm và lượng mưa năm so với giai đoạn thời kỳ cơ sở
Yếu tố khí hậu Kịch bản Các mốc thời gian 2016-2035 2046-2065 2080-2099 Nhiệt độ (oC) RCP4.5 0,6 1,7 2,4 RCP8.5 1,1 2,2 3,9 Lượng mưa (mm) RCP4.5 12,6 17,0 24,0 RCP8.5 9,9 17,8 29,8
(Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam 2016) Ngoài ra, theo như phân tích các dữ liệu về khí hậu tại VQG Ba Vì, kết quả cho thấy đã có những biểu hiện biến đổi về các điều kiện thời tiết. Điều này có thể đưa ra minh chứng về sự xuất hiện tác động của BĐKH tại khu vực VQG Ba Vì.
Để phù hợp với phương pháp đánh giá, xu hướng tác động của BĐKH dựa theo mức độ thay đổi theo kịch bản BĐKH về tác động đến khu vực Hà Nội và các phân tích khác tại khu vực Ba Vì sẽ được tổng hợp dựa trên tiêu 5 tiêu chí thay đổi dự báo theo phương pháp đã nêu tại bảng 1 để đánh giá tác động của BĐKH lên khu vực VQG Ba Vì. Trong đó:
Về hiện tượng học, trong điều kiện BĐKH hiện tại, mùa xuân sẽ đến sớm hơn và mùa thu đến muộn hơn. Đây là kết quả của tác động tăng mức nhiệt độ trung bình trong tháng mùa đông (tháng 12 đến tháng 2) tại khu vực. Cụ thể là theo kịch bản thì mức tăng trong đầu thế kỷ khoảng 0,6-0,8oC, giữa thế kỷ có mức tăng phổ biến từ 1,2- 1,6oC [9]. Điều này khiến cho mùa lạnh bị rút ngắn gây ra hiện tượng kéo dài mùa sinh trưởng (mùa hè) đối với thực vật.
Về nhiệt độ, nhiệt độ trung bình theo các kịch bản đã nêu được đánh giá là tăng lên so với thời kỳ nền. Ngoài ra, trong nhận xét về các cực trị về nhiệt độ, xu hướng biến đổi đều mang tính khắc nghiệt hơn như là nhiệt độ cực cao là tăng và nhiệt độ cực thấp giảm [9], từ đó dẫn đến biên độ nhiệt trong năm có xu hướng tăng cao.
Về lượng mưa, lượng mưa trung bình năm theo kịch bản có sự tăng nhẹ. Tuy nhiên, hiện tượng đáng chú ý là lượng mưa tăng tập trung vào những tháng mùa mưa và ở mức thấp tại những tháng mùa khơ [9]. Theo phân tích về lượng mưa tại Ba Vì,
lượng mưa trung bình năm đang có xu hướng giảm. Điều này có thể tăng nguy cơ khơ hạn liên tục.
Hiện tượng cực đoan tại khu vực nghiên cứu theo như đánh giá tại mục 3.2.3 theo WWF, các hiện tượng cực đoan không bao gồm lũ lụt do tầm ảnh hưởng của lũ lụt đến VQG là không đáng kể. Theo phân tích trên thì khu vực này chịu nhiều tác động của bão và nhiệt độ cao gây hạn hán.
Nồng độ CO2 tăng lên do BĐKH là điều tất yếu có thể dự báo được. Trong các thế kỷ qua, nồng độ CO2 toàn thế giới được ghi nhận bởi NOAA qua các năm có xu hướng tăng nhanh và đã đạt quá ngưỡng trung bình (400ppm) trong năm 2018 [64]. Theo xu hướng chung thì điều kiện CO2 tăng là kết quả tất yếu của quá trình BĐKH tại VQG Ba Vì. Nồng độ CO2 tăng lại đạt nhiều điều kiện thuận lợi cho thực vật có mạch trong quá trình quang hợp.