CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3 Đánh giá tác động của BĐKH
3.3.3 Đánh giá tác động của BĐKH lên thảm thực vật rừng khu vực VQG Ba
thơng qua tác động đến 5 lồi điển hình
Dựa trên phương pháp đã đề cập về đánh giá tính tổn thương của loài trước BĐKH dựa trên các tiêu chí của bảng 1 và các đánh giá chi tiết dựa trên yếu tố tác động theo bảng 1, bảng tổng hợp được đưa ra đánh giá mang tính tương đối dựa trên thang đánh giá phổ thơng với năm mức tiêu chí như sau:
Bảng 11 Tổng hợp đánh giá tác động của BĐKH dựa trên loài
STT Tác động đến loài (A) (B) (C) (D) (E)
1 Mất đồng bộ của sự di cư và phát tán + + -- - - 2 Mất kết hợp tương hỗ (bao gồm thụ phấn) 0 - -- -- - 3 Tương tác với vật gây bệnh hoặc loài ngoại
lai mới.
ND ND ND ND ND
4 Thay đổi vùng phân bố -- -- -- - 0
5 Mất nơi sống -- -- -- - --
6 Tăng áp lực sinh lý gây tử vong trực tiếp hoặc dễ bị mắc bệnh
0 0 0 0 0
7 Thay đổi về sức sinh sản dẫn đến thay đổi cấu trúc quần thể
- -- -- -- 0
8 Thay đổi tỷ lệ giới tính ND ND ND ND ND
9 Thay đổi khả năng cạnh tranh - - - - ++
Ghi chú:
A. Bách xanh (Calocedrus macrolepis) B. Thông tre (Podocarpus neriifolius) C. Sam bông (Amentotaxus argotaenia) D. Sến mật (Madhuca pasquieri)
E. Phỉ ba mũi (Cephalotaxus mannii)
+ ảnh hưởng tốt
0 khơng có ảnh hưởng - ảnh hưởng xấu -- ảnh hưởng rất xấu ND khơng có dữ liệu
Tác động của BĐKH lên lồi chủ yếu là mang tính xấu đi do sự thay đổi của điều kiện tự nhiên sẽ tác động đến thời điểm thụ phấn, ra hoa của lồi, cùng với đó là thời điểm nảy chồi và phát triển để có thể tạo ra thế hệ sau mà cụ thể là khả năng tái sinh của loài. Khả năng tái sinh có mối quan hệ mật thiết đến q trình duy trì quần thể lồi trong thảm thực vật, sự suy giảm khả năng tái sinh khiến cho cấu trúc thảm thực vật trước đó bị thay đổi, từ đó làm thay đổi đặc điểm đặc trưng của thảm gây ra biến đổi thảm hoặc thay đổi ranh giới ban đầu. Điều này chính là kết quả tác động lên sự phân bố bị ảnh hưởng dựa vào sự phân bố các yếu tố BĐKH.
Ngồi ra, khả năng sống sót đến trưởng thành của cây con cũng là yếu tố bị tác động gây ra thay đổi cấu trúc thảm thực vật trên. Dưới tác động của BĐKH, cây tái sinh rất dễ bị tác động khi bị thiếu điều kiện sinh trưởng ban đầu. cấu trúc thảm thay đổi dẫn đến thay đổi mật độ tán rừng, chất lượng đất do sự rửa trôi hoặc sự phát triển của những loài sâu hại khơng xuất hiện trước đó.
Kết quả chủ yếu là thay đổi vùng phân bố hoặc mất nơi sống, đây là hai trạng thái bị thay đổi nhiều nhất trước sự ảnh hưởng của BĐKH. Điều này dẫn đến suy giảm quần thể và thậm chí gây tiệt chủng lồi nếu như khơng có sự phát tán lên vùng có điều kiện khí hậu thích hợp khác sau khi có sự BĐKH.
Cụ thể đối với 5 lồi được phân tích, Sam bơng là lồi chịu tác động tiêu cực lớn nhất, đây vốn là loài nhạy cảm và có phân bố hẹp. Điều này gây ra ảnh hưởng rất xấu đến loài. Tiếp đến là loài Sến mật cũng đều khơng có được tác động tích cực từ BĐKH. Ba lồi cịn lại chịu tác động gần như tương tự nhau về cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Đặc biệt, loài Phi ba mũi nhận được tác động cực tốt lên khả năng cạnh tranh đối với loài khác. Bên cạnh đó, lồi này cũng nhận được ít tác động tiêu cực nhất, có ít thay đổi đối với biến động của điều kiện khí hậu. Chứng tỏ đây là đại diện cho lồi có khả năng trở thành loài phát triển mạnh và trở nên ưu thế. Tác động tích cực của
BĐKH lên Bách xanh và Thông tre là tác động đến sự phát tán do kéo dài mùa sinh sản và phát triển. Tuy nhiên, những tác động tích cực tạo thuận lợi cho một số đặc điểm cũng không thể hiện rằng BĐKH tác động thuận lợi hoàn toàn lên đặc điểm đó do cịn nhiều tác động khác tác động đến các đặc điểm liên quan, vì vậy gây các tác động tổng thể là ảnh hưởng xấu đi đối với loài.
Đa số loài được lựa chọn đánh giá là loài thuộc kiểu thảm thực vật rừng nhiệt đới núi thấp. Dưới điều kiện của BĐKH thì vành đai khí hậu tạo nên kiểu thảm thực vật này đang có nhiều biến đổi, chủ yếu là biến đổi thu hẹp phạm vi. Theo kết quả đánh giá, các loài thuộc thảm thực vật này khá nhạy cảm, và đều chịu tác động xấu đi theo xu hướng của BĐKH. Cụ thể là tác động làm thu hẹp phạm vi phân bố và mất nơi sống. Điều này phù hợp với biến đổi trong phạm vi khí hậu của thảm thực vật này.
3.3.3.1 Biểu hiện về sự biến đổi của thảm thực vật tự nhiên tại VQG Ba Vì
Kết quả khảo sát và phân tích so sánh cho thấy những kết quả sau:
Đối với 5 loài được đánh giá, quần thể Bách Xanh hiện tại được ghi nhận phân bố chủ yếu ở trên độ cao 1000m ở sườn đơng. Vị trí này có quần thể Bách Xanh phát triển xen kẽ với một số loài thuộc họ Ngọc Lan khác và không tạo thành quần hệ lớn. Theo như ghi nhận trong các tài liệu tham khảo trước đó, Bách Xanh được ghi nhận xuất hiện tại độ cao dưới 1000m và có quần thể lớn. Ngồi ra, Phỉ ba mũi hoặc Sam bông đều là những lồi có số lượng rất nhỏ. Những lồi này chỉ tồn tại trong khu vực ngun sinh có địa hình dốc ở mạn sườn tây của VQG Ba Vì. Những cá thể Sam bơng có số lượng hạt phát tán lớn xung quanh cây mẹ và xuất hiện nhiều những cây con, tuy nhiên những cây con này đều bị chết vào năm sau. Điều này chứng tỏ điều kiện môi trường không thuận lợi cho việc tái sinh của các loài ở thảm thực vật rừng nhiệt đới mưa mùa núi thấp.
Sến mật được đánh giá là lồi có số lượng lớn, cùng với phạm vi phân bố rộng ở vùng có độ cao tầm 700m, tuy nhiên chúng chỉ tập trung trong khu vực rừng tự nhiên ít bị tác động. Loài này cùng với Bách Xanh là lồi có khả năng tái sinh tốt nhất trong 5 loài được đánh giá khi mà số lượng cá thể vẫn còn tương đối nhiều và phát triển tạo thành quần thể tương đối bền vững. Tuy nhiên, dưới những tác động khác ngồi BĐKH thì q trình duy trì sự ổn định này chưa chắc đã tồn tại.