M Ở ĐẦU
2. Mục đích và ý nghĩa của đề t ài
3.3. Ảnh hưởng của dung môi chiết đến khả năng chống oxy hóa của dịch chiết
Bảng 3.2. Hàm lượng nước, betacyanin và Vitamin C trong vỏ quả thanh long trình bày ở bảng 3.2.
Thành phần Hàm lượng
Nước (%) 89 ± 4
Betacyanin tổng số (mg/kg vỏ thanh long bảo quản đông) 109 ± 3 Vitamin C (mg/100g vỏ thanh long xay nhuyễn bảo quản đông) 55,8 ± 2
Từ kết quả ở bảng 3.2 cho thấy :
- Vỏ quả thanh long chứa hàm lượng nước khá cao (khoảng 89%), do đó rất dễ bị hư thối. Vì thế, vỏ sau khi bóc tách nên tiến hành xử lý rồi đem bảo quản đông đến khi
chiết tách chất chống oxy hóa để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả chiết tách chất chống
oxy hóa của nguyên liệu phế thải.
- Hàm lượng betacyanin trong vỏ quả thanh long hơi thấp so với củ cải đường. Nên sau khi tinh chế thì giá thành betacyanin chiết từ vỏ quả thanh long sẽ cao hơn củ cải đường. Tuy nhiên, nhược điểm này có thể được bù trừ nhờ vào giá thành của nguyên liệu đầu vào vỏ quả thanh long rẻ hơn nhiều so với của cải đường.
- Hàm lượng vitamin C trong vỏ quả thanh long (55.8 mg/100g vỏ nhuyễn) cao
hơn trong phần ruột quả thanh long (9,4 mg/100g phần ăn được). Như vậy, có thể nói
trong vỏ quả thanh long chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn trong phần ruột.
Từ đó, có thể kết luận không phải tất cả các loại vỏ trái cây đều là phế thải vô tác dụng. Đôi khi phần vỏ lại có ích hơn cả phần thịt. Vì thế, phải biết tận dụng các nguồn
phế liệu để vừa tạo ra các chất hữu ích vừa tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Góp phần cho nền kinh tế và tạo ra chất chống oxy hóa để ứng dụng bảo quản, bổ sung hàm lượng chất chống oxy hóa vào sản phẩm trong ngành công nghiệp thực phẩm
3.3. Ảnh hưởng của dung môi chiết đến khả năng chống oxy hóa của dịch chiết từ vỏ quả thanh long vỏ quả thanh long
Bản chất của dung môi ảnh hưởng nhiều đến khả năng chống oxy hóa của dịch
Kết quả thu được khi tiến hành chiết chất chống oxy hóa từ vỏ quả thanh long bằng phương pháp ngâm chiết trong các dung môi khác nhau.
Màu sắc và hoạt tính chống oxy hóa của các dịch chiết từ vỏ quả thanh long
bằng các dung môi khác nhau lần lượt từ trái sang phải là ethanol, methanol, nước cất được thể hiện ở hình 3.1, đồ thị hình 3.2 và hình 3.3.
Hình 3.1. Dịch chiết từ vỏ quả thanh long bằng ethanol, methanol, nước cất.
Hình 3.2. Ảnh hưởng của dung môi chiết đến khả năng khử gốc tự do DPPH của các dịch chiết từ vỏ quả thanh long
Hình 3.3. Ảnh hưởng của dung môi chiết đến tổng năng lực khử của các dịch chiết từ vỏ quả thanh long
Từ đồ thị hình 3.1 và hình 3.2 cho ta thấy sự khác biệt về khả năng khử gốc tự
do DPPH và tổng năng lực khử 3 dung môi ethanol, methanol và nước cất. Đối với nước cất thì khả năng trích ly các chất kém hơn 2 dung môi còn lại, cụ thể là chất
chống oxy hóa.
Khả năng khử gốc tự do DPPH và tổng năng lực khử của dịch chiết trong 2
dung môi ethanol và methanol cao hơn là do 2 dung môi này, có khả năng hòa tan
được các polyphenol, vitamin, betacyanin từ trong vỏ quả thanh long tốt hơn nước cất.
Do thành phần chủ yếu trong vỏ quả thanh long là betacyanin, nó chứa nhiều nhóm
phân cực nên tan tốt trong các dung môi này.
Khi so sánh 2 dung môi này thì khả năng chiết chất chống oxy hóa là gần như nhau nhưng nếu xét về độ an toàn và tính về kinh tế thì dùng ethanol là có hiệu quả hơn. Do giá thành của Ethanol rẻ hơn nhiều so với methanol.
Vì vậy dung môi ethanol được chọn làm dung môi chiết chất chống oxy hóa từ
vỏ quả thanh long trong thí nghiệm này.