Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ thích hợp đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 30)

6. Cấu trúc luận văn

1.6. Phương pháp nghiên cứu

1.6.1. Điều tra bổ sung chỉnh lý bản đồ thổ nhưỡng

Thực hiện theo Quy trình điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình

(TCVN9487:2012). Quan trắc, mơ tả hình thái phẫu diện theo FAO/ UNESCO/WRB. Thực hiện qua 3 giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn

điều tra ngoài đồng và giai đoạn làm nội nghiệp.[3]

1.6.2. Lấy mẫu đất phân tích nơng hóa

được tiến hành theo ngun tắc:

a).Thời điểm lấy mẫu phải tiến hành trước lúc bón phân hay sau khi thu hoạch. b).Mẫu nơng hóa phải lấy ở vị trí điển hình, đại diện, tránh lấy ở chỗ quá cao hoặc

quá trũng so với địa hình xung quanh, tránh gị đống, mương nước cũ, nơi để phân hoặc những nơi cây mọc quá tốt hay q xấu, khơng điển hình cho tồn bộ thửa đất.

c). Phương pháp lấy mẫu:

– Với đất lúa, mẫu đất phải lấy ở toàn bộ chiều dày tầng canh tác; Với đất chuyên

màu và cây trồng cạn ngắn ngày, mẫu đất lấy ở độ sâu 0 - 20cm. Mỗi một khoanh

đất lấy một mẫu hỗn hợp. Mẫu hỗn hợp được lấy tối thiểu từ 5 điểm trong khoanh,

theo đường chéo, trộn đều để lấy 300-500g /mẫu.

– Với đất trồng cây lâu năm thì mẫu đất lấy ở điểm đại diện cho từng lô/thửa.

Nguyên tắc chọn điểm lấy mẫu tương tự như chọn vị trí phẫu diện chính có phân tích. Căn cứ nhiều kết quả nghiên cứu về đặc điểm thực vật thì hầu hết cây trồng lâu

năm có độ sâu vùng rễ tập trung ở 0 -70cm. Do vậy, mẫu đất phải lấy ở toàn bộ

khoảng độ sâu 0-70cm, trộn đều và giữ lại 500g/mẫu.

1.6.3. Phương pháp phân tích chỉ tiêu lý hóa học đất.

Thực hiện tại phịng Phân tích Đất và Mơi trường của Viện QH&TKNN. Các

phương pháp phân tích đất được áp dụng tương ứng với từng chỉ tiêu cụ thể được

Bảng 1: Chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích đất

TT Chỉ tiêu/đơn vị tính Phương pháp phân tích

1 pHKCl Đo trên máy pHmét-632

2 OM % Tiurin

3 Tỷ lệ cấp hạt (3 cấp theo FAO) Ống hút Robinson

1.6.4. Phương pháp đánh giá đất đai theo yếu tố hạn chế của FAO.

Vận dụng phương pháp đánh giá đất theo hướng dẫn của FAO Framework for Land Evaluation (số 32, 1976) và các tài liệu mới hơn, kết hợp với quy trình đánh giá đất sản xuất nơng nghiệp theo TCVN 8409-2012 của Bộ Khoa học và Công

nghệ Việt Nam ban hành năm 2012, để thực hiện phân hạng thích hợp đất đai ở Chi Lăng.

Có nhiều phương pháp để đánh giá thích nghi tự nhiên của đất đai như phương pháp chủ quan, phương pháp trọng trong số, mơ hình tốn hay theo yếu tố hạn chế

lớn nhất; nhưng đều cần thể hiện qua sự liên hệ giữa những khảo sát tài nguyên và

phân tích kinh tế - xã hội cũng như đối chiếu với cách thức mà các loại hình sử

dụng đất được xây dựng, có thể tiến hành theo phương pháp 2 bước (Two Stages)

hoặc phương pháp song hành (Paralell).

- Phương pháp song hành: Trong phương pháp này, sự phân tích mối liên hệ

giữa đất đai và loại hình sử dụng đất được tiến hành đồng thời với phân tích kinh tế - xã hội.Phương pháp song hành thích hợp cho các đề xuất rõ ràng trong các dự án phát triển ở mức độ chi tiết và bán chi tiết.

- Phương pháp 2 bước: Bao gồm bước thứ nhất chủ yếu là đánh giá điều kiện

tự nhiên (đánh giá vật lý), sau đó là bước thứ 2 bao gồm những phân tích về kinh tế - xã hội (đánh giá kinh tế).

Tuy thực hiện theo cách nào cũng thực hiện qua 9 bước sau để hoàn chỉnh một dự án đánh giá đất đai:

Hình 1:Thứ tự các bước đánh giá đất đai B1.Xác B1.Xác định mục tiêu B2.Thu thập tài liệu B3. Xác định loại sử dụng đất B5.Đánh giá mức độ thích hợp B6. Đánh giá môi trường và KTXH B7.Đề xuất loại sử dụng thích hợp nhất B8, Quy hoạch sử dụng đất B9,ứng dụng đánh giá đất B4. Xác định các đơn vị đất đai

Trong khuôn khổ luận văn này, dự kiến được thực hiện đánh giá đất đến

bước 5 theo phân hạng thích nghi tương ứng với phương pháp đánh giá mức độ

thích nghitheo yếu tố hạn chế trên các chất lượng đất (đánh giá vật lý).

1.6.5. Phương pháp chuyên gia và kế thừa tài liệu.

Phương pháp chuyên gia được áp dụng trong lựa chọn cây trồng đánh giá,

xây dựng yêu cầu sử dụng đất với các loại cây trồng và đề xuất bố trí các loại hình

sử dụng đất từ kết quả phân hạng.

Phương pháp kế thừa tài liệu từ cơng trình “Nghiên cứu xây dựng bản đồ

nơng hóa- thổ nhưỡng phục vụ thâm canh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn” với số liệu phân tích

của 516 mẫu đất được thực hiện lấy mẫu, phân tích từ năm 2008-2010 và 162 phiếu

điều tra của 49 chủ hộ gia đình trên địa bàn huyện Chi Lăng, tổng hợp xử lý cho xác định được các loại hình sử dụng đất chính, tình hình sản xuất, mức độ thâm canh và

hiệu quả kinh tế đem lại.

1.6.6. Phương pháp bản đồ tích hợp cơng nghệ GIS

Công nghệ GIS xử lý dữ liệu không gian, thành lập cơ sở dữ liệu cho các lớp

thông tin thuộc tính và được kết hợp với phương pháp bản đồ để xây dựng, biên

tậpcác bản đồ chuyên đề như đơn vị đất đai, đánh giá phân hạng thích hợp đất đai,

định hướng đề xuất sử dụng đất đai.

Hình 2: Quy trình các bước nghiên cứu

CHUẨN BỊ

- Xác định mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp tài liệu, cơ sở dữ liệu nghiên cứu có liên quan

ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

- Điều kiện tự nhiên có liên quan đến phân hạng thích nghi. - Thực trạng kinh tế xã hội.

- Điều tra hiện trạng sử dụng đất năm 2014.

THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN HẠNG THÍCH NGHI ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI

- Lựa chọn các chỉ tiêu tạo lập đơn vị đất đai

- Mô tả đặc điểm các chỉ tiêu - Phân cấp chỉ tiêu đánh giá - Xây dựng các bản đồ đơn vị thành phần - Chồng xếp tạo lập bản đồ đơn vị đất đai LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÂY TRỒNG ĐÁNH GIÁ - Đánh giá các loại hình SD đất SXNN - Lựa chọn các cây trồng chính để đánh giá

ĐẶC TRƯNG SINH THÁI CÂY TRỒNG - Mô tả các yêu cầu sinh thái của từng cây trồng theo đơn vị đất đai

ĐÁNH GIÁ, PHÂN HẠNG THÍCH NGHI - Căn cứ vào đặc trưng sinh thái, phân cấp thích nghi các chỉ tiêu đánh giá

- Đánh giá theo các yếu tố hạn chế

ĐỀ XUẤT DIỆN TÍCH PHÁT TRIỂN CÁC LHSDĐ CHỈNH LÝ BẢN

ĐỒ ĐẤT - Cập nhật kết quả phân tích

- Chuyển đổi phân loại phát sinh sang phân loại định lượng theo FAO- UNESCO

CHƯƠNG 2:

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN HẠNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN CHI LĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ thích hợp đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)