Đặc điểm thảm thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ thích hợp đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 36 - 37)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.5. Đặc điểm thảm thực vật

Thực vật có vai trị quan trọng trong việc hình thành đất, trước hết là nguồn cung cấp hữu cơ cho đất, nhờ có hữu cơ mà các hoạt động sinh học trong đất được duy trì và phát triển, nhiều vi sinh vật được tồn tại và ngay cả những động vật như giun cũng sẽ bị huỷ diệt nếu khơng có chất hữu cơ, nguồn cung cấp hữu cơ cho đất

ở các vùng đồi núi chủ yếu là do thực vật tự nhiên. Chính vì lẽ đó, đất được coi như

là một" vật thể sống". Mặt khác, nhờ có lớp phủ thực vật mà đất ít bị xói mịn, rửa trơi dinh dưỡng. Chi Lăng nằm trong vùng nhiệt đới ẩm nên thực vật rất phong phú, bao gồm cả thực vật tự nhiên với đặc trưng của rừng nhiệt đới ẩm, và thực vật trồng rất đa dạng. Sự phân bố của thảm rừng cũng như của thực vật trồng gắn liền với sự phân bậc của địa hình:

Ở dãy nũi Cai Kinh, một số chỗ có độ cao hơn 500 m là đới rừng điển hình

nhiệt đới xanh quanh năm. Thảm rừng gồm cây thân gỗ xen lẫn tre nứa và thân leo chằng chịt khó đi lại, tầng thảm mục mỏng và thường chuyển lớp đột ngột.

Cịn lại địa hình thấp hơn 500 m, chỉ còn gặp thực vật và cây gỗ lớn ở một số

xã, tiếp giáp và xen kẽ với các vùng núi thấp hoặc tạo thành dạng thung lũng được

bao bọc bởi các dãy núi cao. Thực vật ở đây chủ yếu là cây á nhiệt đới như dẻ,

xoan, trám, trúc ... Theo số liệu thống kê năm 2008, diện tích đất có rừng tồn

huyện là: 27.414 ha. Bao gồm các loại cây hồi, thông, keo, bạch đàn, tre nứa, cây

bụi… trong đó cây hồi, thơng, bạch đàn là cây có giá trị kinh tế cao đang được phát triển tại địa bàn Huyện.

Các loại thực vật ở rừng Chi Lăng tương đối đa dạng, phong phú cả ở rừng

núi đá vơi và núi đất. Diện tích đất rừng sản xuất 20.108 ha; diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở cụm núi đất và cụm núi đá, điển hình và các xã Y Tịch 2.871ha, Vạn Linh 2.132 ha, Hữu Kiên 2.311ha, Lâm Sơn 1.730 ha, rừng núi đá ở Chi Lăng có nhiều loại gỗ quý, hiếm như trắc, nghiến hoàng đàn, trũ chỉ... Rừng núi đất có chẹo, sám, giẻ ... Diện tích rừng trồng có 5.130 ha, chủ yếu tập trung nhiều ở cụm

đường sắt 2.580 ha được trồng theo các dự án 327 (nay là chương trình 5 triệu ha

Như vậy Chi Lăng cũng là một huyện chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới

gió mùa, có nhiệt lượng cao, ánh sáng đầy đủ, lượng mưa dồi dào, thuận lợi cho

thực vật sinh trưởng và cho khối lượng chất hữu cơ cao. Tuy vậy, do rừng bị khai thác khơng hợp lý. Vì vậy, khả năng cung cấp hữu cơ cho đất thấp, đã thế do độ che phủ thấp, mất đất kéo theo mất mùn và cả các chất dinh dưỡng khác, gây tình trạng thối hoá nghiêm trọng, đặc biệt đối với vùng đồi núi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ thích hợp đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)