6. Cấu trúc luận văn
2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.5. Đặc điểm quá trình hình thành đấtchủ yếu
Ngoài các đặc điểm tự nhiên như trên, các quá trình hình thành đất cịn bị
chiphối bởi hoạt động của con người. Hoạt động của con người có ảnh hưởng rất
lớn đến chiều hướng phát triển của đất ví như san ủi tạo nên ruộng bậc thang để
trồng lúa nước, được coi là tác động tích cực, biện pháp này sẽ hạn chế được xói
mịn đất và hơn thế nữa, khi canh tác lúa nếu bón đủ phân luôn được xem là loại sử
dụng đất bền vững. Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề bón phân ít được chú ý nên đất
cũng ngày một suy thoái dinh dưỡng. Trên đất dốc với phương thức canh tác nương rẫy và chủ yếu vẫn là bóc lột đất thì khó có thể sản xuất ổn định trên những loại đất
ấy. Đó là chưa kể đến tình trạng khai thác rừng bừa bãi. Vì vậy, một phần diện tích đất đồi núi của huyện khơng cịn thực bì, hoặc thưa thớt, lớp đất mặt bị bào mịn, đất chỉ cịn tầng mỏng, thậm chí trơ đá gốc khó có thể sử dụng vào mục đích nơng
nghiệp.
Các quá trình hình thành đất được trình bày dưới đây được coi là những đặc
điểm của các nhóm đất, loại đất, tạo sự khác biệt giữa nhóm, loại đất này với các
nhóm, loại đất khác. Điều này chỉ mang tính tương đối vì rằng trong cùng một
nhóm đất có thể chịu tác động của nhiều q trình hình thành đất chứ khơng phải
của một. Một số nghiên cứu cho rằng đó là q trình hình thành đất thứ cấp. Các
quá trình này xẩy ra trong đất mạnh hay yếu, chủ đạo hay khơng hồn tồn phụ
thuộc vào các điều kiện hình thành đất đã trình bày ở trên. Dưới đây xin trình bày
tóm tắt cá q trình hình thành đất cơ bản diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của huyện
1/Quá trình Feralit
Quá trình Feralit được coi là quá trình chủ đạo ở đất nhiệt đới ẩm nói chung và tại Chi Lăng nói riêng, phát triển mạnh ở những vùng đất đồi gị có độ cao từ vài chục mét đến 700m. Thực chất của quá trình này là rửa trôi các cation kim loại kiềm và kiềm thổ, oxyt silíc. Đồng thời tích lũy tuơng đối các hợp chất oxyt sắt và nhơm. Các khống thứ sinh chủ yếu hình thành trong quá trình feralit là các khoáng kaolinit, haloizit, gơtit, gipsit và hydroxit sắt nhơm ngậm nước. Do tích luỹ các oxyt sắt (màu đỏ) và oxyt nhơm (màu vàng) mà đất có màu đỏ vàng hoặc vàng đỏ khá
đặc trưng, độ đậm nhạt của màù sắc đất và màu đỏ vàng hay vàng đỏ phụ thuộc vào
tỉ lệ các oxyt sắt hoặc oxyt nhôm cũng như cường độ feralit, trong khi đó cường độ feralit khơng những phụ thuộc vào độ cao mà còn phụ thuộc vào loại đá mẹ và tuổi của loại đất. Quá trình feralit giảm khi lên cao và nhường chỗ cho quá trình alit với
đặc trưng chính tăng luợng tích luỹ Al2O3 và SiO2, quá trình phân giải chất hữu cơ
cũng chậm hơn nên mùn được tích luỹ lại[6]. Sự hiện diện của các gam màu nói trên trong đất khơng đơn thuần mơ tả màu sắc mà là đặc trưng cho quá trình feralit, hậu quả của q trình này là chua hố, độ bão hồ bazơ thấp và giàu sắt, nhơm di
động, mùn hố theo hướng hình thành fulvat, năng lực cố định lân rất lớn.
2/ Q trình xói mịn rửa trơi
Xói mịn rửa trơi là q trình phổ biến trong vỏ phong hoá và đất vùng nhiệt
đới ẩm nhất là ở những vùng có độ dốc lớn, lớp phủ thực vật khơng cịn và lượng
mưa lớn, tập trung thì q trình xói mịn, rửa trơi xảy ra càng mãnh liệt. Khi mua lớn, một phần lượng nước được thấm vào đất và phần lớn chảy tràn trên bề mặt đất kéo theo các kim loại kiềm và kiềm thổ ra khỏi dung dịch đất và keo đất. Bóc mịn dần lớp đất mặt làm cho đất suy giảm tầng đất mịn. Hiện tượng này thấy rất rõ khi khảo sát trên các vùng đất trống đồi trọc, lớp đất mịn bị bóc đi chỉ cịn trơ lại đá
gốc. Tình trạng xói mịn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: lớp phủ thực vật; độ dốc; chiều dài sườn dốc; cường độ mưa. Điều này được minh chứng bởi số liệu tổng hợp loại đất theo độ dốc và độ dày tầng đất mịn (phần phụ lục) cho thấy, đất càng dốc, diện tích đất tầng mỏng càng lớn. Q trình xói mịn khơng những chỉ dẫn đến mất
đất kèm theo lượng dinh dưỡng có trong đất mà cịn rửa trơi cation kim loại kiềm và
kiềm thổ làm cho chất lượng của dung tích hấp thu của các loại đất đồi núi suy
giảm, trong thành phần của dung tích hấp thu, canxi chỉ chiếm dưới 30%. Q trình rửa trơi, xói mịn khơng những chỉ xảy ra theo chiều ngang mà còn xảy ra theo chiều thẳng đứng (hiện tượng trực di) tạo nên sự phân hoá tỉ lệ cấp hạt sét trong đất, hình thành tầng B khá điển hình.
3/ Q trình tích luỹ mùn, khống hóa chất hữu cơ
Sự hình thành mùn là đặc điểm quan trọng để phân biệt “đất” và “mẫu chất”. Chính nhờ có q trình này mà đất có “sự sống” nên nhiều tác giả cho rằng mùn là cơ sở của độ phì nhiêu đất. Quá trình này chỉ xuất hiện khi có thực vật, bất luận đó là thực vật tự nhiên hay cây trồng. Tại vùng địa hình cao trên 700m, cịn rừng,
thường xuyên được cung cấp một lượng chất hữu cơ, do nhiệt độ thấp, quá trình
phân giải chất hữu cơ yếu, đất có q trình tích luỹ mùn khá điển hình, hàm lượng hữu cơ vào loại giàu (>5%). Ngược lại, những nơi khơng cịn rừng chất hữu cơ giảm nhanh đơi khi chỉ cịn 1-2%. Tại vùng đồng bằng, nơi có địa hình thấp trũng hoặc các thung lũng vùng đất dốc có hàm lượng hữu cơ cao 4-8%.
4/ Q trình bồi tích
Ngược lại với q trình xói mịn, rửa trơi ở vùng đất dốc, q trình bồi tích
được coi là q trình chủ đạo hình thành nhóm đất phù sa và đất ở các thung lũng
hẹp ven đồi núi mà trước đây thường gọi là đất bán thuỷ thành. Diện tích được bồi tích bao gồm cả phù sa và đất thung lũng, gọi chung là đất bằng có 2.984 ha. Độ phì tự nhiên của đất bồi tích rất khác biệt, điều này sẽ được làm sáng tỏ trong phần đặc
điểm các nhóm đất, loại đất.