Đặc điểm địa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ thích hợp đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 30 - 32)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1. Đặc điểm địa chất

Đặc điểm địa chất có sự liên quan chặt chế đến quá trình hình thành cũng

như quá trình phát sinh của lớp vỏ thổ nhưỡng ngày nay, từ đó quyết định tính chất cơ bản của đất.Do vậy, để lấy cơ sở nghiên cứu đặc điểm thổ nhưỡng cần quan tâm trước hết đến yếu tố đá mẹ và mẫu chất hình thành đất, theo [16], một số đặc điểm của các loại đá hình thành đất Chi Lăng có những nét chính sau:

Đá Andezitlà loại đá thuộc nhóm đá mácma phun trào trung tính có chứa các

Loại đá này tạo thành từng khối lớn. Đây là loại đá mềm dễ bị phong hoá nên lớp

phủ thổ nhưỡng khá dày, màu nâu đỏ, thành phần cơ giới nặng, cấu trúc viên, hạt,

độ phì tự nhiên khá.

Đá phiến sét là loại đá trầm tíchcơ học bao phủ một diện tích rộng lớn trên địa bàn huyện Chi Lăng. Đây là loại đá thuộc nhóm đá trầm tích, cấu tạo chủ yếu

bằng các hạt có đường kính <0,01mm, ngồi khống sét cịn có sắt, canxi... bị ép lại tạo thành từng lớp khá rõ rệt. Loại đá này phân bố ở hầu khắp các huyện trên nhiều bậc địa hình. Đá chịu sự phong hoá mạnh của các yếu tố tự nhiên nên tầng đất dày, thành phần cơ giới nặng, màu đỏ vàng, độ phì tự nhiên khá.

Đá cát kếtlà loại đá trầm tích cơ học khá phổ biến trong huyện, được cấu tạo

chủ yếu bằng các hạt cát. Do vậy, thành phần chính của đá cát là thạch anh, chất gắn kết trong đá cát thường là sắt, canxi, khống sét, silíc. Khi phong hố hình thành lớp

đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì tự nhiên thấp, đất chua và độ bão hoà bazơ

thấp.

Đá vơiđược xếp vào loại đá trầm tích hố học và sinh học. Sự thành tạo đá

vôi là do sự lắng đọng của các muối cacbonat canxi, thành phần chính của loại đá

này là CaCO3. Đá vôi thường tạo thành khối riêng biệt hoặc tạo thành dải lớn hình cánh cung, vách dựng đứng. Đây là loại đá có chứa lượng lớn canxi và magiê. Do vậy, khi phong hố cho đất có thành phần cơ giới nặng, cấu trúc viên hạt, tơi xốp,

độ phì tự nhiên khá, đất có màu đỏ nâu đặc trưng. Vùng đá vơi thường có địa hình

Karster, hang động ngầm.

Sản phẩm mẫu chất phù sa và dốc tụ bao gồm mẫu chất phù sa cổ có tuổi địa chất kỷ đệ tứ và phù sa hiện đại được hình thành và phân bố ở ven các con sông lớn, phân bậc địa hình khá rõ nét. Mẫu chất phù sa cổ thường gắn với địa hình đồi thấp, lượn sóng nhẹ, độ cao trên 25m. đất hình thành từ mẫu chất này có thành phần cơ giới nhẹ, có sự chuyển lớp đột ngột về thành phần cơ giới giữa tầng mặt và tầng kế tiếp, đất cũng có quá trình feralit, độ phì tự nhiên thấp và có xu hướng suy thối.

suối. Độ phì tự nhiên của các loại đất này rất khác biệt và bị chi phối mạnh mẽ bởi chất lượng phù sa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ thích hợp đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)