1.4. Cơng tác phịng chống tai nạn giao thông liên quan đến rƣợu bia:
1.4.1. Trên thế giới
Trên thế giới cho đến nay mới có 88 quốc gia (49%) có luật uống rƣợu- lái xe sử dụng giới hạn BAC <= 0,05 g/dl. 86% các quốc gia ở khu vực Châu Âu có các quy định về BAC, ở các khu vực khác trên thế giới hoặc khơng có giới hạn BAC hoặc có giới hạn trên 0,05 g/dl [19].
Do nguyên nhân gây tử vong hàng đầu vì TNGT nên chính phủ, các tổ chức quốc tế, các cơ quan ban ngành liên quan đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và đƣa ra những văn bản chính thức để giảm thiểu tử vong do TNGT.
Tại Úc, chƣơng trình can thiệp bền vững giảm các vụ va chạm có liên quan đến chất có cồn đã đƣợc triển khai từ những năm 1970. Các thông tin nghiên cứu về tác hại của chất có cồn đã đƣợc thu thập, và đây là cơ sở để vận động chính sách và phê duyệt qui định về mức độ tối đa BAC cho lái xe. Mặc dù cùng theo hệ thống liên bang, song mỗi bang lại chịu trách nhiệm về các vấn đề an toàn đƣờng bộ riêng. Do đó, tiêu chuẩn tối đa về BAC của các bang khơng có sự đồng nhất. Ở một số bang tiêu chuẩn là 0,05 BAC trong khi ở nơi khác là 0,08 BAC. Sau khi phê chuẩn qui định về tiêu chuẩn BAC, việc thực thi pháp luật trên diện rộng của cảnh sát giao thông đƣợc thực hiện từ những năm 1980 cùng với việc triển khai các chƣơng trình can thiệp khác bao gồm tuyên truyền, vận động cộng đồng, các chƣơng trình tại cộng đồng, thay đổi giấy phép về chất có cồn. Sau hơn 30 năm thực hiện, yếu tố chất có cồn trong các vụ va chạm đã giảm một nửa và thái độ của cộng đồng về sử dụng chất có cồn và lái xe đã thay đổi căn bản, theo đó, cộng đồng đã nhận thức rằng sử dụng chất có cồn khi lái xe là hành vi thiếu trách nhiệm xã hội [52].
Hình 1.4: Tỉ lệ tử vong giảm ở người lái xe ô tô và mô tô sau khi áp dụng tiêu chuẩn mức BAC tối thiểu là 0,05g/100ml, Úc, 1981-2001 [52]
Tại Pháp, năm 2002, những hình phạt cho lái xe sử dụng chất có cồn nghiêm khắc hơn và một số luật mới đƣợc ban hành. An tồn giao thơng đƣờng bộ của Pháp trong giai đoạn 2002-2004 là một thành công lớn, khi tử vong do giao thông đƣờng bộ giảm 32%. Kết quả trên là tổng hợp của nhiều biện pháp, trong đó tập trung chủ yếu vào tốc độ và sử dụng chất có cồn khi lái xe [52]. Liên quan đến sử dụng chất có cồn khi lái xe, các biện pháp bao gồm giảm mức độ BAC từ 0,08 (quy định từ năm 1978) xuống 0,05 và 0,02 cho lái xe buýt. Việc thực thi pháp luật cũng đƣợc triển khai nghiêm túc, nhƣ xét nghiệm nồng độ cồn trong hơi thở tăng lên 15%. Bên cạnh đó, việc xử phạt cũng nghiêm khắc hơn, trong đó, phạt từ 3 lên 6 điểm nếu BAC từ 0,05 đến 0,08 (phạt đến 12 điểm thì tƣớc bằng lái xe). Kết quả là việc sử dụng chất có cồn và lái xe đã giảm mạnh, năm 2004 giảm 40% so với năm 2003. Một nghiên cứu đã cho thấy 38% số ngƣời đƣợc cứu sống trong năm 2003 và 2004 do cải thiện hành vi về sử dụng chất có cồn khi tham gia giao thông [33].