Phân bố BAC của bệnh nhânvi phạm luật theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nồng độ cồn trong máu ở các bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông điều trị cấp cứu tại bệnh viện hữu nghị việt đức 14 (Trang 52)

nồng độ Hemoglobin trong máu HGB

HGB (g/1)

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n %

< 140 71 49,7 35 33,7 3 60 109 43,3 140 - 160 67 46,9 57 54,8 2 40 126 50,0

>160 5 3,5 12 11,5 0 0 17 6,7

Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tơi thì gần một nửa số bệnh nhân CTSN do TNGT có nồng độ Hemoglobin trong máu thấp < 140 g/l, chiếm 43.3%, chỉ có 17 trƣờng hợp có HGB cao > 160 g/l, chiếm tỷ lệ 6,7%. Ở hai nhóm BAC 50-150 mg/dl và > 250 mg/dl, tỷ lệ bệnh nhân có HGB thấp đều chiếm cao nhất lần lƣợt là 49,7% và 60%, riêng nhóm BAC từ 150-250 mg/dl thì tỷ lệ này chỉ là 33,7%.

Bảng 3.9. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo thể tích hồng cầu trong máu HCT

HCT (%)

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n %

< 38 38 26,6 17 16,3 2 40,0 57 22,6 38 - 50 105 73,4 87 83,7 3 60,0 195 77,4

>50 0 0 0 0 0 0 0 0

Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết bệnh nhân CTSN do TNGT có thể tích hồng cầu trong máu ở mức bình thƣờng, có 195 trƣờng hợp chiếm 77,4%, có 57 bệnh nhân có HCT ở mức thấp < 38 %, chiếm tỷ lệ 22,6 % và khơng có trƣờng hợp nào có HCT cao > 50% (bảng 3.9).

3.1.7. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo tình trạng có hay

khơng đội mũ bảo hiểm

Bảng 3.10. Phân bố BAC của bệnh nhânvi phạm luật theo tình trạng có hay khơng đội mũ bảo hiểm

Đội mũ bảo hiểm

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n %

114 79,7 77 74,0 3 60,0 194 77,0

Không 29 20,3 27 26,0 2 40,0 58 23,0 Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, trong 252 trƣờng hợp bệnh nhân có BAC vƣợt ngƣỡng cho phép thì 194 trƣờng hợp khi tham gia giao thơng có đội mũ bảo hiểm chiếm tỷ lệ 77,0%, 58 trƣờng hợp không đội mũ bảo hiểm chiếm tỷ lệ 23,0%. Tỷ lệ 23% số trƣờng hợp CTSN không đội mũ bảo hiểm trong nghiên cứu của chúng tơi cũng đủ nói lên ý thức của ngƣời dân về phƣơng tiện bảo vệ có giá trị này còn hờ hững (bảng 3.10). Thực trạng này cũng có thể thấy ở những địa phƣơng khác trong cả nƣớc.

Theo kết quả nghiên cứu của Trƣơng Phƣớc Sở, qua điều tra trên 658 bệnh nhân đƣợc chẩn đoán bị chấn thƣơng đầu do TNGT khi đi xe gắn máy vào khám tại khoa Cấp Cứu – Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2008, số trƣờng hợp khơng đội nón bảo hiểm khi tham gia lƣu thơng chiếm tỷ lệ 23,2% [21].

Theo dõi tình hình cấp cứu bệnh nhân CTSN tại bệnh viện Việt Đức sau một năm thực hiện Nghị quyết 32 của Chính phủ thấy năm 2008 có 7326 trƣờng hợp CTSN, trong đó 1205 trƣờng hợp CTSN khơng đội mũ bảo hiểm chiếm 16,5% [4] . Trong 821 ca CTSN vào Bệnh viện Nhân dân 115 trong năm 2008, 221 trƣờng hợp không đội mũ bảo hiểm chiếm tỷ lệ 26,9% [11].

Theo Phạm Hồng Thái nghiên cứu tình hình chấn thƣơng do TNGT đến cấp cứu tại Khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu – Bến Tre trong 09 tháng đầu năm 2010 thấy 60% có đội mũ bảo hiểm, 4% khơng đội, 36% khơng rõ có đội mũ hay khơng do ngƣời đƣa nạn nhân đến bệnh viện không nắm đƣợc [18].

Theo nghiên cứu của chúng tơi thì BAC càng cao, tỷ lệ khơng đội mũ bảo hiểm càng tăng, có 20,3% bệnh nhân trong nhóm BAC từ 50-150 mg/dl khơng đội mũ bảo hiểm, ở nhóm BAC 150-250 mg/dl, con số này là 26,0% và ở nhóm BAC > 250 mg/dl, tỷ lệ bệnh nhân không đội mũ bảo hiểm tăng lên tới 40%.

3.2. Mối liên quan giữa độ nặng của chấn thƣơng sọ não và nồng độ cồn máu

3.2.1. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo chấn thương phối hợp

Bảng 3.11. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo chấn thương phối hợp

Chấn thƣơng phối hợp

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n % CTSN đơn thuần 90 62,9 63 60,6 4 80 157 62,3 CTSN kèm chấn thƣơng khác 53 37,1 41 39,4 1 20 95 37,7 Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

Về chấn thƣơng phối hợp, có 157 trƣờng hợp CTSN đơn thuần chiếm 62,3%, 95 trƣờng hợp CTSN có kèm theo chấn thƣơng nặng khác nhƣ chấn thƣơng hàm mặt, cột sống, chi, ngực, bụng, đa chấn thƣơng chiếm 37,7%. Ở tất cả các nhóm nồng độ cồn, bệnh nhân chủ yếu bị CTSN đơn thuần, chiếm tỷ lệ trên 60% ở mỗi nhóm (bảng 3.11).

Theo nghiên cứu của Trƣơng Phƣớc Sở, qua điều tra trên 658 bệnh nhân đƣợc chẩn đoán bị chấn thƣơng đầu do tai nạn giao thông khi đi xe gắn máy vào khám tại khoa Cấp Cứu – Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2008, có 43 trƣờng hợp chiếm 6,8% số trƣờng hợp có chấn thƣơng kết hợp [21]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 37,7% bệnh nhân có chấn thƣơng kết hợp, cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Trƣơng Phƣớc Sở, điều này chứng tỏ những ngƣời có sử dụng đồ uống có cồn trƣớc khi lái xe, khi bị tai nạn CTSN thì mức độ chấn thƣơng sẽ nặng hơn, khơng chỉ có CTSN đơn thuần mà cịn kèm theo một hay nhiều chấn thƣơng nặng khác nhƣ chấn thƣơng hàm mặt, chấn thƣơng cổ, cột sống, chi, ngực, bụng và đa chấn thƣơng.

Theo thống kê của Cục quản lý môi trƣờng y tế năm 2012, tỷ lệ bệnh nhân uống rƣợu tai nạn giao thông bị CTSN khá cao, chiếm tới 55,5%, sau là chấn thƣơng chi và đa chấn thƣơng chiếm 43,5% và 38,5% [9].

Theo kết quả nghiên cứu 04 tháng đầu năm 2008 tại bệnh viện Việt Đức trên 5681 bệnh nhân TNGT, CTSN chiếm gần 40%. Qua các nghiên cứu, CTSN là một trong những nguy cơ cao của các trƣờng hợp TNGT. Theo kết quả của nghiên cứu của chúng tơi, 62,3% bệnh nhân TNGT có BAC vƣợt ngƣỡng cho phép đƣợc chẩn đoán là CTSN, 37,7% bệnh nhân ngồi CTSN cịn kèm theo một hay nhiều loại chấn thƣơng nặng khác nhƣ chấn thƣơng cột sống, chấn thƣơng chi, chấn thƣơng ngực, bụng và đa chấn thƣơng.

Viện Sức khỏe tâm thần và khoa học thần kinh quốc gia, Bangolore - Ấn Độ (NIM- HANS) ƣớc tính rằng 21% nạn nhân bị CTSN do va chạm giao thơng bị ảnh hƣởng bởi đồ uống có cồn (do bác sĩ chẩn đoán) vào thời điểm bị va chạm và 90% ngƣời sử dụng chất có cồn trong vịng 3 giờ trƣớc khi va chạm xảy ra. Nạn nhân say rƣợu thƣờng bị nhiều thƣơng tích và bị nặng hơn so với nhóm khơng say rƣợu. So sánh với nhóm khơng say rƣợu, tỷ lệ cần phẫu thuật ở nhóm nạn nhân say rƣợu cao hơn (8% so với 5%), tử vong cao hơn (6,5% so với 4%) và bị các di chứng thần kinh khi ra viện cũng cao hơn (13% so với 9%) [28].

Năm 1964, một nghiên cứu bệnh chứng đƣợc tiến hành tại Michigan, Mỹ đã chỉ ra rằng những ngƣời lái xe có sử dụng chất có cồn có nguy cơ bị va chạm cao hơn nhiều so với những ngƣời có mức BAC bằng 0, và nguy cơ này tăng lên nhanh chóng cùng với sự tăng của mức độ cồn trong máu [19].

- Ngƣời lái xe ô tơ và xe máy có BAC > 0 đã là đối tƣợng nguy cơ cao của thƣơng tích giao thơng đƣờng bộ hơn là ngƣời khơng sử dụng chất có cồn. Trong nhóm lái xe chung, khi mức BAC bắt đầu tăng từ 0, nguy cơ bị va chạm bắt đầu tăng đáng kể ở mức BAC bằng 0,04g/ 100ml.

- Lái xe trẻ chƣa có kinh nghiệm: nếu có mức độ BAC từ 0,05g/ 100ml thì nguy cơ va chạm giao thơng tăng gấp 2,5 lần so với nhóm đã có kinh nghiệm lái xe.

- Lái xe trẻ từ 20-29 tuổi: có nguy cơ cao gấp 3 lần so với nhóm trên 30 tuổi ở mọi mức BAC.

- Lái xe tuổi vị thành niên: có nguy cơ bị va chạm giao thông tử vong gấp 5 lần so với nhóm tuổi trên 30 ở mọi mức BAC.

- Lái xe vị thành niên có BAC 0,03 g/100ml chở từ 2 ngƣời trở lên có nguy cơ bị va chạm giao thơng cao gấp 34 lần so với lái xe 30 tuổi trở lên khơng sử dụng chất có cồn và khơng chở khách.

Những kết quả này đã đƣợc chứng thực và tăng cƣờng thông qua các nghiên cứu trong những năm 80, 90 và vào năm 2002 [30,37,48]. Những nghiên cứu này cung cấp cơ sở cho việc thiết lập giới hạn hợp pháp của lƣợng cồn trong máu và hơi thở tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Những nghiên cứu đó cũng tìm ra nguy cơ tƣơng đối gây ra va chạm bắt đầu tăng rõ rệt khi BAC đạt mức 0,04 g/dl và ở mức 0,1 g/100 ml thì nguy cơ tƣơng đối xảy ra va chạm cao gấp 5 lần so với mức BAC bằng 0, và khi mức BAC là 0,24 g/100 ml thì nguy cơ va chạm cao gấp 140 lần so với nguy cơ tƣơng đối ở mức BAC bằng 0. Đối với những ngƣời điều khiển xe mơtơ, có BAC trên 0,05 g/100 ml đƣợc ƣớc lƣợng là có nguy cơ bị va chạm cao gấp 40 lần so với những ngƣời có BAC bằng 0 [43].

3.2.2. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo thang điểm Glasgow

Bảng 3.12. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo thang điểm Glasgow

Điểm Glasgow

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % N % n % n % ≥ 13 78 16,1 50 48,1 2 40,0 130 51,6 9 - 12 23 16,1 36 34,6 2 40,0 61 24,2 6 - 8 24 16,8 14 13,5 0 0 38 15,1 ≤ 5 18 12,6 4 3,8 1 20,0 23 9,1 Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

Dựa trên thang điểm Glasgow để đánh giá tình trạng CTSN do TNGT, nghiên cứu cho thấy 51,6% bệnh nhân có điểm Glasgow trên 13, có nghĩa là CTSN ở mức nhẹ; 24,2% bệnh nhân CTSN mức trung bình; 15,1% bệnh nhân có điểm Glasgow tử 6 - 8, có nghĩa là CTSN nặng và 9,1% bệnh nhân CTSN nguy kịch, đe dọa tụt não. Trong số các bệnh nhân CTSN nguy kịch, đe dọa tụt não (có điểm Glasgow ≤ 5), bệnh nhân có BAC ≥ 250 mg/dl chiếm tỷ lệ cao nhất 20,0%.

Theo “báo cáo nghiên cứu nồng độ cồn trong máu và nồng độ cồn trong huyết thanh của bệnh nhân tai nạn giao thông tại Bệnh viện Việt Đức” của Cục Quản lý môi trƣờng Y tế năm 2012 có 69,5% trƣờng hợp tai nạn giao thông với mức độ hôn mê nhẹ, 24,5% trƣờng hợp mức độ trung bình và có 6% ở mức độ nặng [9].

Theo kết quả báo cáo “Tình hình tai nạn giao thơng liên quan đến sử dụng rƣợu bia tại bệnh viện Việt Đức qua nghiên cứu 2009 -2010”, tiến hành nghiên cứu trên 3.239 trƣờng hợp TNGT đến khám và điều trị tại Bệnh viện Việt Đức có làm xét nghiệm BAC trong 02 năm 2009, 2010, kết quả cho thấy mức độ chấn thƣơng nhẹ chiếm tỷ lệ 45,5%; vừa chiếm tỷ lệ 35,9%; nguy kịch và nặng chiếm 15,6% và tối nguy kịch chiếm tỷ lệ 3,0%. [5].

Trong nghiêm cứu của Trƣơng Phƣớc Sở, qua điều tra trên 658 bệnh nhân đƣợc chẩn đoán bị chấn thƣơng đầu do TNGT khi đi xe gắn máy có hoặc khơng có đội nón bảo hiểm vào khám tại khoa Cấp Cứu Bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2008, đa số bệnh nhân có điểm Glasgow từ 13 đến 15 điểm chiếm 61,6%, có 193 bệnh nhân có Glasgow từ 9 đến 12 điểm chiếm 29,3%, có 60 trƣờng hợp có glasgow từ 8 điểm trở xuống, trong đó có 25 ca trong tình trạng rất nặng đe dọa tụt não chiếm 3,8% [21].

Tỷ lệ bệnh nhân CTSN do TNGT có BAC vƣợt ngƣỡng cho phép bị hôn mê sâu, đe dọa tụt não trong nghiên cứu của chúng tôi là 9,1%, cao hơn so với nhiều nghiên cứu đã đƣợc công bố trƣớc đây. Điều này chứng tỏ việc sử dụng đồ uống có cồn trƣớc khi lái xe có khả năng đã làm tăng mức độ nặng của chấn thƣơng, cụ thể

3.2.3. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo phương pháp điều trị

Bảng 3.13. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo phương pháp điều trị

Cách thức điều trị

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n % Có phẫu thuật 42 29,4 28 26,9 1 20,0 71 28,2 Không phẫu thuật 101 70,6 76 73,1 4 80,0 181 71,8 Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

Về cách thức điều trị, có 71 trƣờng hợp phải phẫu thuật sọ não chiếm 28.2%, 181 trƣờng hợp không phải phẫu thuật về sọ não chiếm 71,8%. Ở cả 3 nhóm BAC, bệnh nhân khơng phải phẫu thuật đều chiếm tỷ lệ trên 70% (bảng 3.13).

3.2.4. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo thời gian nằm viện

Bảng 3.14. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo theo thời gian nằm viện

Thời gian nằm viện

(ngày)

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n % 1 13 9,1 13 12,5 3 60,0 29 11,5 2 - 4 76 53,1 53 51,0 1 20,0 130 51,6 5 – 9 33 23,1 24 23,1 1 20,0 58 23,0 10 - 19 18 12,6 10 9,6 0 0 28 11,1 ≥ 20 3 2,1 4 3,8 0 0 7 2,8 Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

Hầu hết bệnh nhân CTSN do TNGT có thời gian nằm viện từ 2 - 4 ngày, có 130 trƣờng hợp chiếm 51,6%, 28 trƣờng hợp có thời gian nằm viện kéo dài trên 10 ngày chiếm tỷ lệ 11,1%; đặc biệt có 7 trƣờng hợp có thời gian nằm viện kéo dài trên 20 ngày, chiếm tỷ lệ 2,8%. Tất cả bệnh nhân có BAC > 250 mg/dl có thời gian nằm viện < 10 ngày, trong đó 60% bệnh nhân có thời gian nằm viện là 1 ngày (bảng 3.14).

Bảng 3.15. Phân bố kết quả điều trị của bệnh nhân vi phạm luật theo thời gian nằm viện

Thời gian nằm viện

(ngày)

Chuyển viện Ra viện Nặng xin về Tổng

n % n % n % n % 1 16 55,2 2 6,9 11 37,9 29 100 2 - 4 103 79,2 21 16,2 6 4,6 130 100 5 – 9 34 58,6 21 36,2 3 5,2 58 100 10 - 19 10 35,7 18 64,3 0 0 28 100 ≥ 20 3 42,9 4 57,1 0 0 7 100 Tổng 143 65,9 104 26,2 5 7,9 252 100

Những bệnh nhân có thời gian nằm viện là 1 ngày chủ yếu là đƣợc chuyển viện (chiếm 55,2%) và bệnh nhân nặng, tiên lƣợng tử vong, gia đình xin về (chiếm 37,9%) (bảng 3.15).

3.2.5. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo kết quả điều trị

Bảng 3.16. Phân bố BAC của bệnh nhân vi phạm luật theo theo kết quả điều trị

Kết quả điều trị

50≤BAC<150 150≤BAC<250 BAC≥250 Tổng

n % n % n % n %

Chuyển viện 90 62,9 73 70,2 3 60,0 166 65,9 Ra viện 39 27,3 26 25,0 1 20,0 66 26,2 Nặng xin về 14 9,8 5 4,8 1 20,0 20 7,9

Tổng 143 100 104 100 5 100 252 100

Về kết quả điều trị, có 166 trƣờng hợp chuyển viện chiếm 65.9%, 66 trƣờng hợp ra viện chiếm 26,2% và 20 trƣờng hợp bệnh nhân nặng gia đình xin về chiếm 7,9%; trong đó có 06 trƣờng hợp bệnh nhân nặng gia đình xin về có BAC ≥ 150 mg/dl, chiếm tỷ lệ 30%. Những bệnh nhân có BAC > 250 mg/dl thuộc cả 3 nhóm chuyển viện, ra viện và nặng xin về. Tỷ lệ bệnh nhân CTSN chuyển viện chiếm 65,9% phù hợp với tỷ lệ bệnh nhân nằm viện dƣới 5 ngày (chiếm 63,1 %), chủ yếu là do tình trạng bệnh nhân đã ổn định hơn, bệnh nhân điều trị CTSN tại khoa Phẫu thuật thần kinh lại ln trong tình trạng q tải nên bệnh nhân thƣờng điều trị 2-3 ngày đã đƣợc cho chuyển viện.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tơi, có 7,9% bệnh nhân nặng gia đình xin về. Tỷ lệ này cũng phù hợp với báo cáo “Tình hình tai nạn giao thơng liên quan đến sử dụng rƣợu bia tại bệnh viện Việt Đức qua nghiên cứu 2009 -2010”, tử vong tại viện chiếm tỷ lệ 9,4%, tuy nhiên tử vong do CTSN chiếm tới trên 83%, đặc biệt tử vong liên quan đến BAC cao hơn mức cho phép chiếm tới 45,7% [5].

Nguyễn Hồng Long nghiên cứu BAC ở những ngƣời chết do TNGT đƣờng bộ qua giám định Y pháp 2009 cho kết quả tỷ lệ tử vong do CTSN chiếm 49% [13].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá nồng độ cồn trong máu ở các bệnh nhân chấn thương sọ não do tai nạn giao thông điều trị cấp cứu tại bệnh viện hữu nghị việt đức 14 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)