Sơ lược lịch sử thiên tai đã xảy ra tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã quảng nham, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 49 - 51)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá hiểm họa

3.1.1. Sơ lược lịch sử thiên tai đã xảy ra tại địa phương

Quảng Nham là xã ven biển hàng năm thường xuyên bị ảnh hưởng bởi nhiều loại thiên tai đặc biệt là bão - áp thấp nhiệt đới, lũ lụt và nước biển dâng, sạt lở đất (sạt lở bờ sông và bờ biển). Qua thảo luận nhóm với sự tham dự của người dân và đại diện UBND xã Quảng Nham về quá trình diễn biến lịch sử một số thiên tai chính qua các năm, chúng tơi có được kết quả như Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Lịch sử thiên tai xã Quảng Nham từ 1965 đến 2012 STT Loại thiên tai Năm xảy ra Cơ chế ứng phó Thiệt hại

1 Bão 1965 Tự ứng phó Có thiệt hại nhưng chưa có thống kê cụ thể.

2 Bão 1975 Tự ứng phó Có thiệt hại nhưng chưa có thống kê cụ thể.

3 Nước dâng trong bão

1975 Tự ứng phó Có thiệt hại nhưng chưa có thống kê cụ thể.

4 Bão 1980 Tự ứng phó 75% nhà kém an tồn (2000 nhà) bị sập đổ, tốc mái, 5 người chết,

5 Bão số 5 1986 Tự ứng phó 30% nhà tranh tre (300 nhà) bị đổ, 4 người chết. 6 Bão số 7 (Damrey) 2005 Cộng đồng + UBND huyện + các tổ chức cứu trợ

Vỡ đê Quảng Thạch, thôn Tân bị ngập và chia cắt, rừng phi lao 30ha bị gãy đổ hoàn toàn, nước biển xâm lấn vào khu dân cư 20m. Tổng thiệt hại ước tính 7 tỷ, 2 người chết. 7 Bão Francisco 2007 Cộng đồng + UBND huyện

Dân bị sơ tán, nước tràn qua thôn Tân, 7 thuyền hư hỏng, ngập làm chập cháy một trạm điện của xã. Tổng thiệt hại 3,5

tỷ đồng. Không thiệt hại về người. 8 Bão 2010 –

2012

Tự ứng phó Đắm 4 tàu của ngư dân, các khu dân cư bị ngập úng kéo dài, cánh đồng ngao bị thất thu ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất nhưng không gây thiệt hại về người. Tổng thiệt hại ước tính 5 tỷ đồng. 9 Sạt lở bờ sông, bờ biển Nhiều năm

Cộng đồng Đến nay nước sông đã ăn vào đất liên tại thôn Tân 30m, biển xói lở vào đất liền chỗ sâu nhất 50 m dọc khu vực ven biển xã Quảng Nham (so với 1980).

Nguồn: [Kết quả thảo luận nhóm tại Quảng Nham, 2013].

Như vậy, các loại hình thiên tai trên địa bàn là khá lớn và có tác động tiêu cực đến tính mạng và tài sản và cuộc sống cộng đồng. Đặc biệt, cơn bão năm 1980 đã làm 5 người chết, làm đổ và tốc mái 75% số nhà trên địa bàn xã (chủ yếu là nhà cấp 4 và nhà tranh tre lợp bằng lá kè); bão số 7 năm 2005 làm 2 người chết, vỡ đê Quảng Thạch, thôn Tân chia cắt, rừng phi lao 30ha bị gãy đổ hoàn toàn, nước biển dâng xâm lấn vào khu dân cư 20m, tổng thiệt hại ước tính 7 tỷ đồng. Mặt khác, số lượng các cơn bão lớn càng về sau xảy ra nhiều hơn trước, thí dụ 1965 – 1975 cách 10 năm mới có 1 cơn bão lớn, 1975 – 1980 cách 5 năm có 1 cơn bão lớn, 2005 – 2007 cách 2 năm có một cơn bão lớn. Đây là một trong những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến vùng nghiên cứu và gây khó khăn hơn cho việc ứng phó với thiên tai của người dân.

Đối chiếu với kết quả đánh giá rủi ro thiên tai do Hội Chữ thập đỏ huyện Quảng Xương tiến hành tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Xương [Trịnh Thị Nguyệt, 2013] thì mức độ thiệt hại do các loại thiên tai nói trên gây ra tại Quảng Nham lớn hơn nhiều.

Về cơ chế ứng phó, đa phần các loại thiên tai là do người dân tự ứng phó theo điều kiện và quan điểm của riêng mình, chưa có một hướng dẫn chung mang tính thống nhất, khoa học để ứng phó có hiệu quả và đồng bộ trên địa bàn tồn xã. Thực tế trong q trình điều tra hoạt động của Ban PCLB cho thấy, trước năm 2007

phần lớn các hoạt động phòng chống lụt bão chủ yếu là người dân tự lo, phía xã đa phần là chỉ đạo qua hệ thống truyền thanh. Chỉ từ năm 2007 trở lại đây, khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phịng chống giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 tại xã Quảng Nham, lực lượng này mới được huy động thực hiện có trách nhiệm và được trang bị một số trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ như áo mưa, đén pin, áo phao nhưng chưa đầy đủ. Ngồi ra chi phí hỗ trợ gần như chưa có vì chỉ là kiêm nhiệm nên không huy động được sự tham gia nhiệt tình, chủ động của các thành viên. Trong khi đó, việc tăng cường lực lượng hỗ trợ từ huyện xuống lại rất khó và chậm chạp. Đây là một trong những lý do khiến cho cơng tác phịng tránh giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn còn chưa được như mực tiêu đặt ra là chủ động kiểm soát các nguy cơ do thiên tai gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã quảng nham, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)