Chuẩn bị về chỉ huy tại chỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã quảng nham, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 76 - 77)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá năng lực phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai

3.3.4. Chuẩn bị về chỉ huy tại chỗ

Về chỉ huy tại chỗ, mặc dù số lượng người lấy từ các cán bộ địa phương đang làm việc ở xã và thôn là đầy đủ nhưng cơng việc phịng tránh, giảm nhẹ thiên tai là công việc kiêm nhiệm nên trách nhiệm của các thành viên trong hệ thống PCLB tại địa phương khơng cao, thiếu nhiệt tình và kịp thời. Nguyên nhân cơ bản là triển khai cộng tác PCLB trên địa bàn vất vả nhưng không có trợ cấp tương xứng và việc giao trách nhiệm và đôn đốc các thành viên Ban PCLB cũng chưa rõ ràng.

Mặt khác, nhận thức về giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu và kỹ năng sơ cấp cứu của lực lượng cứu hộ cứu nạn còn nhiều hạn chế. Kết quả, cộng đồng xếp loại yếu cho yếu tố năng lực này.

Bảng 3.10. Kết quả thảo luận về Chỉ huy tại chỗ Yếu tố chỉ huy Số lượng Địa điểm Người,

đơn vị quản lý

Kế hoạch (Yêu cầu)

Xếp loại

Ban PCLB xã 30 người UBND xã Ban PCLB xã 30 người Yếu Tiểu ban PCLB các thôn 80 người Tại 13 thôn Ban PCLB xã 80 người Yếu Chủ gia đình 3000 Hộ gia đình Chủ hộ 3000 người Yếu

Đánh giá chung Yếu

[Nguồn: Kết quả điều tra thực địa Quảng Nham, 2013]

Kết quả thảo luận nhóm ở trên cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn bảng hỏi các thành viên ban PCLB xã và thôn như sau:

- Trong số 22 người thuộc lực lượng cứu hộ, giảm nhẹ thiên tai - Ban PCLB xã và thôn được phỏng vấn, 21/22 người nêu được các công việc họ cần làm trong công tác cứu hộ cứu nạn khi thiên tai xảy ra, tuy nhiên, khơng có thành viên nào thực hành được một trong các kỹ thuật về sơ cấp cứu và chỉ có 6 người (27%) nhớ được 4/7 nội dung các kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu. Theo nhận xét của cán bộ y tế đa phần mới chỉ biết thực hành một cách sơ sài “không đúng các kỹ thuật trong sơ cấp cứu ban đầu”. Điều này thể hiện năng lực hạn chế của lực lượng này đồng thời thể hiện nguy cơ dễ bị tổn thương cao của vùng nghiên cứu trong bối cảnh thiên tai ngày càng phức tạp. Rất ít trong số họ được tập huấn về kỹ năng sơ cấp cứu và cứu hộ cứu nạn (13/22 người chiếm 59%) số còn lại chưa được tập huấn.

-Thông tin từ các thành viên được phỏng vấn cho thấy kỹ năng sơ cấp cứu cho các thành viên trong đội phản ứng nhanh là cần thiết tuy nhiên chưa có điều kiện được học hành mà chủ yếu có được từ kinh nghiệm cuộc sống và chưa đầy đủ.

Mặt khác, kết quả phỏng vấn sâu cá nhân cho thấy nhận thức của các hộ dân về giảm nhẹ thiên tai theo phương châm bốn tại chỗ là rất thấp như đã phân tích tại Mục 3.2.3. Trên thực tế, tại xã khảo sát, việc tuyên truyền cho người dân hiểu rõ và thực hiện cơng tác phịng tránh, giảm nhẹ thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ nói chung và 4 tại chỗ hộ gia đình nói riêng cịn rất hạn chế. Một khi người dân không hiểu rõ những nguyên tắc cơ bản này thì việc thực hiện cơng tác phịng tránh, giảm nhẹ thiên tai còn chưa thể mang lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã quảng nham, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 76 - 77)