Sự bảo vệ của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã quảng nham, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 66 - 69)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương

3.2.4. Sự bảo vệ của cộng đồng

a. Tình trạng dễ bị tổn thương do nguyên nhân chủ quan

Đối với bão – áp thấp nhiệt đới và lũ lụt:

- Việc hình thành các tổ đội đánh bắt cá xa bờ chưa nhiều và nhỏ lẻ nên gặp nhiều khó khăn trong việc tương trợ và ứng cứu nhau khi gặp thiên tai trên biển.

- Thôn Tân và Tiến thường hay bị ngập úng và cô lập khi bão lớn hay mưa lũ kéo dài. Đặc biệt đường sơ tán từ thôn Tân vào khu trường học và khu trung tâm xã rất xa, dễ bị ngập úng và chia cắt ở vị trí nghĩa trang từ thơn Tân sang Thơn Tiến, gây khó khăn cho công tác sơ tán kịp thời.

- Thôn Tiến, Đức, Thắng, Trung, Thuận và Bắc thường bị ngập úng cục bộ tại cụm dân cư khi mưa lớn kéo dài, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân. Nguyên nhân là do toàn xã chưa có một hệ thống thốt nước hồn chỉnh: Nơi có cống rãnh đều bị bồi lấp và khơng có đường tiêu thốt tự nhiên, mặt khác chưa có một hệ thống mương thoát nước liên hồn qua các thơn đi ra sông Yên để tiêu nước khi mưa bão xảy ra.

- Nơi sơ tán tập trung để người dân tránh trú bão còn thiếu; hệ thống cấp nước sinh hoạt và nhà vệ sinh ở những nơi sơ tán cịn q ít. Điều này gây khó khăn cho cơng tác vận động và tổ chức sơ tán cho người dân.

- Công tác cứu hộ, cứu nạn chưa đạt yêu cầu do vận hành cịn hình thức; thiếu phương tiện; người thực hiện thiếu kỹ năng về sơ cấp cứu, cứu hộ cứu nạn.

Đối với sạt lở đất và xâm nhập mặn:

- Rừng phòng hộ cịn q ít (43 ha/78ha đất rừng ven biển) và mật độ thưa khiến cho chức năng chống xói lở và xâm nhập mặn bị hạn chế.

- Đê sông Yên chỉ mới kiên cố 1,2 km, đặc biệt là đoạn qua thơn Tân dài 3,5 km chưa có đê và 5km đê biển hiện vẫn chưa có cây chắn sóng và chưa được kè nên thường xun bị xói lở. Điều này khiến cho tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển diễn ra mạnh hơn và làm mất đất của nhiều hộ dân sống dọc sông Yên, biển Vịnh Bắc Bộ.

Về hệ thống cảnh báo sớm:

- Việc thông tin cảnh báo sớm về tình hình diễn biến của thiên tai và biến đổi khí hậu qua hệ thống truyền thanh xã/thơn chưa được cập nhật đầy đủ và kịp thời do hệ thống đài phát thanh xã/thôn xuống cấp nghiêm trọng. Tăng âm công suất chỉ 500W đã cũ, lại phải tải 35 loa 30w (cũ) nên truyền thanh chưa tốt, khó nghe, 1/3 số loa đã bị hỏng, rè tiếng do bị han gỉ khi để trong khơng khí có nồng độ muối cao.

- Ngư dân khó theo dõi sự biến động của mực nước hàng ngày do cảng cá chưa lắp đặt cột đo mực nước. Điếu này khiến mức độ chủ động ứng phó với những tình huống mưa bão trên biển kém nhạy bén và linh hoạt.

Chưa cơng nhận và huy động tích cực sự tham gia của nữ giới

- Phụ nữ là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước thiên tai. Tuy nhiên, sự vắng mặt của phụ nữ xã - thôn trong việc phân công nhiệm vụ thực hiện kế hoạch PCLB xã - thôn cho thấy vai trò và trách nhiệm của phụ nữ chưa được xem xét một cách đầy đủ trong phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với BĐKH tại vùng nghiên cứu. Ngoài ra, các mục tiêu và những hoạt động cụ thể liên quan đến vấn đề giới chưa được lồng ghép trong các văn bản chính sách địa phương. Cho đến nay, những khác biệt về giới và nhu cầu riêng của nam và nữ chưa được quan tâm trong quá trình lập kế hoạch, ứng phó và cứu trợ của chính quyền địa phương. Những nỗ lực của nam giới trong giảm nhẹ thiên tai được đánh giá và thừa nhận trong khi các hoạt động khác do phụ nữ thực hiện lại ít được công nhận tại Quảng Nham. Điều này gây hạn chế trong việc huy động sự tham gia chủ động và tích cực của phụ nữ và dẫn đến hạn chế trong hiệu quả phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là ý kiến của các đại biểu nữ về giới được thừa nhận tại cuộc họp với cộng đồng.

- Thêm vào đó, các hộ gia đình nghèo có phụ nữ làm chủ hộ có ít khả năng đối phó với biến đổi khí hậu hơn những người khác.

- Thiên tai thất thường, thời tiết, khí hậu thay đổi cũng làm cho phụ nữ yếu và dễ mắc bệnh hơn do vậy không đảm bảo về sức khỏe để sinh hoạt, sản xuất và tham gia phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai.

Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với nhận xét của Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương Nguyễn Xuân Diệu: “Chúng ta nhận thức về cơng tác phịng chống thiên tai, lụt bão chưa thoát khỏi truyền thống [Hội LHPN Việt Nam, 2013].”

b. Tình trạng dễ bị tổn thương do nguyên nhân khách quan

- Chưa đủ nơi tránh trú bão an toàn cho 500 hộ dân sát mép nước và các đối tượng dễ bị tổn thương tại các thơn: Tân, Tiến, Đức, Thắng, Đơng, Hải, Hịa, Bình,

Trung, Bắc. Đặc biệt, chưa có nhà tránh trú bão an tồn cho 250 hộ dân thơn Tân và thơn Tiến. Điều này trực tiếp gây nguy hại đến tính mạng người dân.

- Việc cảnh báo các loại thiên tai phổ biến đã được cảnh báo sớm hơn, tuy nhiên, mức độ chính xác và tính kịp thời vẫn cịn hạn chế đặc biệt là chưa dự báo được cho từng xã hay cụm xã nên nguy cơ rủi ro vẫn còn cao. Một số loại thiên tai như tố, lốc gần như khơng thể dự báo chính xác được.

- Nguy cơ ngập lụt và xói lở bờ biển gia tăng khi nước biển dâng. Đên giữa thế kỷ 21, mực nước biển trung bình có xu hướng dâng cao hơn 24 - 27 cm từ 1990 đến nay (kịch bản BĐKH B2).

- Người dân phải thường xuyên hứng chịu những đợt mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại các khu dân cư. Theo Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thanh Hóa, lượng mưa biến động lớn giữa các khu vực, có năm lượng mưa ở khu vực đồng bằng ven biển lớn hơn trung bình nhiều năm từ 500 – 800mm, nhưng khu vực vùng núi lại thấp hơn trung bình nhiều năm từ 300 – 700mm như năm 2006, 2008, 2009 và 2010.

-Biến đổi khí hậu đã có ảnh hưởng đến thiên tai làm biến đổi quy luật của thiên tai từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Tuy nhiên, người dân chưa biết nhiều đến khái niệm biến đổi khí hậu cũng như các nguyên nhân gây ra thể hiện ở việc người dân rất ít phát biểu ý kiến về vấn đề này. Từ không hiểu biết rõ nguyên nhân họ sẽ khó khăn trong việc đưa ra các biện pháp ứng phó đúng đắn và kịp thời để hạn chế tác động tiêu cực của thiên tai và biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã quảng nham, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)