Về sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã quảng nham, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 58 - 60)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương

3.2.1. Về sinh kế

a. Tình trạng dễ bị tổn thương do nguyên nhân chủ quan

Sinh kế của người dân xã Quảng Nham: 90% là về nghề nghiệp liên quan đến khai thác và nuôi trồng và chế biến thủy sản, 10% là thương mại và đi làm ăn xa. Chủ yếu là nghề nghiệp liên quan đến thủy sản.

Vốn vật chất:

- Có 247 tàu thuyền công suất dưới 45CV trong tổng số 315 tàu thuyền (chiếm 78%) tham gia đánh bắt cá trong khu vực Vịnh Bắc Bộ có nguy cơ bị sóng đánh chìm khi có bão lớn do các phương tiện chỉ chịu được với bão cấp 8, 9. Ngồi ra, có 68 thuyền có cơng suất lớn (>=45 CV) nhưng máy cũ khơng đảm bảo an tồn nên khi đã đi biển nghề khơi không thể di chuyển kịp thời vào nơi trú ẩn an toàn một cách nhanh chóng. Cụ thể năm 2007, bão Francisco và Ketsana làm đắm 7 thuyền, từ 2010 – 2012 làm đắm 4 tàu của ngư dân. Mỗi tàu thuyền bị đắm ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của nhiều hộ dân cùng góp vốn và vay ngân hàng để sắm tàu thuyền đi biển và của những người đi làm công trên những con thuyền ấy.

- Cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ sản xuất thủy sản thiếu hụt nghiêm trọng, khơng có khả năng ứng phó thích hợp và kịp thời trước tác động của các loại thiên tai.

- Qui mô cảng cá Quảng Nham chỉ đủ cho 250 tàu thuyền về trú ẩn an tồn khi có bão nên khi tránh trú bão vẫn cịn 65 tàu thuyền đậu ngồi bến bãi theo quy định, khơng an tồn. Hiện cảng này cịn bị bồi lắng nên các tàu lớn khó ra vào.

Vốn tài chính:

- Hạn chế về tiền để nâng cấp tàu thuyền lên công suất lớn để đánh bắt xa bờ - Lãi suất vay ngân hàng đối với ngư dân vẫn cao (7 – 7,5%) và thủ tục cho

vay phát triển kinh tế còn phức tạp nên nhiều ngư dân còn chọn biện pháp vay nóng lãi suất cao.

Về vốn xã hội:

- Nhận thức người dân hạn chế và chưa biết áp dụng các biện pháp phát triển kinh tế.

- Hợp tác xã nghề cá chỉ mới hình thành và phát triển, còn yếu về kết nối phát triển sản xuất và thị trường.

Vốn tự nhiên:

- Nguồn lợi thủy sản ven bờ đang suy giảm mạnh do đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu khiến sinh cư và luồng di chuyển của các loài cá thay đổi.

- Kết quả nuôi trồng thủy sản (48ha ngao, tôm sú) thường phụ thuộc vào tự nhiên do bờ bao nuôi trồng thủy sản dễ bị vỡ vào mùa mưa bão nên không giữ được đối tượng nuôi. Mặt khác, nhiều vụ nuôi tôm sú và ngao bị chết do nhiễm bệnh và mơi trường mặn hóa (trên 10‰ kéo dài 4 – 7 ngày).

Vốn con người:

- Dân số đơng (15000 dân) - Rủi ro tính mạng đe dọa 950 ngư dân và 317 tàu thuyền đánh bắt xa bờ ngoài biển Vịnh Bắc Bộ, nơi thường có bão và ATNĐ nhưng lại chỉ có 140 áo phao và 100 phao cứu sinh cho 68 tàu lớn, cịn thiếu ít nhất khoảng 570 áo phao và 334 phao cứu sinh cho các tàu thuyền nhỏ.

- 32 hộ dân (64 người) ni trồng thủy sản có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng do họ thường ở chòi canh tại bãi bồi, xa khu dân cư để giữ tài sản; vận động di dời vào nơi tránh trú bão lụt rất khó khăn. Mặt khác, số này rất chủ quan vì cho rằng mình thạo sơng nước khơng cần mang thiết bị đảm bảo an tồn.

b. Tình trạng dễ bị tổn thương do nguyên nhân khách quan

- Ngư dân tham gia đánh bắt hay nuôi trồng thủy sản sẽ có nguy cơ thiệt lại ngày càng lớn về người và tài sản do thiên tai diễn biến khó lường về số lượng, tần suất dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Nguồn lợi thủy sản khu vực sông Yên và ven bờ biển Quảng Nham đã và đang bị cạn kiệt ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt và thu nhập của ngư dân. Theo Báo cáo của UBND xã Quảng Nham năm 2011, sản lượng hải sản toàn xã khai thác được là 6000 tấn, năm 2012 là 5500 tấn và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 2600 tấn.

BẢNG 3.4. THỐNG KÊ SẢN LƯỢNG KHAI THÁC HẢI SẢN XÃ QUẢNG NHAM STT NĂM SẢN LƯỢNG (tấn) 1 2010 6300 2 2011 6000 3 2012 5500 4 6 tháng đầu 2013 2680

[UBND xã Quảng Nham, 2010-2013]

- Truyền thơng về phịng tránh giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng chưa được phổ biến rộng khắp đến cấp xã/thôn ở Quảng Nham nên người dân chưa tham gia tích cực và chủ động vào các hoạt động giảm nhẹ thiên tai.

- Việc người dân chủ động tích trữ lương thực trong các tình huống thiên tai là khó thực hiện đối với các hộ dân nhất là các hộ nghèo do Quảng Nham không tự túc sản xuất được lúa gạo và hoa màu. Đây là điều bất lợi so với các xã bên cạnh như Quảng Lợi, Quảng Lộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã quảng nham, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)