CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá hiểm họa
3.1.4. Lịch thiên tai mùa vụ
Trên cơ sở thảo luận tại hội trường, người dân đã đóng góp ý kiến và xây dựng được lịch thiên tai – mùa vụ như hình 3.1. Lịch mùa vụ này thể hiện rất rõ thời gian xảy ra các loại thiên tai trên địa bàn, thậm chí lịch mùa vụ này cịn cho biết được thời gian chính mà thiên tai đó xảy ra trong năm. Đặc biệt, có thể thấy được sự thay đổi về thời gian xảy ra của các loại thiên tai như bão, lũ lụt và thời gian thường xảy ra dịch bệnh qua đó có thể có thêm thơng tin để xem xét tính chất của biến đổi thiên tai, khí hậu tại địa phương. Cụ thể: bão – áp thấp nhiệt đới, trước năm 2000 chỉ xảy ra từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch nhưng hiện nay đã bắt đầu xảy ra từ tháng 6 đến tháng 12 và tập trung vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 10. Đây cũng chính là thời gian chính vụ khai thác hải sản của người dân, nhất là nghề mực và nghề lưới rê, lưới vây. Trong khi kiến thức và kỹ năng phòng tránh, giảm nhẹ bão và áp thấp nhiệt đới chưa được đầy đủ, cộng với tâm lý chủ quan và chưa trang bị cơ bản các thiết bị bảo hộ trong thời gian đánh bắt, người dân đang phải hứng chịu những rủi ro lớn về tính mạng và tài sản khi mưa bão xảy ra. Lũ lụt trước kia cũng xảy ra vào tháng 7, tháng 8 nay cũng bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài đến hết năm. Cùng với bão – áp thấp nhiệt đới và lũ lụt, hiện tượng sát lở đất cũng diễn ra mạnh hơn và phức tạp hơn trước, bắt đầu từ tháng 6 kéo dài đến tận tháng 11, trọng tâm từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm. Đây là sự biến đổi bất thường và bất lợi của thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại địa phương.
So với các loại thiên tai tại xã ven biển Quảng Nham, huyện Quảng Xương và xã miền núi Tân Phúc, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa do Tầm nhìn Thế giới thực hiện thì có sự khác nhau về các loại thiên tai và mùa vụ. Nếu tại xã ven biển, ven sông như Quảng Nham, các mùa vụ do thiên tai là nghề thủy sản nên liên quan đến bão, lụt, xâm nhập mặn thì tại xã Tân Phúc chủ yếu là các thiên tai liên quan đến trồng cây lâm nghiệp và sản xuất nông nghiệp như hạn hán, sạt lở đất, lũ quét, mưa đá và rét đậm rét hại.
Hình 3.1. Lịch thiên tai, mùa vụ xã Quảng Nham
Nguồn: [Kết quả nghiên cứu thực địa xã Quảng Nham, 2013]
Chú giải :
Thời gian xảy ra hiện nay: Thời gian xảy ra trước đây: Thời gian xảy ra chính:
Thơng qua lịch mùa vụ người dân thấy được những rủi ro riềm tàng trong hoạt động sản xuất và đời sống để có biện pháp, kế hoạch phòng tránh mùa thiên tai như chọn thời điểm thực hiện hoạt động sản xuất diễn ra ngồi thời gian chính xảy
ra các loại thiên tai nói trên để khơng hoặc ít bị ảnh hưởng bất lợi của thiên tai như: khi có bão và áp thấp nhiệt đới tại Vịnh Bắc bộ thì khơng ra khơi (tháng 6, 7, 8, 9), chú ý thu hoạch hoặc làm hệ thống lưới và hàng rào cẩn thận để giữ hải sản vào trước thời gian mưa lớn, … Từ đó góp phần thích ứng tốt hơn với thiên tai và biến đổi khí hậu.