Tóm tắt kết quả và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã quảng nham, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 77 - 89)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Tóm tắt kết quả và thảo luận

Căn cứ vào kết quả đánh giá trình bày tại các mục 3.1, 3.2 và 3.3 và đối chiếu với các kết quả nghiên cứu đã có như Đánh giá VCA cấp cộng đồng mà IUCN thức hiện tại các xã ven biển tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre và Kiên Giang, Đánh giá VCA cấp hộ tại Cần Thơ (Đồng bằng sông Cửu Long); Đánh giá VCA tại Hịa Bình, tác giả nhận thấy rằng đánh giá này có một số điểm mới như sau:

Về phương pháp:

Đánh giá VCA tại các nghiên cứu hiện có tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng áp dụng phương pháp PRA tuy nhiên chỉ áp dụng phương pháp thảo luận

nhóm với các cơng cụ tương ứng và quan sát mà thiếu áp dụng kết hợp các phương pháp khác như phương pháp phỏng vấn sâu [IUCN (2012a), tr.1-2], [IUCN (2012b), tr.1-2]., [IUCN (2012c), tr.1-2], hoặc chỉ áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu [Lê Anh Tuấn và Trần Thị Kim Hồng (2012), tr. 222-223] để thu thập, phân tích thơng tin và đưa ra đánh giá. Đánh giá như vậy sẽ dẫn đến thiếu thông tin để đưa ra những kết luận và đề xuất quan trọng cho mục tiêu giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu tại điểm đánh giá.

Đánh giá HVCA mà tác giả và đồng nghiệp triển khai đã kết hợp thảo luận nhóm với các cơng cụ như phỏng vấn bảng hỏi các bên liên quan và quan sát địa hình, các điều kiện tự nhiên khác cũng như hoạt động kinh tế - xã hội để bổ sung và khắc phục các nhược điểm của phương pháp nghiên cứu định tính là chủ quan theo nhận định của người trả lời và bổ sung các kết quả sao cho đầy đủ thông tin, đối chiếu và kiểm chứng được thơng tin và có được bức tranh toàn diện hơn về nội dung đánh giá tại vùng nghiên cứu. Đặc biệt, trong phương pháp phỏng vấn bảng hỏi, đối với các thôn đơng dân và có nguy cơ bị tổn thương cao như Thơn Tiến và Thôn Tân chúng tôi đã ưu tiên phỏng vấn nhiều hộ dân hơn.

Qua đây nghiên cứu cũng giúp nhận thấy được rõ hơn tính ưu việt của phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia vừa giúp cho người nghiên cứu dễ thu được thông tin cần thiết với chất lượng phản ánh trung thực hiện trạng vấn đề từ đó có những kết luận đúng và sát thực tế. Đồng thời, phương pháp nghiên cứu này cũng thân thiện với đối tượng nghiên cứu và giúp đối tượng nghiên cứu cùng nhận thức được vấn đề để từ đó có những chuẩn bị thay đổi cho phù hợp.

Về nội dung:

Các đánh giá đã thực hiện nói trên, kể cả một số đánh giá do CECI thực hiện tại Nghệ An và Kon Tum [CECI (2011), tr. 5] là đánh giá VCA chứ chưa phải là đánh giá HVCA. Chưa có sự tách bạch rõ ràng về việc phân tích các nguyên nhân tác động dẫn đến các hiện trạng kinh tế, xã hội và môi trường địa điểm nghiên cứu là do nguyên nhân từ thiên tai và biến đổi khí hậu hay do hệ quả của các chính sách

và lối sống của người dân gây ra mà chỉ mới dừng ở việc nêu các hiện trạng một cách chung chung.

Đánh giá rủi ro thiên tai (HVCA) mà tác giả tiến hành trong nghiên cứu này đã đề cập rõ ràng và đầy đủ các phần về hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực phịng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Về đánh giá hiểm họa tự nhiên:

Trong các nghiên cứu nói trên, các loại hiểm họa tự nhiên chưa được thể hiện một cách đầy đủ và chi tiết về lịch sử thiên tai, tính chất và đặc điểm của các loại thiên tai trên địa bàn nghiên cứu mà chỉ mới đưa ra một số loại thiên tai chủ yếu, thiếu phân tích đầy đủ về nguyên nhân, đặc điểm, tính chất và tác động của các loại hình thiên tai đó [IUCN (2012a), tr.4], [IUCN (2012b), tr.4], [IUCN (2012c), tr.4], [Trần Hữu Hào (2012), tr. 20-21]. Như vậy, thiếu đầy đủ trong đánh giá hiểm họa tự nhiên trên địa bàn hay nói cụ thể hơn, chưa giành hẳn 1 mục hoặc nội dung để làm rõ vấn đề này.

Trong nghiên cứu này, ngoài việc cùng cộng đồng thảo luận xây dựng nên Hồ sơ lịch sử thiên tai, sơ đồ rủi ro thiên tai và lịch mùa vụ, nghiên cứu này còn xây dựng được bảng đánh giá hiểm họa trong đó miêu tả được gần như đầy đủ các loại hiểm họa tự nhiên thương gặp tại vùng nghiên cứu, nguyên nhân hình thành, thời gian xảy ra, thời gian kéo dài, tần suất xảy ra và tác động đến cộng đồng tương ứng với mỗi loại thiên tai, từ đó giúp người nghiên cứu và cộng đồng ro hơn về các loại rủi ro thiên tai này và có biện pháp ứng phó phù hợp và kịp thời. Đồng thời, khi thảo luận kỹ nội dung này kết hợp với việc xây dựng lịch mùa vụ có sự đối chiếu thì gian xảy ra từ trước tới nay và mức độ tác động, giúp các bên tham gia đánh giá hiểu được những xu hướng thay đổi và tác động của từng loại hiểm họa tự nhiên cụ thể trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại địa phương.

Kết quả đánh giá hiểm họa tại Quảng Nham cũng cho thấy có điểm khác biệt lớn với các kết quả về các loại hiểm họa tại khu vực ven biển khác và miền núi. Trong khi các loại hiểm họa tự nhiên thường gặp tại Quảng Nham là bão – áp thấp nhiệt đới, lụt, ngập úng, sạt lở bờ sông, bờ biển và xâm nhập mặn thì các tỉnh ven

biển Đồng bằng sơng Cứu Long là bão, nước biển dâng, nhiêt độ tăng và ở miền núi Quỳ Hợp - Nghệ An là bão, lũ quét, sạt lở đất, còn tại Cao Phong – Hịa Bình đó là mưa lũ, hạn hán, rét đậm, rét hại và mưa đá. Điều này cho thấy tính đặc thù vùng miền của các hiểm họa tự nhiên trong đó các tỉnh ven biển thường bị ảnh hưởng bởi bão và áp thấp nhiệt đới.

Về đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương

Các đánh giá đã thực hiện nói trên chỉ tập trung thảo luận và phân tích một số tính dễ bị tổn thương chính như sinh kế, tài nguyên đất, sự điều hành của chính quyền và hoạt động của các tổ chức đồn thể. Thiếu phân tích cụ thể các yếu tố về điều kiện sống cơ bản, sự tự bảo vệ của cá nhân, gia đình, sự bảo vệ của cộng đồng. Đây là những yếu tố rất quan trọng có thể gia tăng tính dễ bị tổn thương và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người như nước sạch, vệ sinh môi trường, y tế, giáo dục, văn hóa, tỷ lệ nghèo, số nhà kém an toàn, … Trong nghiên cứu này, tác giả đã cố gắng thiết kế phần thảo luận và bảng hỏi để làm rõ được vấn đề này tại vùng nghiên cứu.

Riêng về sinh kế, các địa phương khác nhau cũng có những đặc điểm chung và những nét điển hình về các loại sinh kế đặc thù khác nhau: cũng là sinh kế nông nghiệp, nông thôn nhưng ở ĐBSCL, có nhiều sinh kế hơn và vì vậy người nghèo đỡ bị tổn thương hơn so với Quảng Nham nơi người dân chỉ có một loại hình sinh kế chính là đánh bắt và ni trồng thủy sản.

Các kết quả nghiên cứu nói trên thực hiện tại Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang và Hịa Bình yếu tố giới chưa được đề cập rõ thì trong nghiên cứu này phụ nữ được quan tâm tìm hiểu và phân tích trong thảo luận vì phụ nữ là đối tượng có nhiều đặc điểm dễ bị tổn thương trước thiên tai hơn là nam giới đồng thời phụ nữ ít được tham gia trong các đánh giá VCA [CECI (2012), tr. 20]. Kết quả thảo luận đã đề cập ở trên cùng với những kết quả khác là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp giúp giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương trong đó có tình trạng dễ bị tổn thương cho phụ nữ.

Các kết quả nghiên cứu đã đề cập chưa rõ ràng về đánh giá năng lực. Điều này sẽ dẫn tới sự thiếu đầy đủ thông tin để đưa ra những kiến nghị đúng đắn, kịp thời và chính xác để tăng cường hiệu quả công tác giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu cho địa điểm nghiên cứu. Đặc biệt, đánh giá năng lực không theo phương châm bốn tại chỗ theo Chiến lược giảm nhẹ thiên tai và Đề án giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (QĐ 1002) của Chính phủ.

Nghiên cứu mà tác giả triển khai đã bổ sung được phần này một cách rõ ràng, mạch lạc, đặc biệt là đánh giá cập nhật được các yếu tố năng lực theo phương châm bốn tại chỗ, một nội dung cốt lõi để triển khai có hiệu quả cơng tác phịng chống thiên tai dựa vào cộng đồng tại Việt Nam.

Những đặc điểm về tình trạng dễ bị tổn thương và năng lực phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai của cộng đồng xã Quảng Nham tương đồng và làm rõ thêm tính chất và tác động của rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu đối với các vùng ven biển huyện Quảng Xương như đã đề cập ở phần tổng quan. Kết quả, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong phịng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai nhưng so với yêu cầu về chủ động phịng tránh, giảm nhẹ thì vẫn chưa đạt được. Vì vậy, trong thời gian tới, xã cũng cần lưu ý giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương và tăng cường những năng lực còn yếu theo phương châm 4 tại chỗ để nâng cao sức chống chịu trước thiên tai và biến đổi khí hậu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Quảng Nham là xã dễ bị tổn thương nhất trước rủi ro thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu của huyện Quảng Xương, nhất là thôn Tân và thôn Tiến. Thiên tai trong nhưng năm gần đây tác động ngày càng lớn đến Quảng Nham, nhất là đối với các đối tượng dễ bị tổn thương như lao động đi biển, trẻ em, người già, phụ nữ, người khuyết tật và người nghèo trong điều kiện nhận thức về thiên tai và biến đổi khí hậu của họ cịn nhiều hạn chế. Xã có nguy cơ xảy ra nhiều loại hình thiên tai do ở địa thế chịu ảnh hưởng của cả các loại hiểm họa ven biển và ven sông đặc biệt như bão – áp thấp nhiệt đới, lụt – ngập úng, sạt lở bờ sông, bờ biển và xâm nhập mặn.

2. Các rủi ro thiên tai nói trên đang tác động ngày càng mạnh mẽ trong khi gia tăng về tình trạng dễ bị tổn thương (về sinh kế, các điều kiện sống cơ bản, sự tự bảo vệ của cá nhân, gia đình; sự tự bảo vệ của cộng đồng, tổ chức xã hội – chính quyền), nhất là nhận thức hạn chế, đời sống khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém.

3. Năng lực phòng tránh giảm nhẹ thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ của địa phương còn hạn chế về cả 4 phương châm đặc biệt là a. Vật tư, phương tiện tại chỗ và b. Chỉ huy tại chỗ.

4. Từ hiện trạng nói trên dẫn tới rủi ro thiên tai tăng lên và thiên tai sẽ xảy ra nếu khơng có các biện pháp kịp thời để hạn chế tác động của các hiểm họa tự nhiên, giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương và tăng cường năng lực cho cộng đồng bao gồm cả việc lập kế hoạch giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

KIẾN NGHỊ

1. Cần tăng cường các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về các loại hiểm họa tự nhiên, biến đổi khí hậu và các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ và thích ứng theo phương châm 4 tại chỗ; việc truyền thông này phải đẩy mạnh ở cả khu dân cư và trường học.

2. Để góp phần giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương cho cộng đồng cần chú ý cải thiện về sinh kế, các điều kiện sống cơ bản, ý thức tự bảo vệ của cá nhân, gia

đình và cộng đồng. Trước mắt, cần nâng cao nhận thức cho chính quyền và người dân, kiên cố hóa nhà cửa, nâng cấp các điều kiện về khám chữa bệnh và bảo vệ môi trường, tập huấn kỹ thuật khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản bền vững trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu kết hợp hỗ trợ áo phao, phao cứu sinh và ngư lưới cụ an toàn cho ngư dân. Điều này sẽ đảm bảo an toàn trong thiên tai - BĐKH và góp phần nâng cao thu nhập cho các đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Về lâu dài, UBND xã cần có kế hoạch trồng thêm cây chắn sóng, nạo vét luồng lạch và mở rộng cảng cá Quảng Nham để đảm bảo đầy đủ không gian cho tàu bè đi lại và tránh trú an tồn khi có mưa bão xảy ra đồng thời hồn thiện các hệ thống đường giao thơng và thủy lợi để đảm bảo các khu dân cư không bị ngập úng trong thời gian dài.

3. Cần có nhiều nỗ lực để tăng cường thêm năng lực cụ thể như: chuẩn bị và trang bị thêm nhiều cơ sở vật chất, hậu cần phục vụ giảm nhẹ thiên tai, đồng thời đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức cộng đồng và tập huấn để nâng cao năng lực cho Ban PCLB địa phương (kể cả kiến thức về thiên tai và kỹ năng điều hành và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn) để họ triển khai cơng tác phịng tránh giảm nhẹ thiên tai tốt hơn.

4. Để tất cả các nội dung trên được thực hiện tốt trước hết cần đào tạo đội ngũ nòng cốt về giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu từ các cán bộ địa phương, từ các tập huấn viên này lựa chọn ra đội ngũ hạt nhân tích cực để truyền thông sâu rộng kiến thức về các vấn đề trên và đồng thời từng bước giải quyết các vấn đề có liên quan tại địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ban PCLB Quảng Nham (2005), Báo cáo PCLB xã Quảng Nham năm 2005, Quảng Nham, 9tr.

2. Ban PCLB Quảng Nham (2007), Báo cáo PCLB xã Quảng Nham năm 2007, Quảng Nham, 8 tr.

3. Ban PCLB Quảng Nham (2012), Báo cáo PCLB xã Quảng Nham năm 2012, Quảng Nham, 10 tr.

4. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã Quảng Nham năm 2013. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển

dâng cho Việt Nam, Nhà xuất bản Tài Nguyên Môi trường và bản đồ, 96tr.

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Báo cáo tổng kết thi hành pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão và các văn bản pháp luật có liên quan, 36tr.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước

biển dâng cho Việt Nam.

3. Bộ NN&PTNT (2012), Báo cáo tổng kết công tác thi hành Pháp luật về phòng tránh thiên tai, Hà Nội, 62 tr.

4. CARE (2010), Phương châm bốn tại chỗ trong phòng chống thiên tai, nội dung cơ bản và thực tiễn áp dụng. Dự án Vận động chính sách phịng chống

thiên tai dựa vào cộng đồng (JANI), 36tr.

5. CECI (2011), Báo cáo chia sẻ kinh nghiệm về đánh giá tình trạng dễ bị tổn

thương và khả năng (VCA), Hà Nội, 29tr.

6. Chính phủ (2012), Việt Nam: Một số điển hình về Phát triển bền vững. Báo

cáo tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (Rio+20), Hà Nội, 53tr.

7. CRES (1998), Các phương pháp tham gia trong quản lý tài nguyên ven biển

dựa vào cộng đồng, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường,

ĐHQGHN (dịch và giới thiệu), Tập 1, 2 và 3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 8. DMC – BNN&PTNT (2011), Tài liệu kỹ thuật Quản lý rủi ro thiên tai và

thích ứng với biến đổi khí hậu, Dự án nâng cao năng lực thể chế về Quản lý

rủi ro thiên tai tại Việt Nam, đặc biệt là các rủi ro thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu, Hà Nội, 301 tr.

9. Vũ Thị Hải Hà (2007), “Một số kỹ thuật thường sử dụng trong đánh giá

nhanh cộng đồng (PRA)”, Bản tin Khoa học - Viện Khoa học Lao động và xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại xã quảng nham, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 77 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)