Xác định các chỉ tiêu phân cấp đánh giá phân hạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phân hạng đất trồng lúa phục vụ công tác quản lý và bảo vệ trên địa bàn xã yên lâm, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 57 - 60)

7. Cấu trúc luận văn

3.1. Xác định các chỉ tiêu phân cấp đánh giá phân hạng

3.1.1. Cây lúa và đặc điểm sinh thái của lúa.

Cây lúa thuô ̣c ho ̣ hòa thảo (Gramineae), chi Oryza, loài Oryzas sativa , là một trong nhƣ̃ng cây cốc có li ̣ch sƣ̉ trồng tro ̣t lâu đời nhất , khoảng từ 3000 - 2000 năm trƣớc công nguyên . Ở Việt Nam , do điều kiê ̣n khí hâ ̣u nhiê ̣t đới nóng ẩm nên cũng có thể coi là cái nôi hình thành lúa nƣớc. Với đi ̣a bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, tƣ̀ Bắc vào Nam đã hình thành nhƣ̃ng đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu , cung cấp lƣơng thƣ̣c cho hàng trăm triê ̣u dân.

Nhìn một cách tổng thể, điều kiê ̣n về khí hâ ̣u, đất đai thuâ ̣n lợi đối với nghề trồng lúa. Cây lúa đƣợc trồng tƣ̀ lâu đời , phổ biến tƣ̀ Bắc vào Nam , tƣ̀ miền núi xuống đồng bằng.

Về thời gian sinh trƣởng , tƣ̀ khi nảy mầm đến khi thu hoa ̣ch , cây lúa cần khoảng 90 - 180 ngày, tùy theo từng giống và điều kiện ngoại cảnh . Đối với những giống ngắn ngày, thời gian sinh trƣởng khoảng 90 - 120 ngày; các giống trung , thời gian sinh trƣởng khoảng 140 - 160 ngày; các giống dài ngày , thời gian sinh trƣở ng có thể keo dài tới trên 180 ngày. Các giống dài ngày thƣờng là giống địa phƣơng , có phản ứng chă ̣t chẽ với quang chu kỳ và đang đƣợc thay thế bởi các giớng ngắn ngày .

Q trình sinh trƣởng của lúa đƣợc chia làm 5 giai đoạn: Thời kỳ nảy mầm ; thời kỳ mạ; thời kỳ đẻ nhánh; thời kỳ làm đớt - làm địng; thời kỳ trỗ bông - làm hạt. Ở mỗi thời kỳ, cây lúa đòi hỏi nhƣ̃ng điều kiê ̣n khác nhau về yếu tố ngoa ̣i cảnh và đất đai . Tuy nhiên, qua nghiên cƣ́u, có thể tổng hợp sơ bộ một số yêu cầu chung nhất về điều kiê ̣n ngoa ̣i cảnh và đất đai nhƣ sau:

- Nhiê ̣t đơ ̣: Là loại cây ƣa nóng . Tởng tích ơn 3.500 - 4.500oC (giống dài ngày trên 5.000oC; giống ngắn ngày thấp hơn 2.500 - 3.000oC).

- Nƣớc: Là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu đối với cây lúa . Do sống trong môi trƣờng ruô ̣ng nƣớc nên lúa là cây ƣa nƣớc điển hình . Nƣớc là thành phần chủ yếu trong cơ thể cây lúa, là điều kiện để thực hiện các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây. Để ta ̣o đƣợc mô ̣t đơn vi ̣ thân lá , cây lúa cần 400 - 450 đơn vi ̣ nƣớc; để tạo một đơn vị

hạt, cây lúa cần 300 - 350 đơn vi ̣ nƣớc. Nếu hoàn toàn dƣ̣a vào nƣớc trời , cây lúa yêu cầu phải có lƣợng mƣa 900 - 1.100 mm cho mô ̣t vu ̣ lúa nhƣng phải phân bố tƣơng đối đồng đều trong suốt thời gian sinh trƣởng của cây . Trong điều kiê ̣n sản xuất tiến bô ̣ ngày nay, viê ̣c xây dƣ̣ng các công trình thủy lợi không nhƣ̃ng đảm bảo chủ động tƣới tiêu cho diê ̣n tích lúa mà còn cung cấp thêm mô ̣t lƣợng phù sa giúp cải thiê ̣n chất lƣơ ̣ng đồng ruô ̣ng.

- Ánh sáng: Là cây có nguồn gốc nhiệt đới nên nói chung lúa ƣa sáng , mẫn cảm với quang chu kỳ và thể hiê ̣n ở hai mặt : Cƣờng đô ̣ sáng và thời gian chiếu sáng . Cƣờng đô ̣ ánh sáng thuâ ̣n lợi cho hoa ̣t đô ̣ng quang hợp của cây lúa tƣ̀ 250 - 400 calo/cm2/ngày.

- Đất đai: Lúa nƣớc đƣợc trồng trên rất nhiều loại đất khác nhau , từ đất có thành phần cơ giới (TPCG) sét nặng tới thịt pha cát , thích hợp hơn cả là đất phù sa bồi tụ có TPCG trung bình đến nặng , đất thoát nƣớc kém đến trung bình , tính thấm nƣớc của các tầng đất <0,5cm/h. Đặc trƣng quan trọng nhất của đất trồng lúa nƣớ c là tầng đế cày. Tầng này do quá trình canh tác lâu đời mới ta ̣o ra đƣợc , nó có tác dụng giữ nƣớc , giƣ̃ chất dinh dƣỡng cho cây trồng , đồng thời ngăn cản sƣ̣ bốc mă ̣n , bốc chua , bốc phèn từ dƣới lên.

Lúa có thể trồng trên đất có phản ứng mơi trƣờng với biên đơ ̣ dao động khá rô ̣ng từ chua mạnh đến kiềm yếu (pHH2O từ 4,5 - 8,2), tối ƣu 5,5 - 7,5, nhƣng khả năng chịu mặn của lúa la ̣i thấp: khi EC<3 mmhos/cm, năng suất giảm 10%; EC = 3,8 mmhos/cm, năng suất giảm 25%; EC = 5,1mmhos/cm giảm 50% và nếu EC = 7,2 mmhos/cm sẽ không cho thu hoạch. Về năng suất, ngƣời ta tính rằng đạt 7,5 - 9 tấn/ha là mức cao và trung bình: 4 - 5 tấn/ha. [6]

3.1.2. Yêu cầu sử dụng đối với đất trồng lúa

Yêu cầu sử dụng đất đai là những địi hỏi về đặc trƣng, tính chất đất đai và điều kiện sinh khí hậu để đảm bảo cho mỗi loại hình sử dụng đất dự kiến phát triển đƣợc bền vững. Các đặc trƣng đất đai đƣợc đƣa ra xem xét cần phải thoả mãn những điều kiện sau:

- Có sự phân biệt về mức độ thích hợp cho cây lúa.

- Ranh giới các cấp thích hợp có thể xác định đƣợc trên bản đồ sử dụng.

dụng đất của đất lúa phải đƣợc cân nhắc, xem xét và xác định cho phù hợp với thực tế của địa phƣơng.

Yêu cầu sử dụng đất đƣợc xác định dựa trên cơ sở cả 3 nhóm chỉ tiêu sau: - Đặc điểm, tính chất đất đai.

- Quản lý, chăm sóc và điều kiện kinh tế. - Bảo vệ đất và môi trƣờng.

Xuất phát từ đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây lúa, kết hợp với việc tham khảo "quy trình đánh giá đất nơng nghiệp cấp huyện " của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiê ̣p - Bô ̣ Nông nghiê ̣p và Phát triển Nông thôn và từ thực tiễn về đặc tính đất trồng lúa huyện Yên Định, yêu cầu sử dụng đất của cây lúa nƣớc đƣợc xác định cụ thể ở bảng 3.1

Bảng 3.1: Tổng hợp yêu cầu sử dụng đất của cây lúa nƣớc trên địa bàn huyện Yên Định.

TT Yếu tố (đặc tính đất) Mức độ thích hợp S1 S2 S3 N 1 Loại đất Pcg1, Pg, Pgc, Ph, Prg1, Prh Xffe1, Xfh, Xfsk1 2 Thành phần cơ giới Thịt trung bình (d) Thịt nặng, Thịt nhẹ (c,e) 3 Địa hình

tƣơng đối Vàn Vàn cao Vàn thấp Thấp

4 Độ dày tầng canh tác > 15 cm 10 - 15 cm 7 - 10 cm 5 Khả năng tƣới Tƣới chủ động trên 70% thời gian cần tƣới Tƣới chủ động từ 50% đến 70% thời gian cần tƣới Tƣới chủ động dƣới 50% thời gian cần tƣới tiêu Dựa vào nƣớc trời, khô hạn 6 Khả năng tiêu Tiêu chủ động trên 70% thời gian cần tiêu Tiêu chủ động từ 50% đến 70% thời gian cần tiêu Tiêu chủ động dƣới 50% thời gian cần tiêu Khơng tiêu (bị úng ngập)

Nguồn trích dẫn từ dự án “Thử nghiệm xác định và cơng khai diện tích đất trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt”

Điều kiện cần thiết và quan trọng nhất trong canh tác lúa là yếu tố nƣớc đƣợc thể hiện ở khả năng tƣới tiêu, đây là yếu tố hàng đầu để xem xét khả năng thích hợp đất đối với việc canh tác lúa. Yếu tố quan trọng thứ 2 là thổ nhƣỡng, tiếp theo là tầng canh tác cần phải phù hợp để bộ rễ lúa phát triển tốt đồng thời kế tiếp là tầng đế cày giữ nƣớc cho ruộng lúa; cuối cùng là thành phần cơ giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá phân hạng đất trồng lúa phục vụ công tác quản lý và bảo vệ trên địa bàn xã yên lâm, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)