1.3. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Tuần Giáo nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh Điện Biên, cách thủ đơ Hà Nội 405 km. Phía Đơng giáp huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La); phía Tây giáp huyện Điện Biên và huyện Mường Chà; phía Nam giáp huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) và huyện Điện Biên Đơng; phía Bắc giáp huyện Mường Chà, huyện Tủa Chùa (hình 1.2).
Hình 1. 2 – Vị trí hành chính huyện Tuần Giáo
Huyện Tuần Giáo có diện tích tự nhiên là 157.949,80 ha. Trong đó diện tích đất nơng nghiệp là 93.836,96 ha (đất sản xuất nông nghiệp 38.460,08 ha; đất lâm nghiệp 55.126,65 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 250,23 ha); đất phi nơng nghiệp 2.410,58 ha; cịn lại là đất chưa sử dụng 19.181,02 ha [29].
Khu vực nghiên cứu là hai xã Tênh Phông và Quài Tờ nằm về phía Đơng của huyện Tuần Giáo (hình 1.3).
Xã Tênh Phông là một xã vùng cao với diện tích tự nhiên là 5.686,87 ha; trong đó có 395 ha diện tích gieo trồng trên nương và 2.207 ha diện tích có rừng, độ che phủ rừng là 44% [28].
Xã Quài Tở nằm gần trung tâm huyện với diện tích tự nhiên là 6.019,18 ha; trong đó có 520,64 ha diện tích gieo trồng lương thực; 25,77 ha diện tích ni trồng thuỷ sản [27].
Hình 1. 3 - Vị trí hai xã Tênh Phơng và Quài Tở, huyện Tuần Giáo
1.3.1.2. Địa hình và thuỷ văn
Khu vực nghiên cứu có địa hình hiểm trở và đa dạng. Các dãy núi tại đây chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. 70% diện tích là các dãy núi cao từ 800 m trở lên, còn lại là các dãy có độ cao 500 - 700 m. Dãy Pơ Mu thuộc xã Tênh Phông cao 1.848 m so với mặt nước biển [56].
Hệ thống sông suối tại đây khá dày đặc nhưng lưu lượng và khối lượng dịng chảy khơng lớn. Suối Tơng Ma bắt nguồn từ đèo Pha Đin (xã Toả Tình) qua Quài Nưa nhập thành suối Nậm Mu (xã Mùn Chung), tiếp đó hồ vào suối Nậm Mùn rồi đổ ra sơng Nậm Mức (giáp Mường Chà), là một trong những nhánh hữu ngạn sơng Đà ở phía đơng bắc Tuần Giáo. Ba con suối: Bản Phủ (xã Quài Cang), Toả Tình và Tênh Phơng qua Qi Tở, rồi hịa cùng với suối Nậm Pùa và Nậm Cơ, hình thành nên một trong những nhánh chính của thượng nguồn sơng Mã. Hệ thống sông suối ở Tuần Giáo đã tưới tiêu cho hàng ngàn héc ta lúa và hoa màu, cũng như phục vụ sinh hoạt của người dân, đồng thời là nguồn thuỷ năng dồi dào cho các trạm thuỷ điện vừa và nhỏ ở thị trấn Tuần Giáo, Ta Cơn, Nậm Mức (Mường Mùn), Nậm Pay (Mùn Chung)... [56].
1.3.1.3. Khí hậu
Khu vực nghiên cứu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa miền Bắc Việt Nam. Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam (gió Lào) khơ và nóng, khơng có bão lớn. Hàng năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 18,20C, có thời điểm nhiệt độ cao nhất là 36 - 370C, thấp nhất xuống đến 00C. Độ ẩm khơng khí trung bình trong năm là 87%, độ ẩm thấp nhất trong năm là 22%. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 7. Lượng mưa trung bình cả năm là 1.805 mm, có ngày lượng mưa lớn nhất là 272 mm [56].
Chế độ nhiệt tại đây phản ánh rõ nét mối quan hệ giữa hồn lưu khí quyển và điều kiện địa hình. Do vị trí nằm khuất sau dãy núi Hồng Liên Sơn nên khơng khí lạnh của khối khí cực đới di chuyển đến đây phải đi theo thung lũng sông Đà ngược lên, trên đường di chuyển khối khí này bị biến tính, bớt lạnh đi, vì vậy chế độ nhiệt
mùa đông của Tuần Giáo ấm và khô hơn so với Đơng Bắc. Tuy nhiên do địa hình tương đối kín nên mỗi khi có đợt khơng khí lạnh tràn về với cường độ mạnh thì khơng khí lạnh được giữ lại khá lâu, tạo nên đợt lạnh kéo dài nhiều ngày [13].
Giông: thường tập trung nhiều từ tháng 4 đến tháng 8, nhất là các tháng đầu
mùa mưa, là hiện tượng phổ biến tại đây. Mưa giơng có cường độ khá lớn, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho cây trồng. Bên cạnh đó, mưa giơng đầu mùa cung cấp nguồn phân đạm tự nhiên cho cây trồng. Tuy nhiên, mưa giông cũng mang đến nhiều bất lợi như cường độ mưa giơng lớn làm tăng độ xói mịn, sạt lở đất tại các đồi núi, cuốn trôi những lớp phù sa màu mỡ. Hơn nữa, trong cơn giông thường đi kèm theo với lốc xốy, có tốc độ mạnh làm đổ cây cối, nhà cửa, gây thiệt hại nặng nề cho tài sản của người dân [56].
Sương muối: xuất hiện không nhiều nhưng cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là gây tác hại cho các loại cây nhiệt đới ưa nóng và sản xuất vụ đơng xn. Ở những khu vực có độ cao từ 1.500 m, tần suất xuất hiện sương muối lớn, trung bình 9 - 10 ngày/năm. Ở những khu vực thấp hơn, tần suất xuất hiện sương muối ít, khoảng 1 - 2 ngày/năm. Bên cạnh đó, khu vực này cịn xuất hiện sương mù, trung bình từ 80 - 110 ngày/năm. Sương mù chủ yếu là dạng sương mù bức xạ, thường xảy ra trong các tháng thu đông (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau). Tháng có mật độ sương mù dày nhất là tháng 1 hoặc tháng 12, trung bình 10 - 19 ngày/tháng. Tháng có mật độ thấp nhất là tháng 5 hoặc tháng 6 (khoảng 3,5 ngày) [56].
Thổ nhưỡng: Khu vực nghiên cứu có các loại đất chủ yếu sau: đất pheralit
vàng đỏ và đỏ vàng phát triển trên nền phiến thạch, đá vơi thuộc nhóm đá mẹ Macma axít; đất đen là sản phẩm phong hố của đá vơi hoặc tích đọng ở địa hình bằng, trũng, đất có độ phì, tập trung ở những xã vùng thấp của huyện. Loại đất này rất thích hợp với nhóm cây lương thực, thực phẩm, đặc biệt là ngô, đậu, đỗ... và các cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, ngơ, bơng, gai... [56].
Khống sản: So với các khu vực khác trong tỉnh và huyện, khu vực nghiên
cứu có tiềm năng khống sản ít hơn về trữ lượng và thành phần, bao gồm chủ yếu là khoáng sản vật liệu xây dựng, khống kim loại, nước khống và nước nóng [56].