1.3. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
1.3.2.1. Xã Tênh Phơng
Văn hố - xã hội: Xã Tênh Phông là một xã vùng sâu vùng xa đặc biệt khó
khăn, giao thương kém (khơng có chợ). Đồng bào ở đây đều thuộc dân tộc Mông. Tồn xã có 5 bản với 260 hộ, 1.478 nhân khẩu. Trong đó, số lượng nam giới là 761 và nữ giới là 717. Tổng số dân trong độ tuổi lao động là 690 người (tổng số hộ nghèo là 193 hộ, chiếm 74,23%; hộ cận nghèo là 10 hộ, chiếm 3,84%). Trình độ nhận thức của người dân cịn hạn chế nên tình trạng sinh con thứ 3 cịn cao.
Trình độ học vấn thấp và khơng đồng đều, phong tục tập quán mang nặng tính địa phương. Cơ sở hạ tầng giáo dục cịn nghèo nàn, có 1 điểm trường 3 cấp với 26 lớp và 579 học sinh.
Trạm y tế xã có diện tích 500m2 tại bản Ten Hon với hai nhà cấp IV, trang thiết bị vật tư còn rất thiếu thốn, đạt chuẩn quốc gia về Y tế giai đoạn 1.
Tình hình sản xuất: Người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn ni.
Tổng diện tích gieo trồng trên nương là 395 ha, tổng sản lượng đạt 570 tấn [28]. Trong đó:
- Ngơ: Diện tích 210 ha, năng suất đạt 15 tạ/ha, tổng sản lượng 315 tấn. - Lúa: Diện tích 180 ha, năng suất đạt 12 tạ/ha, tổng sản lượng 216 tấn. - Sắn: Diện tích 30 ha, năng suất đạt 62 tạ/ha, tổng sản lượng 186 tấn. - Đậu tương: Diện tích 5 ha, năng suất đạt 3 tạ/ha, tổng sản lượng là 15 tấn. - Táo mèo: Diện tích 18,4 ha, thu hoạch 8,4 ha, năng suất đạt 20 tạ/ha, tổng sản lượng là 168 tấn.
Địa phương có tổng diện tích rừng tự nhiên là 5.686,87 ha, diện tích có rừng là 2.207 ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 2.202 ha, rừng trồng chiếm 5 ha, độ che phủ rừng là 44%.
Tổng đàn gia súc 1.865 con, trong đó: đàn trâu 242 con; đàn bị 295 con; đàn lợn 811 con; đàn dê 517 con. Tổng đàn gia cầm khoảng 3.000 con [28].
1.3.2.2. Xã Quài Tở
Văn hoá - xã hội: Xã Quài Tở nằm gần với trung tâm thị trấn huyện Tuần Giáo,
điều kiện giao thương và kinh tế - xã hội khá tốt. Xã có 27 bản, trong đó có 25 bản người Thái, 01 bản Khơ Mú, 01 bản người Mông, với tổng số 1.791 hộ và 9.000 nhân khẩu. Tồn xã có 998 hộ nghèo, chiếm 55,72% và 278 hộ cận nghèo, chiếm 15,52%. Tại xã có 3 điểm trường với 3 cấp học đều đạt chuẩn quốc gia, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị khá đầy đủ. Tỷ lệ học sinh chuyển lớp, tốt nghiệp các cấp đều đạt từ 98% trở lên.
Trạm y tế có diện tích 300m2, nằm tại bản Sơm với trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, nhân viên đạt chuẩn.
Trong năm 2016, Ủy ban nhân dân xã đã mở các lớp tập huấn cho người dân. 03 lớp tập huấn dạy nghề do Trung tâm dạy nghề huyện Tuần Giáo tập huấn cho 98 học viên lớp hàn xì, trồng cây phân tán. 01 lớp tập huấn về chăn nuôi gia cầm và kỹ thuật trồng lúa do Trung tâm khuyến nông tỉnh tổ chức với 50 học viên tham gia.
Tình hình sản xuất: Người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và
chăn nuôi, một số hộ phát triển dịch vụ, buôn bán nhỏ.
Tổng sản lượng cây lương thực có hạt và cây lấy củ, lấy bột lần lượt là 2.295,8 tấn và 779,6 tấn [27]. Trong đó:
- Diện tích ruộng chính vụ là 183,4 ha, năng suất 57 tạ/ha, sản lượng đạt 1.045,38 tấn; Diện tích lúa chiêm xuân là 160 ha, năng suất đạt 59,5 tạ/ha, sản lượng đạt 952 tấn; Diện tích lúa nương gieo trồng là 70 ha, năng suất đạt 13 tạ/ha, sản lượng đạt 91 tấn.
- Ngô: Diện tích 75 ha, năng suất đạt 22 tạ/ha, sản lượng đạt 165 tấn. - Đậu tương: Diện tích 28,8 ha, năng suất 13,5 tạ/ha, sản lượng đạt 37,4 tấn. - Sắn: Diện tích 117,54 ha, năng suất 62,4 tạ/ha, sản lượng đạt 733,4 tấn. - Lạc: Diện tích 5 ha, năng xuất đạt 8,7 tạ/ha, sản lượng 4,3 tấn.
Tổng đàn gia súc: 15.752 con, trong đó: đàn lợn 12.796 con, đàn trâu 1.557 con, đàn bò 800 con, đàn dê: 599 con. Tổng đàn gia cầm: 30.900 con. Diện tích ni trồng thuỷ sản hiện có là 25,77 ha [27].
Chương 2 - PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU