.3 Các khu vực canh tác của người Thái xã Quài Tở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học nông nghiệp tại hai xã tênh phông và quài tở, huyện tuần giáo, tỉnh điện biên phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững (Trang 62 - 105)

Về diện tích các khu canh tác, kết quả nghiên cứu các thửa đất canh tác của người Mông (xã Tênh Phông) và người Thái (xã Quài Tở) cho thấy đa số các thửa đất canh tác đều có diện tích nhỏ hơn 2000 m2.

Bảng 3. 6 - Diện tích các khu vực canh tác tại địa điểm nghiên cứu

CHỈ TIÊU

Ruộng - nương Vườn nhà

Quài Tở Tênh Phông Quài Tở Tênh Phông Tổng số thửa đất 159 218 30 28 Tổng diện tích (m²) 138.647 388.964 17.998 9.837 Diện tích trung bình (m²) 872 1.776 600 364 Diện tích nhỏ nhất (m²) 71 131 31 26 Diện tích lớn nhất (m²) 5.282 10.202 2.371 1.454 Độ cao thấp nhất (m) 600 793 600 1.339 Độ cao lớn nhất (m) 898 1.552 704 1.400 Độ cao trung bình (m) 680 1.227 638 1.368

Ở xã Qi Tở: 91,53% thửa có diện tích dưới 2000m2; 7,41% thửa diện tích từ 2000 đến 4000m2; chỉ có 1,06 % thửa diện tích từ 4000 đến 6000m2 và khơng có thửa nào diện tích lớn trên 6000m2. Trong khi đó, ở xã Tênh Phơng: 73,98% thửa dưới 2000m2; 18,70% thửa có diện tích từ 2000 đến 4000m2; 4,47% thửa có diện tích từ 4000 đến 6000m2 và có 2,85% thửa có diện tích lớn trên 6000m2 (bảng 3.6).

Ngun nhân là do người Thái thường canh tác ruộng/nương ở sườn núi hoặc khe suối trong đó đa số là ruộng ven suối gần bản (nhà của họ) nên các thửa thường nhỏ, hẹp trong khi đó người Mơng thường canh tác rải rác ở các sườn núi xa bản (nhà của họ) nên các thửa thường rộng, dài hơn so với nương/ruộng của người Thái.

Như vậy, do sự khác biệt về tập quán canh tác của người Mông và người Thái dẫn tới sự khác biệt về độ cao, diện tích các thửa đất canh tác và hiện trạng ĐDSH nông nghiệp ở hai xã Tênh Phông và Quài Tở, huyện Tuần Giáo (bảng 3.7).

Bảng 3. 7 – Sự khác biệt trong tập quán canh tác của người Mông và Thái tại hai xã

Tênh Phông và Quài Tở, huyện Tuần Giáo

CHỈ TIÊU XÃ TÊNH PHÔNG XÃ QUÀI TỞ

1. Dân tộc Mông Thái

2. Nơi sống Trên đỉnh núi cao

Giữa thung lũng, gần đường quốc lộ và nguồn

nước

3. Tập quán canh tác

Du canh du cư, ở lại nương trong các chòi

canh

Canh tác quanh khu vực sinh sống 4. Khu vực canh tác Vị trí

Xa nơi sinh sống, nương rải nác, men theo các sườn và đỉnh núi cao

Ruộng gần nhà và các nương nằm trên các sườn

núi quanh nơi sinh sống

Độ cao trung bình 1.298m 644m Độ cao lớn nhất 1.522m 898mm Độ cao thấp nhất 600m 793m Diện tích trung bình 1.070m² 736m² Diện tích lớn nhất 10.202m² 5.282m² Diện tích nhỏ nhất 26m² 31m² Đặc điểm

Còn nhiều bãi cỏ chăn thả gia súc quanh các khu

vực canh tác; nương chỉ sử dụng nước mưa, xuất hiện một số ao tích nước

ở một số hộ

Khơng cịn nhiều bãi cỏ chăn thả gia súc, phải đi

sâu vào thung, khe; ruộng gần nguồn nước, có hệ thống mương nội đồng, nương sử dụng nước mưa 5. Cây trồng Giống cây

lương thực Chủ yếu là giống bản địa Chủ yếu là giống cải tiến

Năng suất Thấp Cao

Thời vụ Khơng đồng nhất Đồng nhất

Hình thức Xen canh Độc canh

Mùa vụ 1 vụ/ năm 1 vụ/ năm (ngô, sắn); 2 vụ/ năm (lúa)

Phân khu canh tác

3 phân khu, canh tác hỗn hợp

2 phân khu, 1 phân khu canh tác lúa ruộng, 1 phân khu canh tác ngô –

CHỈ TIÊU XÃ TÊNH PHÔNG XÃ QUÀI TỞ

6. Cây trồng

Chuyển dịch

Các giống mới được trồng thử nghiệm tại địa

phương không phù hợp với đất nương. Người dân tiếp tục duy trì sử dụng các giống cũ.

Các giống lúa, ngô cải tiến trồng thử nghiệm tại

địa phương phù hợp với đất ruộng – nương, được Nhà nước tư vấn, hỗ trợ

nên người dân chuyển sang sử dụng giống mới

Giống cây vườn nhà Chủ yếu là giống hợp đất, thích nghi khí hậu địa phương Là các giống hợp đất, thích nghi khí hậu địa phương, cho năng suất

cao.

Bảo quản

Lúa Phơi nắng, bảo quản

trong hũ, bao, kho

Phơi nắng, bảo quản trong bao, sử dụng ln cho vụ sau; có thể mua từ

các kho giống

Ngô

Phơi lên các xà ngang trong nhà hoặc gác lên

bếp

Gác lên bếp, khi khô bảo quản hạt trong các bao,

Sắn

Gốc sắn để lại nương trong nhiều năm, không

mang về nhà

Gốc sắn đem về nhà, tạo hom, bảo quản ở chỗ ít

nắng, mát mẻ.

Rau màu Giữ hạt trong các túi gác

cạnh bếp

Giữ hạt trong các túi gác cạnh bếp, các giống mới có thể mua hoặc trao đổi

7. Vật ni

Giống Là các lồi sử dụng phổ biến, chủ yếu là các giống

địa phương

Tình hình Các giống gia cầm, gia súc lớn vẫn còn bảo tồn được

nguồn gen; các giống lợn được lai từ 1-3 thế hệ

Hình thức

chăn nuôi Thả rông là chủ yếu Nuôi nhốt là chủ yếu

Chuồng trại Rộng Nhỏ và vừa

Mơ hình Chủ yếu định hướng

trang trại gia đình

Chủ yếu định hướng chăn ni hộ gia đình

Chuyển dịch

Chậm, tăng số lượng đàn gia cầm, tuy nhiên vẫn duy trì số lượng gia súc

lớn

Nhanh, tăng nhanh số lượng đàn gia cầm và lợn, giảm nhanh số lượng

đàn gia súc lớn, chỉ giữ lại trâu làm sức kéo

8. Giao thông Không phát triển Phát triển

9. Giao thương Kém, ít tương tác Tốt, tương tác hàng ngày

10. Trình độ văn hố Thấp Trung bình

3.4. BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ĐA DẠNG SINH HỌC NÔNG NGHIỆP Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.4.1. Sự thay đổi Đa dạng sinh học nông nghiệp

Sự thay đổi các giống cây trồng

Sự du nhập các giống cây trồng mới, đặc biệt là những giống lai năng suất cao đã làm suy giảm cả về diện tích canh tác và nguồn gen của các giống cây trồng bản địa. Số lượng giống cây lương thực bản địa đã mất đi trên đồng ruộng và nương rẫy ghi nhận tại xã Quài Tở bao gồm:

- 05 giống lúa ruộng: khẩu pốt, khẩu bồng, khẩu là, khẩu tam hom, khẩu chiến. - 14 giống lúa nương: khẩu đường phửng, khẩu lò đường, khẩu tan, khẩu đếch, khẩu xuân huống, khẩu mắc khừa, khẩu tũn, khẩu bo khá, khẩu tả bổng, khẩu nháp, khẩu macha, khẩu cái ca, khẩu chương lơ.

- 07 giống ngô nếp: khẩu đĩ xẻ mẹo, khẩu đĩ lường, khẩu đĩ lếch, khẩu đĩ nộc tủ, khẩu đĩ đi ón, khẩu đĩ láng lao, khẩu đĩ khiểu mạ.

- 03 giống sắn: mắn cò lanh, mắn cò kăn pết, mắn cò nhật. - 02 giống lạc: ma thị ló lành, ma thị ló nhật.

- 02 giống đậu: mathua măng ngo, mathua thưở nhúc.

Chính vì vậy, sự phong phú và đa dạng các giống cây lương thực tại xã Quài Tở hiện nay là rất thấp. Người Thái tại địa phương tập trung chủ yếu vào các cây giống lai cải tiến mới như khẩu cán hắc, ngô lai 10. Cịn lại rất ít các nơng hộ đang sở hữu các giống bản địa cũ và canh tác trên ruộng – nương. Trong khi các giống cây lương thực bản địa cũ theo ghi nhận vẫn cịn được người Mơng tại xã Tênh Phông lưu trữ và bảo quản hạt giống theo từng nơng hộ. Các giống tiêu biểu có thể kể đến bao gồm:

- 14 giống lúa nương: ple macha, ple lẩu, ple lạnh, ple chùa plo, ple hủa, ple bao thai, ple hủa chùa, ple táu, ple xa, ple hủa plẩu, ple hủa plo, ple hủa tớ, ple hủa thái, ple chùa.

- 08 giống ngơ nếp: pó cự đả, pó cự chua, pó cự loong, pó cự lia xa, pó cự lẩu, pó cự lẩu chùa, pó cự đỉ, pó cự đa.

- 03 giống sắn: vơ lông lia, vơ lông đa, vơ lông lẩu.

Hiện nay tại xã Tênh Phông vẫn duy trì trồng chủ yếu lúa macha và ngơ tẻ trắng để phục vụ nhu cầu lương thực và đời sống hàng ngày, còn các giống cải tiến mới được sử dụng rất ít tại địa phương.

Cịn đối với vườn nhà, tại xã Quài Tở, các cây trồng vườn nhà có xu hướng phong phú hơn. Sở dĩ như vậy vì chúng được bổ sung đáng kể theo thời gian, chủ yếu là các giống cây ăn quả và cây cơng nghiệp có giá trị cao được người dân trao đổi với nhau, xin giống hoặc được nhập từ các địa phương khác về. Đổi lại, các cây vườn nhà bản địa đứng trước nguy cơ bị thu hẹp diện tích canh tác và nguy cơ suy giảm số lượng. Cịn tại xã Tênh Phơng, các cây vườn nhà gần như khơng có sự thay đổi độ đa dạng qua thời gian, tuy nhiên, ghi nhận tại một số ít các nơng hộ có xuất hiện một số các lồi cây rừng có giá trị cao như sưa, lan... đã được người Mơng (trong q trình di chuyển tới các khu vực canh tác phải băng qua rừng) đã thu lượm và mang về trồng tại vườn nhà của gia đình.

Sự thay đổi các giống vật nuôi

Cũng giống như cây trồng, sự đa dạng các giống vật nuôi bản địa tại cả hai xã Tênh Phông và Quài Tở đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm đáng kể. Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, 3 lồi vật ni biến mất hoàn toàn trong 100 năm qua là: ngựa, thỏ và chuột chù. Các giống vật ni đang được sử dụng như trâu, bị, dê... theo ghi nhận vẫn là các giống bản địa cũ được chăn nuôi từ xưa đến nay tại địa phương, trong khi các giống vật nuôi khác như lợn, gà, ngan, vịt... phần lớn đã bị lai tạo từ một – ba thế hệ với nguồn gen của các giống mới được người dân chăn nuôi thử nghiệm. Số lượng cá thể mang nguồn gen bản địa gốc khơng cịn nhiều và chỉ có một số ít nơng hộ còn lưu giữ tại địa phương.

Sự thay đổi hình thức canh tác, chăn ni

Sự thay đổi hình thức canh tác được nhận thấy rõ tại khu vực xã Quài Tở. Người Thái tại đây đã đồng nhất thời vụ gieo trồng (01 năm trồng 02 vụ) và giống cây trồng. Các mơ hình trồng xen canh, đa canh dần bị loại bỏ và thay thế bởi các mơ hình trồng độc canh các giống cây lương thực tại các khu vực canh tác. Các hệ thống

tưới tiêu từ kênh mương nội đồng được đầu tư và phát triển nhằm gia tăng năng suất cho các khu vực đấy.

Trong khi đó tại xã Tênh Phơng, việc trồng xen canh các giống cây khác trên nương như dưa mèo, mướp đắng, táo mèo, bí bầu... cùng các giống cây lương thực chính vẫn được duy trì. Thời vụ canh tác thường 01 vụ/năm được lưu truyền từ các thế hệ đi trước, hơn nữa các nơng hộ có thời điểm gieo trồng, thu hoạch khác nhau, biên độ dao động từ 01-02 tháng. Các giống cây lương thực tại địa phương được sử dụng không đồng nhất và các nông hộ tự bảo quản, canh tác các giống riêng theo ý kiến của họ.

Đối với chăn nuôi gia súc gia cầm, trước đây cả hai xã đều duy trì hình thức chăn ni thả rơng, một số lồi như trâu, bò được chăn dắt tập trung theo bản là chủ yếu. Tuy nhiên, từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX xuất hiện sự thay đổi đối với cả 02 xã. Xã Quài Tở, các nông hộ chuyển về hình thức chăn ni theo hộ với số lượng nhỏ, ni nhốt và chăm sóc hàng ngày; sau đó mới bắt đầu manh nha xuất hiện các mơ hình chăn nuôi trang trại nhỏ lẻ ở một vài nông hộ, tập trung vào đàn lợn và ao cá. Trong khi đó, tại xã Tênh Phơng, gia cầm vẫn tiếp tục được các nơng hộ duy trì hình thức thả rơng; gia súc như lợn, bị, trâu, dê được ni nhốt trong các chuồng lớn; một số nông hộ lựa chọn việc chăn nuôi tập trung tại trang trại của họ trên nương.

Sự thay đổi về phương thức bảo quản

Tại xã Tênh Phông, các giống cây trồng vẫn được bảo quản truyền thống theo các phương thức được lưu truyền từ các thế hệ trước như: bảo quản lúa trong các bao chất trong các hịm, kho sau khi phơi khơ (thường là 03 nắng); bảo quản ngô trên các xà ngang nhà, thúng (để nguyên cả bắp cả vỏ); các loại hạt được bỏ bao, đựng bầu, treo gác bếp. Ngược lại, tại xã Quài Tở, ngoài các phương thức bảo quản truyền thồng đối với một số giống còn lưu giữ, các giống cây lương thực cải tiến như lúa, ngô đang được trồng hiện tại có thể mua bổ sung hoặc lấy giống từ ngay vụ trước để phục vụ vụ thứ hai trong năm nên khâu bảo quản, lưu trữ có phần thay đổi so với ngày xưa.

Sự suy thoái đất tại các khu vực canh tác

Do tình trạng tăng dân số, nhu cầu lương thực ngày càng cao và mong muốn phát triển kinh tế, việc khai thác và sử dụng đất ở các nông hộ tại cả hai xã Tênh Phông và Quài Tở ngày càng mở rộng, từ đó kéo theo những hệ luỵ về sự bạc màu lý hoá học và dinh dưỡng đối với đất canh tác. Việc lạm dụng quá nhiều các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp khiến cho các khu vực canh tác bị ô nhiễm, đất mất đi sự cân bằng dinh dưỡng vốn có. Ngồi ra, việc xuất hiện nhiều hơn các hiện tượng thời tiết cực đoan trong những năm gần đây do các tác động của biến đổi khí hậu như mưa lũ kéo dài, cháy rừng, băng tuyết, hạn hán… Các yếu tố tự nhiên hay nhân tạo đều đã góp phần gia tăng sự suy thối đất, một số khu vực canh tác theo ghi nhận đã bắt đầu có hiện tượng đá hố và sa mạc hoá.

Từ các sự thay đổi về giống cây trồng, vật ni; hình thức canh tác, chăn ni; phương thức bảo quản và sự suy thoái đất tại các khu vực canh tác bước đầu xác định khu vực hai xã Tênh Phơng và Qi Tở có sự suy giảm ĐDSH nông nghiệp.

3.4.2. Nguyên nhân suy giảm Đa dạng sinh học nông nghiệp

Yếu tố tự nhiên

- Địa hình q dốc: địa hình có độ dốc lớn của vùng núi không thuận lợi đối với hoạt động canh tác nơng nghiệp. Điều kiện địa hình chỉ cho phép canh tác một số giống cây trồng, vật nuôi đã được chọn lọc phù hợp với vùng đất dốc nên độ đa dạng kém hơn so với vùng đồng bằng hoặc trung du.

- Khí hậu thay đổi bất thường: do ảnh hưởng của biến dổi khí hậu dẫn đến diễn biến thời tiết thất thường, lượng mưa lớn, nắng hạn kéo dài, biên độ nhiệt và lượng mưa giữa các mùa trong năm chênh lệch lớn, thời tiết khắc nghiệt.

- Các hiện tượng cực đoan như lũ lụt, băng tuyết, cháy rừng, sương muối ngày càng xảy ra nhiều và bất ngờ. Vào mùa mưa, nhiệt độ cao làm tăng nguy cơ cháy rừng, cùng với đó lũ lụt kéo đến nhanh gây sạt lở, xói mịn đất. Về mùa khơ, những năm gần đây xuất hiện hiện tượng băng tuyết, sương muối do nhiệt độ xuống thấp gây thiệt hại nhiều cho canh tác nơng nghiệp. Điều này địi hỏi người dân phải

chọn lọc chặt chẽ hơn các giống cây trồng, vật ni có thể chống chọi với các điều kiện thời tiết cực đoan.

- Đất đai suy thối: hệ quả của việc khí hậu thay đổi bất thường và gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan là chất lượng đất suy giảm nhanh chóng, lớp đất mặt màu mỡ, phù hợp cho canh tác nơng nghiệp bị bào mịn do bị rửa trôi hoặc phong hóa.

Yếu tố giống

- Các giống cây trồng cũ chỉ phát triển tốt và cho năng suất cao khi canh tác trên nương mới, nương canh tác lâu năm do ít được cải tạo nên mất màu và khơng sử dụng được. Trong khi đó, một số giống cũ có khả năng thích ứng được nhiều loại nương lại kém phát triển, cho năng suất và sản lượng thấp.

- Các giống vật nuôi cũ do ni lâu năm và ít trao đổi với các địa phương khác nên đặc tính di truyền khơng được cải thiện, dẫn đến chậm lớn, cho năng suất thấp.

- Các giống cây trồng, vật nuôi mới có chất lượng đảm bảo, thời vụ tốt, năng suất cao hơn được cung ứng từ các địa phương khác và khuyến cáo của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học nông nghiệp tại hai xã tênh phông và quài tở, huyện tuần giáo, tỉnh điện biên phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững (Trang 62 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)