Chỉ số phổ biến Giống cây CCF Tênh Phông (%) CCF Quài Tở (%) OCF (%)
Chanh leo (Passiflora edulis) 60.00 43.33 51.67
Đào (Prunus persica) 43.33 33.33 38.33
Hành tây (Allium cepa) 33.33 36.37 35.00
Chuối tiêu (Musa basjoo) 26.67 76.67 51.67
Gừng (Zingiber officinale) 33.33 43.33 38.33
Một số giống cây khác ghi nhận chỉ xuất hiện nhiều trong vườn nhà xã Quài Tở như Xoài (Mangifera indica), Rau cải xanh (Brassica juncea), Đu đủ (Carica
papaya), Khoai lang (Ipomoea batatas), Mướp (Luffa cylindrica), Tía tơ (Perilla frutescens), Mít (Artocarpus heterophyllus), Ổi (Psidium guajava), Mận ngọt
(Prunus salicina), Nhãn (Dimocarpus longan), Khoai sọ (Colocasia antiquorum), Sả (Cymbopogon citratus), Mía bản địa (Saccharum officinarum); trong khi xã Tênh Phơng xuất hiện các lồi như Bí đao (Benincasa Hispida), Táo mèo bản địa (Docynia
indica), Mía đen (Saccharum officinarum). Điều này cho thấy việc lựa chọn canh tác
các giống cây vườn nhà tại 02 xã có sự khác nhau phụ thuộc vào điều kiện canh tác thực tế tại địa phương.
Tại xã Quài Tở, các giống rau màu đều được trồng trong vườn của hộ gia đình, tuy nhiên ở xã Tênh Phông, các giống rau màu lại được trồng chủ yếu trên nương, xen canh hoặc chiếm một phần diện tích trong các thửa canh tác các giống cây lương thực cũng như được trồng trên bờ ruộng; trong vườn nhà của người Mông không trồng hoặc trồng một ít loại rau màu chủ đạo như Rau cải xanh (Brassica juncea), Bí ngơ (Cucurbita maxima).
Cây ăn quả chủ yếu được trồng trong vườn nhà tại hai xã và phục vụ sinh hoạt gia đình là chủ yếu, chỉ một số hộ trồng với mục đích kinh doanh với một số giống cây đặc sản. Táo Mông (Docynia indica), Dưa Mông (Cucumis sp.) là giống đặc sản được địa phương chú trọng đã mang lại giá trị không nhỏ về kinh tế cho người dân
tộc Mông ở xã Tênh Phơng những năm gần đây. Cịn trên địa bàn xã Quài Tở, chuối là giống cây ăn quả được trồng phổ biến, một mặt phục vụ sinh hoạt, một mặt phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Các cây công nghiệp hàng năm và lâu năm chủ yếu được trồng để lấy gỗ phục vụ xây nhà, dựng rào và phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của địa phương: cây Mía (Saccharum officinarum), cây Tre (Acidosasa sp.); cây Cà phê (Coffea canephora); cây thơng (Pinus sp.)…
3.2. TÍNH ĐA DẠNG GIỐNG VẬT NUÔI
Gia súc và gia cầm là các đối tượng chăn nuôi đem lại giá trị rất cao cho nông hộ, ở một số hộ, gia cầm – gia súc chiếm 100% tổng thu nhập của hộ có thể lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm với hình thức chăn ni trang trại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ sinh thái nông nghiệp ở hai xã Tênh Phơng và Qi Tở có 15 giống vật ni thuộc 15 loài, 15 chi và 09 họ động vật đang được người chăn nuôi trong vườn nhà hoặc thả rơng trên nương (Phụ lục 2).
Nhìn chung các lồi được chăn ni tại địa phương đều là các lồi được sử dụng phổ biến, hầu hết đều là các giống bản địa. Trong đó, số lượng giống vật nuôi tại hai xã Quài Tở và Tênh Phông lần lượt là 14 và 15 giống.
Chỉ số đa dạng H’ tính tốn cho các nhóm vật ni ở hai xã (bảng 3.5) có giá trị gần bằng nhau, lần lượt là 2,241059 và 2,015983 với hai xã Quài Tở và Tênh Phông, cho thấy mức độ ĐDSH về mặt các giống vật nuôi tại hai khu vực là tương đương.
Hoạt động chăn nuôi của người dân tại khu vực nghiên cứu phần lớn tập trung vào nuôi lợn và gia cầm. Đây là nhóm có số lượng cá thể lớn nhất, cao hơn rất nhiều so với các lồi gia súc khác như trâu, bị. So sánh số liệu tại hai xã có thể thấy, quy mơ chăn ni ở xã Quài Tở nhỏ hơn so với xã Tênh Phông. Ở xã Tênh Phông, ngoại trừ đàn lợn và đàn vịt - ngan có số lượng cá thể ít hơn so với xã Quài Tở, các nhóm vật ni cịn lại đều có đàn lớn hơn, thể hiện rõ nhất ở đàn bò (48 con), đàn dê (63 con) và sản lượng cá ước tính (4.440kg).