2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu điều tra thực địa (ngoại nghiệp)
2.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật
Quy trình điều tra thực địa áp dụng theo phương pháp được Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu trong Cẩm nang nghiên cứu Đa dạng sinh vật (1997) [22] và Các phương pháp nghiên cứu thực vật (2007) [23].
Chụp ảnh: để ghi lại hình ảnh của các lồi, thơng tin đi kèm và các sinh cảnh trong quá trình nghiên cứu thực địa.
2.3.2.2. Phương pháp điều tra ĐDSH nơng nghiệp pGIS ứng dụng GPS có sự tham gia của cộng đồng
pGIS là công cụ hỗ trợ thu thập các thông tin cây trồng của người dân dựa trên kiến thức về khu vực và sự nhận thức. Các kết quả từ pGIS có thể giúp đỡ người dân bản địa trong việc ra quyết định và lập kế hoạch canh tác, sử dụng các giống cây trồng trên các khu vực canh tác của họ [36].
Các bước thực hiện phương pháp bao gồm:
- Thiết lập các mục tiêu điều tra (số liệu xã hội, số liệu nông sản mức độ nông hộ, số liệu đất sở hữu mức độ bản, ĐDSH nông nghiệp) và kết quả dự kiến (bản đồ phân bố ĐDSH nông nghiệp mức độ cảnh quan, thống kê cơ bản về sử dụng đất và phân bố không gian của ĐDSH nông nghiệp, số liệu ĐDSH nông nghiệp mức độ hộ gia đình, cộng đồng và dân tộc) với chính quyền và người dân địa phương.
- Tuyển chọn các điều tra viên pGIS là người dân địa phương. Tiến hành đào tạo về phương pháp sử dụng các thiết bị GPS, thu thập dữ liệu, điều tra bảng hỏi và các phương pháp thực địa liên quan.
- Tiến hành điều tra thực địa và thu thập các dữ liệu theo các mục tiêu đề ra.
2.3.2.3. Các phương pháp điều tra, phỏng vấn xã hội học
Để thu thập các thông tin cơ bản về ĐDSH nông nghiệp ở mức độ cảnh quan và hộ gia đình, ngồi các phương pháp trên, nghiên cứu cịn sử dụng phương pháp phỏng vấn, đánh giá có sự tham gia của cộng đồng (PRA) [10].
- Tiến hành phỏng vấn lãnh đạo chính quyền địa phương, các cán bộ phòng, ban; các lực lượng chức năng như cán bộ kiểm lâm, cán bộ khoa học tại địa phương... để thu thập, tham vấn về các thông tin và các số liệu cần thiết.
- Dựa vào cộng đồng cư dân địa phương để điều tra, thu thập các dữ liệu ĐDSH nông nghiệp ban đầu, các điều kiện môi trường, cơ sở hạ tầng - kỹ thuật, đời sống, thu nhập... của khu vực nghiên cứu. Phương pháp được thực hiện gồm bước tham vấn và bước xác thực thông tin.
➢ Ở bước tham vấn, tham vấn người dân được tiến hành với 120 người dân thuộc 120 hộ được lựa chọn điều tra ở khu vực nghiên cứu nhằm thu thập các thông
tin cơ bản về nông hộ, nông nghiệp nông hộ, nguồn thức ăn, bảo quản hạt giống, sử dụng và các yếu tố khác liên quan đến ĐDSH nông nghiệp.
➢ Tiến hành tham vấn sâu 60 người dân có kinh nghiệm, trong đó có 30 người là người già cịn minh mẫn (trên 60 tuổi) trong khu vực nghiên cứu. Sử dụng bộ câu hỏi mở về hiện trạng, tình hình sử dụng, sự thay đổi giống/ loài qua thời gian, sự thay đổi hình thức canh tác, đặc điểm các giống/lồi bản địa và các mối đe dọa/ nguy cơ ảnh hưởng đến ĐDSH nông nghiệp.
➢ Thông tin thu được sẽ được thống kê, sắp xếp, trình bày với sự hỗ trợ của các phần mềm thống kê như SPSS, các bản đồ chuyên đề để thể hiện các thông tin.
➢ Ở bước xác thực, tiến hành các cuộc trao đổi nhóm cùng các đối tượng tham vấn, thơng qua việc trình bày tất cả các thơng tin (đã được thống kê, xử lý, và thể hiện lên các bảng, sơ đồ, bản đồ) mà họ đã cung cấp để từ đó bổ sung hoặc chỉnh lý, và xác thực tất cả các thơng tin. Sau đó, sử dụng các phần mềm thống kê để tổng hợp, xử lý số liệu, phân tích tương quan và phân tích hệ thống.