Av. ± SD Số lượng cá thể (theo xã) Số hộ chăn ni Trung bình Tối thiểu Tối đa Tổng số Xã Quài Tở Bò (Bos indicus) 0,365 0,067 0 2 2 1
Dê (Capra aegagrus
hircus) 1,278 0,23 0 7 7 1
Trâu (Bubalus bubalis) 1,358 1,13 0 5 34 16
Lợn (Sus scrofa domesticus) 4,130 6,9 0 30 207 29 Gà (Gallus gallus domesticus) 8,622 10,93 1 100 328 30 Vịt (Anas platyrhynchos domesticus) 4,985 4,8 5 15 144 17 Ngan (Cairina moschata forma domestica) 3,081 1,567 1 12 47 9 Cá (7 loài) 63,663 54,33 0 300 1.630 18 Ong 0 0 0 0 0 0 H’ = 2,241059* Xã Tênh Phơng Bị (Bos indicus) 1,673 1,633 0 6 49 19
Dê (Capra aegagrus
hircus) 2,234 2,1 0 8 63 18
Trâu (Bubalus bubalis) 1,556 1,167 0 5 35 14
Lợn (Sus scrofa domesticus) 5,444 5,6 0 30 168 29 Gà (Gallus gallus domesticus) 19,726 11,9 0 40 359 24 Vịt (Anas platyrhynchos domesticus) 3,917 2,367 2 13 71 12 Ngan (Cairina moschata forma domestica) 2,773 1,033 2 12 31 5 Cá (7 loài) 271,616 148 0 4.440 4.440 15 Ong (1 loài) 2,793 0,833 0 14 25 4 H’ = 2,015983*
Trên thực tế, tại Quài Tở, tất cả các nông hộ đều chăn nuôi tại hộ gia đình, chủ yếu tập trung vào ni lợn và gia cầm, trâu – bò được chăn dắt hàng ngày; tuy nhiên tại Tênh Phơng, ngồi các hình thức chăn ni tại nhà, một số nơng hộ cịn sở hữu các trang trại trên nương chăn nuôi thả rông ở các bãi rộng với đàn lớn hơn rất nhiều. Lợn tại khu vực nghiên cứu yếu là lợn lai giữa lợn bản địa và một số giống mới, cân nặng từ 20 kg – 80 kg, lưng cong, bụng ỏng, thịt ngon.
Trâu, bị đang được chăn ni trên địa bàn đều là giống bản địa cũ. Đa số các hộ gia đình tại hai xã vẫn lựa chọn trâu là sức kéo chính của họ. Trâu bé ni 1 - 2 năm có cân nặng vào khoảng 50 – 60 kg, nuôi đến 6 – 7 năm vào khoảng 200 kg.
Đối với gia súc như trâu, bò, lợn, người dân chủ yếu nuôi trong chuồng trại và cho ăn hàng ngày, chỉ khác là ở xã Tênh Phông người dân xây dựng chuồng trại rộng, to hơn, rào thấp; có một số hộ thả rơng trong sân và vườn nhà. Thức ăn chủ yếu là các loại rau được hái lượm từ rừng hoặc các giống được trồng trong vườn nhà như chuối, rau màu.
Chăn nuôi dê ở rải rác một số hộ và cho năng suất rất cao. Chủ yếu dê ở đây là dê cỏ, có cân nặng từ 15 - 30 kg và tầm vóc nhỏ. Tuy nhiên khả năng chịu đựng kham khổ không tốt, dễ gặp bệnh tật, khả năng sinh trưởng, sinh sản bình thường kéo theo các điều kiện chăn ni phải đầu tư và chăm sóc chu đáo.
Các loài gia cầm (gà, vịt - ngan) tại đây được thả rông, cho ăn bổ sung các loại rau rừng, ngơ… và có chuồng tránh rét vào mùa đơng để giảm thiệt hại do sương giá. Các giống được sử dụng đều là giống bản địa như gà bạch, ngan Mông.
Đặc biệt, ở Tênh Phông xuất hiện các tổ ong do người dân nuôi và khai thác. Đây có thể là kết quả của việc tận dụng địa hình đồi núi, cây cối rậm rạp, gần khu vực rừng thích hợp để ni ong lấy mật. Các sản phẩm thu hoạch từ chăn nuôi chủ yếu để phục vụ đời sống hàng ngày hoặc các dịp lễ tết của người dân, ngồi ra có thể trao đổi, bn bán để tăng thêm thu nhập.
Người dân tại hai xã chủ yếu nuôi Cá rô phi đơn tính (Oreochromis
mossambicus), Cá chép (Cyprinus carpio), Cá trắm (Ctenopharyngodon idella), Cá
molitorella), Cá vược (Lates calcarifer). Thức ăn chủ yếu của cá là các loại rau rừng,
thân cây, phân gia súc… Tuy nhiên cũng có một số nơng hộ ni cá theo hình thức ao tự nhiên, phổ biến nhất là nuôi Cá rô đồng (Anabas testudineus).
3.3. PHÂN BỐ VÀ DIỆN TÍCH CÁC KHU VỰC CANH TÁC
Tại hai xã Tênh Phông và Quài Tở, các khu vực canh tác chia thành hai nhóm ruộng – nương và vườn nhà.
Đối với nhóm ruộng – nương, kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân chủ yếu tập trung vào canh tác các nhóm cây lương thực như lúa, ngô, sắn. Ở một số hộ gia đình tại xã Tênh Phơng, xuất hiện một số mảnh canh tác Ý dĩ (Coix lacryma-jobi) hoặc sử dụng để trồng xen các loại cây như Táo mèo (Docynia indica), Dưa mèo (Cucumis sp.), Thông (Pinus sp.) lẫn với các loại rau màu.
Đối với nhóm vườn nhà, người dân chủ yếu trồng các nhóm cây ăn quả và rau. Khu vực canh tác của người dân ở hai xã Tênh Phông và xã Quài Tở đều trải dài theo các sườn núi hoặc khe suối nhưng do tập quán canh tác khác nhau nên có sự khác biệt về độ cao của các khu vực canh tác của người Mông (xã Tênh Phơng) và người Thái (xã Qi Tở) (hình 3.1).
Đối với xã Tênh Phông, người Mông tại đây từ xa xưa đã có tập quán du canh du cư nên khu vực canh tác của họ nằm rải rác khắp các sườn núi dốc và đỉnh núi cao, nằm cách xa khu vực sinh sống của họ, tập quán này dẫn tới việc canh tác và ở lại trên nương ở các khu vực có độ cao lớn, địa hình hiểm trở sau này của các thế hệ sau. Các giống cây lương thực cũng như giống rau, quả tại đây vì thế thường là các giống thích hợp với khí hậu mát mẻ, ơn hồ, chịu được lạnh, gió rét và sương muối. Đối với xã Quài Tở, người Thái tại đây nhận biết các khu vực thung lũng thuận lợi cho canh tác nông nghiệp nên họ tập trung vào việc canh tác dọc theo các dòng suối và gần các tuyến đường lớn để thuận tiện cho việc giao thương, từ đó xây dựng nên các bản, xã xung quanh các đồng ruộng của họ, tập quán này dẫn tới việc canh tác tại các khu vực gần nhà, thuận tiện đi lại và các nương ở xa dần dần bị bỏ hoang hoặc thay đổi mục đích sử dụng như trồng cây cơng nghiệp, cây lâu năm. Các giống
cây lương thực cũng như giống rau, quả tại đây vì thế thường là các giống thích hợp với khí hậu nhiệt đới.
Hình 3. 1 - Phân bố theo độ cao và diện tích các khu vực canh tác
tại địa điểm nghiên cứu
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Độ cao (m tính theo m ực nư ớc biển)
Diện tích các khu vực canh tác (m2)
Về phân bố các khu vực canh tác các giống cây lương thực, kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực canh tác của người Mông (xã Tênh Phông) thường nằm ở độ cao trên 1000m, tập trung ở độ cao từ 1200 đến 1400m, nằm rải rác theo sườn núi và thường cách xa khu vực nhà của họ (hình 3.2). Khu vực canh tác của người Mông ở xã Tênh Phông phân bố theo 03 phân khu chính:
- Phân khu 1 nằm ở ven đường từ trung tâm huyện đến xã, canh tác lúa nương là chủ yếu;
- Phân khu 2 nằm ở dọc đường đi Thẳm Nặm, canh tác ngô và lúa nương là chủ yếu;
- Phân khu 3 dọc theo đường mòn vào sâu các thung và rừng, canh tác hỗn hợp.
(HVTH: Trần Anh Tuấn – GVHD: TS. Trương Ngọc Kiểm, TS. De Haan Stefan)
Trong khi đó, khu vực canh tác của người Thái (xã Quài Tở) thường nằm ở độ cao dưới 1000m, tập trung ở độ cao từ 600 đến 800m, không nằm rải rác mà thường tập trung lại thành khu ở gần khu vực nhà của họ (hình 3.3). Khu vực canh tác của người Thái ở xã Quài Tở tập trung thành 02 phân khu chính:
- Phân khu 1 là đồng ruộng dọc theo các suối giữa các hộ, canh tác lúa ruộng; - Phân khu 2 là các nương trên các sườn núi phía sau các hộ, canh tác ngơ, sắn.
(HVTH: Trần Anh Tuấn – GVHD: TS. Trương Ngọc Kiểm, TS. De Haan Stefan)
Hình 3. 3 - Các khu vực canh tác của người Thái xã Quài Tở
Về diện tích các khu canh tác, kết quả nghiên cứu các thửa đất canh tác của người Mông (xã Tênh Phông) và người Thái (xã Quài Tở) cho thấy đa số các thửa đất canh tác đều có diện tích nhỏ hơn 2000 m2.