Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh phú thọ (Trang 57 - 58)

Chƣơng 3 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU

3.3. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ

Trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2010 – 2015, du lịch tỉnh Phú Thọ đã có những bƣớc phát triển khá thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Dựa trên thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội, nguồn tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch đã có bƣớc phát triển khởi sắc cả về quy mô và chất lƣợng. Hệ thống các di tích, danh thắng, các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể,... đƣợc khai thác có hiệu quả. Lƣợng khách du lịch trong năm 2015 đạt trên 7 triệu lƣợt ngƣời. Doanh thu du lịch có bƣớc tăng trƣởng vƣợt bậc, đạt trên 2.000 tỉ đồng. Việc thu hút các nguồn vốn đầu tƣ phát triển hạ tầng du lịch – thƣơng mại trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua tăng gấp 3,3 lần so với 5 năm trƣớc đã góp phần làm cho kết cấu hạ tầng du lịch của tỉnh đƣợc cải thiện và cơ bản hình thành các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. [28]

Thành công của ngành du lịch Phú Thọ trong những năm qua là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên trên thực tế, sự phát triển du lịch Phú Thọ vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế:

Việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch còn nhiều bất cập và chồng chéo, nhiều cấp nhiều ngành cùng tham gia quản lý và khai tác một điểm tài nguyên. Do vậy, việc xây dựng quy hoạch, đầu tƣ tôn tạo và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng. Nhiều tài nguyên và môi trƣờng du lịch đang có nguy cơ suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý và những tác động tiêu cực của con ngƣời và thiên tai ngày càng tăng.

Đầu tƣ cho phát triển du lịch còn thiếu và chƣa đồng bộ, chƣa tạo đƣợc những sản phẩm du lịch đặc trƣng có chất lƣợng cao của riêng Phú Thọ đồng thời tại sức cạnh tranh chung với các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc. Đầu tƣ cho cơng tác bảo tồn, phát triển các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng du lịch; công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch; đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lƣợng cao... chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.

Nhận thức xã hội về ngành kinh tế du lịch tồn dân cịn yếu. Việc khuyến khích và hỗ trợ cho cộng đồng dân cƣ - nơi có tài nguyên du lịch tham gia vào các hoạt động du lịch ở Phú Thọ đã đƣợc nâng cao nhƣng cịn manh mún và yếu. Do đó khơng khuyến khích đƣợc họ tham gia bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch.

Tình hình khai thác các tài nguyên du lịch ở Phú Thọ trong thời gian vừa qua còn quá nhiều điều bất cập, tồn tại thiếu tính định hƣớng phát triển, thiếu đầu tƣ tôn tạo và bảo vệ, nhiều tiềm năng du lịch bị mai một hoặc khai thác chƣa hiệu quả.

Để khắc phục đƣợc tình trạng này nhằm đƣa hoạt động kinh doanh du lịch của Phú Thọ phát triển bền vững, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đòi hỏi các ngành, các cấp đặc biệt bản thân các doanh nghiệp du lịch phải có chƣơng trình hành động tổng hợp nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tƣ thích đáng vào việc khai thác và tôn tạo các tài nguyên du lịch ở Phú Thọ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh phú thọ (Trang 57 - 58)