Biện pháp xử lý chất thải y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh thái nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 33 - 38)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Các biện pháp quản lý chất thải y tế

1.5.3. Biện pháp xử lý chất thải y tế

Về xử lý chất thải rắn y tế

Hình thức xử lý chất thải rắn trong bệnh viện ở nước ta rất đa dạng, phụ thuộc vào quy mô, điều kiện của từng bệnh viện.

Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam (2004), Việt Nam đã xây dựng được 43 lị đốt CTYT hiện đại, nâng cơng suất xử lý lên 28.840 kg/ngày Công suất thiết kế của một lò đốt khoảng 40kg/h - 50 kg/h. Tuy nhiên đại đa số các lò đốt chưa sử dụng hết công suất, khi so sánh tổng cơng suất của các lị đốt với lượng CTYT phát sinh, đã cho thấy, các lò đốt được lắp đặt đã đáp ứng đủ khối lượng phát sinh tại thời điểm. Qua đó đã chứng tỏ rằng vẫn cịn một khối lượng lớn CTYT phát sinh chưa được thu gom và xử lý đúng cách. Thực trạng như sau:

- Thiêu đốt chất thải rắn y tế:

+ Thiêu đốt CTYT bằng lò đốt rác hiện đại: Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã xử lý CTYT tập trung với cơng nghệ nhập của nước ngồi. Một số bệnh viện đã lắp đặt lò đốt chất thải y tế Hoval MZ2 của Thuỵ Sĩ đảm bảo an tồn về mơi

trường. Theo báo cáo của Bộ Y tế (2009), cả nước đã có gần 200 lị đốt CTYT (chiếm 73,3%). Trong số các bệnh viện có lị đốt, ở tuyến trung ương có 5/5 hoạt động thường xuyên và có bảo dưỡng định kỳ theo đúng quy định; tuyến tính là 79/106 lị. Nhưng chưa có một nghiên cứu thống kê cụ thể nào về các loại lò đốt hiện đang hoạt động tại các bệnh viện ở Việt Nam và hiệu quả xử lý của các lò đốt thiết kế và chế tạo trong nước và cũng chưa có số liệu về số lị đốt đạt tiêu chuẩn khí thải. Thiết kế cơ bản của các lị đốt hiện có đều thiếu hệ thống xử lý khí thải, gây ơ nhiễm mơi trường, cơng suất lị đốt sử dụng chưa hợp lý.

+ Thiêu đốt CTYT bằng lị thủ cơng hoặc đốt ngoài trời: Hiện nay, phần lớn các bệnh viện trong cả nước, nhất là bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện thiêu đốt CTYT bằng các lị đốt thủ cơng khơng có hệ thống xử lý khí thải hoặc đốt ngồi trời. Nghiên cứu 6 bệnh viện tuyến tỉnh năm 2003 cho thấy: chỉ có 2/6 bệnh viện xử lý rác bằng lị đốt chuyên dụng, còn 4/6 bệnh viện chơn lấp hoặc sử dụng lị đốt thủ công và tuyến huyện là 97/201 lị đốt. Tuy nhiên chỉ có 197 lị đốt 2 buồng, còn lại là lị thủ cơng.

+ Chôn lấp chất thải rắn y tế: Kết quả điều tra của Bộ Y tế (1998) tại 80 bệnh viện, phần lớn CTYT ở các bệnh viện được xử lý theo phương pháp thô sơ, đơn giản, chưa đảm bảo vệ sinh và an tồn mơi trường, rác thải y tế được chơn lấp trong khu đất bệnh viện và bãi rác công cộng chiếm tỷ lệ cao (70% bệnh viện chôn rác thải nhiễm khuẩn; 44,3% bệnh viện chôn rác thải vật sắc nhọn; 44,2% bệnh viện chơn rác thải từ phịng xét nghiệm, 50% bệnh viện chơn lấp rác thải là hố chất và dược phẩm). Tình trạng thiếu đất để chốn lấp CTYT đang trở nên phổ biến, nhiều bệnh viện phải chôn đi chôn lại nhiều lần trong khu đất bệnh viện. Theo báo cáo của Bộ Y tế (2009), đến năm 2006, cả nước vẫn cịn 26,7% bệnh viện đang thực hiện chơn lấp CTYT hoặc đốt thủ cơng ngồi trời, chủ yếu tập trung ở các bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện tuyến tỉnh.

Về xử lý nước thải bệnh viện

- Nguyên tắc xử lý: phải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó thu gom nước thải là mắt xích quan trọng trong quản lý và xử lý nước thải. Nước thải chuyên

môn và nước từ bể tự hoại phải được xử lý triệt để trước khi đổ ra môi trường [10] [16].

- Các phương pháp xử lý nước thải

+ Phương pháp xử lý cơ học: được sử dụng để tách các chất khơng hồ tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải.

Bao gồm các phương pháp như: Song chắn rác, lưới lọc; bể lắng cát tách ra khỏi nước thải các chất bẩn vơ cơ có trọng lượng riêng lớn; bể tách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng khác với trong lượng riêng của nước thải; bể lọc nhằm tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ.

Phương pháp xử lý cơ học thường chỉ là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi qua xử lý sinh học.

+ Phương pháp xử lý hoá học: Đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học và tạo cặn lơ lửng hoặc tạo dạng chất hồ tan nhưng khơng độc hại, khơng gây ô nhiễm môi trường.

Phương pháp xử lý hố học có thể là giai đoạn cuối cùng hoặc chỉ là giai đoạn sơ bộ ban đầu của xử lý nước thải. Bao gồm các phương pháp như: trung hoà, keo tụ, ozơn hố ...

+ Phương pháp hoá - lý: dựa trên cơ sở ứng dụng các quá trình hấp thụ, trao đổi ion, cơ đặc, khử hoạt tính phóng xạ, khử mùi, ...

+ Phương pháp xử lý sinh học: Dựa vào khả năng sống và hoạt động của các vi sinh để phân huỷ - oxy hoá các chất hữu cơ ở dạng keo và hoà tan trong nước thải. Là nhóm phương pháp xử lý chất hữu cơ tan trong nước có hiệu quả nhất. Cơng trình xử lý sinh học phân thành 2 nhóm:

Quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học ... thường quá trình xử lý diễn ra chậm.

Quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo: bể lọc sinh học (bể biophin), bể làm thống sinh học (aeroten) ... Q trình xử lý diễn biến nhanh hơn, cường độ mạnh hơn

Việc lựa chọn công nghệ xử lý tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng bệnh viện. Đối với nước thải có nguồn gốc từ khoa lây, nhất thiết phải được khử trùng bằng phương pháp vật lý (Khử trùng bằng nhiệt) trước khi ra khỏi khoa vào các cơng trình xử lý sinh học. Nước thải từ khu vệ sinh của các khoa khác qua bể tự hoại và đến các cơng trình xử lý sinh học. Nước thải có nguồn gốc từ khoa X quang, chiếu xạ ... tuy số lượng nhỏ nhưng cần có biện pháp xử lý riêng (xử lý hố lý hoặc hố học) trước khi vào các cơng trình xử lý sinh học (Theo sơ đồ nguyên tắc xử lý nước thải bệnh viện dưới đây – Hình 1.3).

Hình 1.3. Nguyên tắc xử lý nƣớc thải bệnh viện

Một số bệnh viện như Bệnh viện đa khoa và Bệnh viện Lao Tuyên Quang; Bệnh viện Lao và bệnh phổi Thái Nguyên; Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La, Trung tâm Y tế huyện Lương Tài - Bắc Ninh đang áp dụng công nghệ xử lý nước thải bệnh viện theo phương pháp lọc sinh học ngập nước cải tiến hoặc phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt [14] [15].

Xử lý chất thải khí bệnh viện

- Nguyên tắc xử lý

Các phịng xét nghiệm, kho hố chất, dược phẩm phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nước thải khoa lây

Nước thải khoa X quang Nước thải các khoa khác

Khử trùng bằng phương pháp vật lý Xử lý hoá lý hoặc hố

học

Lắng và phân huỷ khị khí cặn lắng

Xử lý sinh học

Khử trùng hoá chất

Xả vào hệ thống thốt nước chung

- Mơ hình

+ Các phịng xét nghiệm, kho hố chất, dược phẩm phải có hệ thống thơng khí và các bốc xử lý khí độc.

+ Các khí thải phóng xạ phải được tiêu huỷ theo Pháp lệnh an tồn và kiểm sốt bức xạ.

+ Các lị đốt chất thải rắn y tế có cơng suất lớn phải có hệ thống kiểm sốt và xử lý khí thải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh thái nguyên và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)