Đa dạng thành phần lồi san hơ khu vực đảo Bạch Long Vỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô khu vực đảo bạch long vỹ, hải phòng (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan về hệ sinh thái rạn san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ

1.2.1. Đa dạng thành phần lồi san hơ khu vực đảo Bạch Long Vỹ

San hô là tên gọi chung của lớp động vật bậc thấp (Anthozoa) thuộc ngành ruột khoang sống ở biển. Trong lớp san hơ có nhiều bộ san hơ khác nhau như: San

hô mềm, san hô cứng, san hơ xanh, san hơ đen, san hơ lửa… Trong đó quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất là bộ san hơ cứng (Scleractinia) hay cịn gọi là san hơ tạo

rạn, san hơ đá. Là nhóm động vật thích nghi hẹp nên mơi trường phù hợp cho san hô sinh trưởng là những vùng nước sạch, độ mặn cao và ổn định, chất đáy cứng. San hơ có ý nghĩa quan trọng trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Hệ sinh thái rạn san hô (RSH) là một trong những hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao nhất và cổ xưa nhất trên hành tinh [24]. Mặc dù tổng diện tích các RSH trên tồn thế giới chỉ chiếm ít hơn 0,2% diện tích bề mặt của đại dương, nhưng các RSH đóng vai trị là nơi ni dưỡng nguồn lợi, nơi sinh cư của hơn 1/4 loài cá biển được biết đến. Cho đến nay, khoảng 4000 loài cá và 800 lồi san hơ tạo rạn đã được phân loại và ghi nhận trên tất cả các vùng biển. Hàng triệu loài các sinh vật khác sống cố định trong rạn hoặc trong vịng đời của nó có liên quan tới hệ sinh thái vùng RSH [24].

Đối với sinh vật và tự nhiên, rạn san hơ có tính đa dạng sinh học cao nhất trong lịng đại dương, có thể so sánh với hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Mỗi rạn san hơ chứa hàng ngàn lồi sinh vật, chúng sinh sống, kiếm ăn và đẻ trứng trong đó. Theo Chương trình Mơi trường Liên hiệp quốc, những rạn san hô tạo ra 1/4 lượng cá và thức ăn cho 1 tỷ người trên tồn cầu. San hơ cịn bảo vệ bờ biển khỏi những cơn bão dữ dội có khả năng trở nên khủng khiếp hơn khi mức nước biển tăng cao do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Do vậy, đây là nơi lưu giữ nguồn gen, nguồn giống cho toàn vùng biển. Đối với đời sống con người, rạn san hô là những cảnh quan tự nhiên đặc sắc,vô cùng kỳ thú dưới đáy biển. Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái biển. Ngoài ra rạn san hơ được ví như những con đê ngầm chống xói lở, ngăn cản tác động của sóng biển khi có gió bão. Mức độ phong phú và độ phủ của san hơ là tiêu chí quan trọng để đánh giá, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên biển

Tập hợp kết quả điều tra khảo sát của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển từ trước đến nay cho thấy khu hệ san hô của ở đảo Bạch Long Vỹ khá phong phú và

đa dạng với tổng số 94 loài thuộc 28 giống, 12 họ của bộ san hô cứng ( Scleractinia) đã được phát hiện. Nền đáy thoải đều rất phù hợp cho san hô sinh

sống, do vậy mà thành phần loài cũng khá phong phú, trong thành phần khu hệ có họ Acroporidae có số lồi phong phú hơn cả (38 loài), tiếp đến là Faviidae (21

lồi)... Nếu xét về cấp giống thì phong phú hơn cả là cấp giống Acropora (27 loài) chiếm 29%, tiếp đến là Montipora (11 lồi), chiếm 11,8 %, các giống cịn lại thì ít hơn 2 giống trên [13].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô khu vực đảo bạch long vỹ, hải phòng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)