Hệ số rủi ro tổng hợp của dịng bằng chứng hóa học đối với lớp 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô khu vực đảo bạch long vỹ, hải phòng (Trang 59)

Tổng hợp rủi ro của dịng bằng chứng hóa học lớp 1 Trọng số rủi ro

Mặt cắt I 0,92

Mặt cắt II 0,89

Mặt cắt III 0,62

Mặt cắt IV 0,79

Kết quả cho thấy hệ số rủi ro tại mặt cắt I (khu vực phía Nam, gần âu cảng) cao nhất (0,92) đối với hệ sinh thái san hơ. Tiếp đó là mặt cắt số II (phía Tây – Tây Nam đảo) có hệ số rủi ro thấp hơn (0,89). Mặt cắt III phía Tây đảo Bạch Long Vỹ có hệ số rủi ro thấp nhất là 0,62.

Bằng phương pháp nội suy trong phần mềm ArcGIS cho tồn khu vực có san hơ phân bố quanh đảo Bạch Long Vỹ, bản đồ phân vùng rủi ro đối với san hô của dịng bằng chứng hóa học của lớp thứ 1 đã được thành lập (Hình 3.2).

Hình 3.2: Bản đồ phân vùng rủi ro dịng bằng chứng hóa học đối với rạn san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ (lớp 1)

3.2.2. Rủi ro của dòng bằng chứng hóa học và tai biến thiên nhiên đối với rạn san hô sàng lọc số liệu lớp 2

Để tăng thêm tính chắc chắn, tin cậy của dịng bằng chứng hóa học trong việc đánh giá rủi ro đối với san hô, chúng tôi tiếp tục tiến hành sàng lọc số liệu của lớp thứ 2, bổ sung tính tốn rủi ro cho các thơng số hóa học mà có ảnh hưởng đến san hô như là nhiệt độ, độ muối, ngồi ra cịn bổ sung thêm thông số của tai biến thiên nhiên như: sóng bão. Sau đó tiến hành tính tốn tổng hợp rủi ro của dịng hóa học bao gồm: rủi ro các thơng số hóa học trong mơi trường nước ở lớp 1 và rủi ro đối với san hô của các thông số nhiệt độ, độ muối, sóng bão. Kết quả tính tốn trọng số trung bình rủi ro đối với dịng bằng chứng hóa học của lớp sàng lọc số liệu thứ 2 như sau (Bảng 3.2):

Bảng 3.2. Trọng số rủi ro tổng hợp của dịng bằng chứng hóa học đối với lớp 2

Tổng hợp rủi ro của dịng bằng chứng hóa học lớp 2 Trọng số rủi ro

Mặt cắt I 0,75

Mặt cắt II 0,64

Mặt cắt III 0,37

Mặt cắt IV 0,79

Sau khi sàng lọc, bổ sung số liệu của thơng số đầu vào tính tốn cho lớp 2 để tăng tính tin cậy của dịng bằng chứng hóa học trong việc đánh giá rủi ro đối với san hô. Kết quả cho thấy tại lớp thứ 2, trọng số rủi ro của dịng bằng chứng hóa học đối với san hơ của mặt cắt IV là lớn nhất (0,79), tiếp đó là mặt cắt I có trọng số rủi ro là 0,75 và mặt cắt II thấp hơn là 0,64. Mặt cắt III có trọng số rủi ro đối với san hô thấp nhất là 0,37. Bản đồ phân vùng rủi ro dịng bằng chứng hóa học, tai biến thiên nhiên đối với rạn san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ (lớp 2) được thành lập trên cơ sở kết quả tính tốn trên (Hình 3.3). Kết quả tính tốn và thể hiện trên bản đồ hồn tồn

phù hợp đối với hiện trạng phân bố san hô, qua kết quả khảo sát của Viện Tài nguyên và Môi trường biển tại mặt hướng sóng, phía Đơng đảo, san hơ bị tổn thương nặng nề, thường ít hơn các khu vực khác, độ phủ của san hô thấp (2,6% - 15%) [14].

Hình 3.3: Bản đồ phân vùng rủi ro dịng bằng chứng hóa học và tai biến thiên nhiên đối với rạn san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ ( lớp 2)

3.3. Dòng bằng chứng sinh thái học

3.3.1. Rủi ro của dòng bằng chứng sinh thái học đối với rạn san hô sàng lọc số liệu lớp 1 liệu lớp 1

Các thơng số cho dịng bằng chứng sinh thái học được tính tốn sàng lọc số liệu trong lớp 1 của dòng bằng chứng sinh thái học bao gồm số liệu điều tra hiện trạng của 3 thành phần hệ là : số lồi của san hơ, nguồn giống cá trong rạn và số loài sinh vật đáy tại các mặt cắt để tính tốn trọng số rủi ro. Rõ ràng theo cách tính này, số lồi trong 1 thành phần hệ hay tổng số lồi trong tồn bộ hệ tăng thì trọng số rủi ro sẽ thấp và ngược lại nếu số loài trong thành phần hệ thấp, kết quả cho thấy trọng số rủi ro cao. Kết quả tính tốn trọng số rủi ro trung bình trong các mặt cắt được được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Trọng số rủi ro tổng hợp của dòng bằng chứng sinh thái học đối đối với lớp 1

Tổng hợp rủi ro của dòng bằng chứng sinh thái học Trọng số rủi ro

Mặt cắt I 0,27

Mặt cắt II 0,33

Mặt cắt III 0,09

Mặt cắt IV 0,37

Kết quả (Bảng 3.3) cho thấy trọng số rủi ro tổng hợp đối với dòng bằng chứng sinh thái học tại cắt IV là cao nhất 0,37. Tiếp đó là mặt cắt số II phía Nam- Tây Nam đảo Bạch Long Vỹ có trọng số rủi ro đối với san hô là 0,33. Trọng số rủi ro của dịng bằng chứng sinh thái học đối với san hơ thấp nhất là ở mặt cắt số III.

Kết quả tính toán được thể hiện trên bản đồ (Hình 3.4) khi sử dụng chức năng nội suy trong phần mềm ArcGIS cho san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ.

Hình 3.4: Bản đồ phân vùng rủi ro dòng bằng chứng sinh thái học đối với rạn san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ (lớp 1).

Như vậy đối với dòng bằng chứng sinh thái học sau khi sàng lọc số liệu lớp 1 cho thấy phía Đơng và phía Nam khu vực đảo Bạch Long Vỹ có trọng số rủi ro cao hơn phía Bắc và phía Tây.

3.3.2. Rủi ro của dịng bằng chứng sinh thái học đối với rạn san hô sàng lọc số liệu lớp 2 liệu lớp 2

Để tăng tính tin cậy, chắc chắn của dòng bằng chứng sinh thái học trong việc đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. Sàng lọc số liệu lớp thứ 2 được tiến hành, bổ sung thêm thông số đầu vào để tính tốn là độ phủ của san hơ sống tại các mặt cắt vùng biển xung quanh đảo BLV. Kết quả tính tốn trọng số rủi ro trung bình của dịng bằng chứng sinh thái học trong sàng lọc số liệu lớp 2 được thể hiện trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Trọng số rủi ro tổng hợp của dòng bằng chứng sinh thái học đối với lớp 2

Tổng hợp rủi ro của dòng bằng chứng sinh thái học Trọng số rủi ro

Mặt cắt I 0,82

Mặt cắt II 0,64

Mặt cắt III 0,48

Mặt cắt IV 0,68

Kết quả (Bảng 3.4) cho thấy trọng số rủi ro tổng hợp đối với dòng bằng chứng sinh thái học tại cắt I là cao nhất 0,82. Tiếp đó là mặt cắt số IV phía Đơng- Đơng Bắc đảo Bạch Long Vỹ có trọng số rủi ro đối với san hô là 0,68. Trọng số rủi ro của dòng bằng chứng sinh thái học đối với san hô thấp nhất là ở mặt cắt số III (0,48)

Kết quả tính tốn được thể hiện trên bản đồ (Hình 3.5) khi sử dụng chức năng nội suy trong phần mềm ArcGIS cho san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ.

Hình 3.5: Bản đồ phân vùng rủi ro dòng bằng chứng sinh thái học đối với rạn san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ (lớp 2).

3.4. Dòng bằng chứng kinh tế - xã hội

Dựa trên các mức độ tác động của việc phát triển kinh tế - xã hội đến hệ sinh thái rạn san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ và tham khảo ma trận tính tốn các tác động của các hoạt động nhân sinh đến môi trường, sinh thái và tài nguyên khu vực đảo Bạch Long Vỹ [18]. Điểm trọng số cho các tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rạn san hô của các hoạt động là bằng chứng của dòng kinh tế - xã hội bao gồm: xây dựng cảng, đánh bắt, giao thông thủy, cơ quan quản lý và người dân tham gia thực thi pháp luật đối với hành động đánh bắt trái phép, dân di cư ra đảo, chế biến thủy sản, khai thác vật liệu xây dựng, du lịch, nuôi trồng biển.

Xây dựng cảng: và khu neo đậu tàu thuyền: theo báo cáo tình hình kinh tế-

xã hội của Ủy ban nhân dân huyện Bạch Long Vỹ trong những năm gần đây, số lượt tàu trung bình vào âu cảng và khu vực ven bờ đạt 13 746, đã gây ô nhiễm nặng cho khu vực. Đồng thời do chưa quản lý tốt và chưa có cơ chế đủ mạnh, tàu thường xuyên xả rác và nước thải trực tiếp đến lòng âu. Ven bờ đảo thường xuyên xuất hiện váng dầu, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái ven bờ, trong đó có san hơ.

Đánh bắt thủy sản: Bạch Long Vỹ là một trong số những ngư trường lớn của

vịnh Bắc Bộ. Đánh bắt bằng thuốc nổ là phương pháp có tính hủy diệt, vụ nổ cịn giết cả san hô trong khu vực, tiêu diệt chính cấu trúc của rạn, phá hủy nơi cư trú cho cá và các động vật quan trọng khác có tầm quan trọng đối với việc bảo tồn một HST san hơ mạnh khỏe. Ngồi ra, cịn có hiện tượng tàu thu mua, bảo kê tàu lặn của địa phương khác đến khai thác san hô đen tại khu vực.

Giao thơng thủy: thường xun có hàng trăm tàu đánh cá cùng nổ máy quanh

đảo, hàng chục máy phát điện va rađa hoạt động làm tăng lượng CO2vào khơng khí. Lượng khí CO2 trong khơng khí tăng làm tăng lượng CO2 hòa tan trong nước biển. Điơxít cacbon tan trong các đại dương phản ứng với nước và tạo thành axít cacbonic, gây ra sự axít hóa đại dương. Nghiên cứu đã cho thấy rằng quá trình tạo canxi của san hô bị giảm hoặc sự hòa tan canxi bị tăng lên khi san hô phải chịu lượng CO2 tăng.

Năng lực quản lý và ý thức của người dân tham gia khai thác tài nguyên vùng bờ còn yếu kém, cụ thể là dùng thuốc nổ khai thác thủy sản chưa được ngăn

chặn triệt để. Nếu khơng có biện pháp quản lý tốt, và truyền thơng mơi trường cho ngư dân đánh bắt thì sẽ dẫn đến phá hủy các rạn san hô ven đảo.

Đưa dân di cư ra đảo: theo quyết định số 379/TTg của Thủ tướng Chính Phủ

phê duyệt luận chứng khoa học kỹ thuật xây dựng huyện đảo, quy định dân số tối đa không quá 500 người nhưng trên đảo thường xuyên có từ 1000 – 3000 người với hàng trăm tàu cá hoạt động quanh đảo. Dân ra đảo hầu hết là các hộ nghèo trong đất liền, dân trí thấp, ý thức bảo vệ mơi trường kém, xả rác bừa bãi, đồng thời sẽ dẫn đến tăng cường phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, khai thác tài nguyên vùng bờ.

Chế biến thủy sản: xưởng sản xuất bột cá công suất 80 tấn/ ngày đã gây bức

xúc lớn trên địa bàn do mùi hôi thối, rác bẩn và nước thải.

Khai thác vật liệu xây dựng: việc khai thác cát, đá xây dựng làm ảnh hưởng

đến môi trường nước, gia tăng độ đục trong môi trường nước.

Du lịch: tuy hoạt động du lịch chưa phát triển như một số đảo khác nhưng

đây là nơi giao lưu hầu hết các tàu đánh cá, vận tải, quân sự .. hoạt động trong vịnh Bắc Bộ. Việc du lịch kết hợp ra đảo công tác ngày càng nhiều, đồng thời việc tăng các chuyến tàu trong những năm gần đây gắn kết việc đi lại giữa đảo và đất liền.

Nuôi trồng biển: chủ yếu là ni bào ngư bằng hình thức ni lồng gần khu

vực cầu cảng đã được phát triển, bào ngư là loại đặc hải sản quý, có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao, vì vậy ni trồng và khai thác bào ngư khu vực này diễn ra mạnh mẽ.

3.4.1. Rủi ro của dòng bằng chứng kinh tế-xã hội đối với rạn san hô, sàng lọc số liệu lớp 1 liệu lớp 1

Số liệu của lớp 1 đối với dòng bằng chứng kinh tế-xã hội cho khu vực đảo Bạch Long Vỹ được lựa chọn để tính tốn trọng số rủi ro là đánh bắt thủy sản. Sau khi cho điểm tác động của của việc đánh bắt thủy sản tác động tiêu cực đến san hô. Tiến hành tính tốn trọng số rủi ro của dịng bằng chứng kinh tế - xã hội đối với san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ cho việc đánh bắt thủy sản. Kết quả trọng số rủi ro đối với san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ trong bảng 3.5:

Bảng 3.5. Trọng số rủi ro tổng hợp của dịng bằng chứng kinh tế-xã hội đối rạn san hơ (sàng lọc số liệu lớp 1)

Tổng hợp rủi ro của dòng bằng chứng kinh tế

- xã hội Trọng số rủi ro

Mặt cắt I 0,29

Mặt cắt II 0,29

Mặt cắt III 0,23

Mặt cắt IV 0,10

Như vậy tại mặt cắt I và mặt cắt II có vị trí gần âu cảng, nơi tàu thuyền đánh bắt qua lại nhiều nhất và các hoạt động diễn ra mạnh mẽ có trọng số rủi ro cao nhất là 0,29. Tiếp theo đó là mặt cắt II có trọng số rủi ro thấp hơn là 0,23 và mặt cắt IV, khu vực phía Tây đảo có trọng số rủi ro thấp nhất là 0,1. Kết quả tính tốn này được thể hiện trên bản đồ (Hình 3.6) khi sử dụng chức năng nội suy trong phần mềm ArcGIS

Hình 3.6: Bản đồ phân vùng rủi ro dịng bằng chứng kinh tế-xã hội đối với rạn san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ (lớp 1)

3.4.2. Rủi ro của dòng bằng chứng kinh tế-xã hội đối với rạn san hô, sàng lọc số liệu lớp 2 liệu lớp 2

Để tăng tính tin cậy, chắc chắn của dòng bằng chứng kinh tế - xã hội trong việc đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. Sàng lọc số liệu lớp thứ 2 được tiến hành, bổ sung thêm thơng số đầu vào để tính tốn như: rủi ro từ xây dựng cảng và cơng trình cảng, giao thơng thủy, cơ quan quản lý và ý thức của người tham gia khai thác tài nguyên vùng bờ, đưa dân di cư ra đảo, chế biến thủy sản, khai thác vật liệu xây dựng, du lịch, nuôi trồng biển. Tương tự như lớp 1, các số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập từ các báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện đảo Bạch Long Vỹ và Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã được sử dựng để cho điểm của các hoạt động kinh tế xã hội trên, xác định rủi ro của từng yếu tố kinh tế - xã hội đối với rạn san hô và trọng số tổng hợp rủi ro của tồn dịng kinh tế - xã hội đối với san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ.

Kết quả trọng số rủi ro của dịng kinh tế-xã hội đối với san hơ trong lớp thứ 2 được thể hiện trong bảng 3.6.

Bảng 3.6. Trọng số rủi ro tổng hợp của dòng bằng chứng sinh thái học đối rạn san hô vùng biển đảo Bạch Long Vỹ

Tổng hợp rủi ro của dòng bằng chứng kinh tế-xã hội Trọng số rủi ro

Mặt cắt I 0,31

Mặt cắt II 0,27

Mặt cắt III 0,13

Mặt cắt IV 0,17

Như vậy, sau khi sàng lọc và tính tốn số liệu của lớp thứ 2, tại mặt cắt I và II trọng số rủi ro vẫn cao nhất là 0,31 và 0,27. Mặt cắt số 3 có trọng số rủi ro thấp nhất là 0,13.

Dữ liệu trên được tích hợp vào phần mềm ArcGIS và tiến hành nội suy cho toàn khu vực xung quanh đảo Bạch Long Vỹ để xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro của dòng bằng chứng kinh tế-xã hội đối với hệ sinh thái rạn san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ (Hình 3.7).

Hình 3.7: Bản đồ phân vùng rủi ro dịng bằng chứng kinh tế-xã hội đối với rạn san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ (lớp 2)

Kết quả nội suy trọng số rủi ro của dòng bằng chứng kinh tế-xã hội đối với san hô cho toàn vùng biển xung quanh đảo Bạch Long Vỹ cho thấy phía Đơng, Đơng Nam đảo có trọng số rủi ro cao hơn phía Nam đảo.

3.5. Đánh giá rủi ro sinh thái tổng hợp đối với rạn san hô

Việc đánh giá tổng hợp được thực hiện khi kết hợp 3 dòng bằng chứng độc lập: hóa học và tai biến thiên nhiên, sinh thái học và kinh tế-xã hội thơng qua tính tốn theo 2 lớp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô khu vực đảo bạch long vỹ, hải phòng (Trang 59)