Ma trận Triad của lớp 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô khu vực đảo bạch long vỹ, hải phòng (Trang 79)

khu vực đảo Bạch Long Vỹ

Kết quả tính tốn rủi ro sinh thái tổng hợp của 3 dòng bằng chứng độc lập trong lớp thứ 2 cho kết quả đáng tin cậy hơn (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Ma trận Triad của lớp 2 Dịng bằng Dịng bằng chứng Các thơng số Mặt cắt I Mặt cắt II Mặt cắt III Mặt cắt IV Hóa học và tai biến thiên nhiên

Tổng hợp các thông số môi trường nước (NO2, NO3, NH4, PO4, SiO3, BOD, COD, dầu, xyanua, Pb, Cu, Hg, Cd, Zn, TSS)

0,92 0,89 0,62 0,79

Nhiệt độ 0,02 0,03 0,004 0,022

Độ muối 0,005 0 0 0,005

Sinh thái

Hệ sinh thái (Số lồi san hơ, sinh vật

đáy, nguồn giống cá trong rạn) 0,27 0,33 0,09 0,37

Độ phủ san hô sống 0,95 0,89 0,7 0,84

Kinh tế-xã hội

Đánh bắt thủy sản 0,29 0,29 0,23 0,1

Xây dựng cảng và cơng trình bờ 0,35 0,41 0,08 0,02

Giao thông thủy 0,34 0,31 0,06 0,23

Cơ quan quản lý và ý thức người dân

khai thác tài nguyên vùng bờ 0,24 0,24 0,21 0,06

Tăng dân số do di dân ra đảo 0,27 0,18 0,09 0,09

Chế biến thủy sản 0,46 0,30 0,11 0,03

Khai thác vật liệu xây dựng 0,18 0,18 0,05 0,41

Dịng bằng chứng Các thơng số Mặt cắt I Mặt cắt II Mặt cắt III Mặt cắt IV Nuôi trồng biển 0,30 0,19 0,23 0,19

Dịng hóa học tai biến thiên nhiên 0,75 0,64 0,37 0,79

Dòng Sinh thái 0,82 0,64 0,48 0,68

Dòng kinh tế- xã hội 0,31 0,27 0,13 0,17

Rủi ro tổng hợp của 3 dòng bằng chứng 0,68 0,55 0,34 0,62

Kết quả cho thấy trọng số rủi ro sinh thái tổng hợp của 03 dòng bằng chứng tại mặt cắt I là cao nhất, tiếp đó là mặt cắt IV:0,62, mặt cắt số II: 0,55. Có giá trị thấp nhất là mặt cắt III với trọng số rủi ro là 0,34, tương đối thấp phù hợp với kết quả khảo sát của viện Tài nguyên và Môi trường biển về độ phủ của san hô, mặt cắt III cũng là khu vực ít chịu ảnh hưởng của sóng bão từ biển và nơi đây có độ phủ san hơ tương đối cao. Kết quả tổng hợp được thể hiện trên bản đồ phân vùng tổng hợp rủi ro sinh thái (Hình 3.9).

Hình 3.9: Bản đồ phân vùng rủi ro sinh thái tổng hợp đối với rạn san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ

3.6. Một số đề xuất về quản lý và bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô khu vực đảo Bạch Long Vỹ Bạch Long Vỹ

Hướng tới phát triển bền vững tại vùng biển đảo Bạch Long Vỹ luôn gắn liền với công tác bảo tồn biển, đặc biệt là bảo tồn hệ sinh thái tiêu biểu như rạn san hô. Để hạn chế một cách tối đa các tác động tiêu cực do con người gây lên và ứng phó với những tác động của thiên tai đến sức khỏe hệ sinh thái rạn san hơ là bài tốn cho việc quản lý và bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô trong bối cảnh hiện trạng kinh tế -xã hội đã, đang và sẽ diễn ra.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu rủi ro sinh thái đối với RSH cho thấy dòng bằng chứng kinh tế xã hội và dịng bằng chứng hóa học và tai biến thiên nhiên có ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái RSH. Kết hợp với bản đồ phân bố san hô và chất đáy khu vực đảo BLV (Hình 1.1) cho thấy khu vực Bắc, Tây Nam, Tây Bắc có độ phủ san hô sống tương đối cao (khoảng gần 40%) và ít chịu ảnh hưởng của sóng do bão, ơ nhiễm mơi trường nước nhưng lại có độ rủi ro tương đối cao là do chịu ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế-xã hội. Do vậy cần có các kế hoạch quản lý tốt các hoạt động kinh tế-xã hội trong khu vực gây ảnh hưởng đến sức khỏe HST RSH.

Từ bản đồ kết quả đánh giá tổng hợp rủi ro sinh thái đối với rạn san hô vùng biển đảo Bạch Long Vỹ, khu vực phía Bắc, Tây Bắc và Tây Nam có độ phủ san hơ sống tương đối cao so với khu vực khác. Tuy nhiên san hơ tại khu vực này có nguy cơ mất đi, HST rạn san hơ bị suy thối nhanh trong giai đoạn 20 năm: 1993- 2013 (theo số liệu điều tra của đề tài KT0311 độ phủ san hơ phía Tây và Tây Bắc khá cao, có nơi lên đến 94% độ phủ nền đáy và chuyến khảo sát gần đây nhất của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển vào tháng 4 năm 2013 cho thấy độ phủ san hô sống tại khu vực này chỉ cịn khoảng 10 -15%). Vì vậy HST RSH tại khu vực này cần được quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trên và tham khảo một số nghiên cứu, đề xuất của các đề tài khác tại khu vực đảo BLV, một số đề xuất về quản lý và bảo vệ HST RSH như sau:

- Sớm thành lập khu BTB BLV trên cơ sở quyết định số 742/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26 tháng 5 năm 2010 phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó phân chia các khu chức năng chủ đạo khu bảo tồn biển bao gồm: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu phát triển. Trong đó:

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: có HST RSH được xem là sinh cảnh chủ

đạo được ưu tiên bảo vệ tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Tây Bắc của đảo BLV. Phạm vi bảo vệ của phân khu này kéo dài từ đường đẳng sâu 2 m đến -30m.

Phân khu phục hồi sinh thái: Vùng biển được quản lý, bảo vệ để phục hồi

các hệ sinh thái, san hô tạo rạn đang có nguy cơ bị đe dọa cao bởi các tác động tự nhiên và con người.

Phân khu phát triển: nằm xen kẽ với phân khu phục hồi sinh thái có tác

dụng bổ trợ lẫn nhau về cả các mục tiêu bảo tồn, phát triển kinh tế và hỗ trợ có hiệu quả các hoạt động quản lý.

- Thực hiện theo Quy hoạch bảo vệ môi trường của UBND Thành phố Hải Phòng đến 2020 theo Quyết định 2714/2005/QĐ-UB ngày 23 tháng 11 năm 2005. Trong đó quy hoạch bảo vệ mơi trường vùng biển đảo BLV bao gồm các tổ chức không gian (phân vùng thành các tiểu vùng khác nhau: Tiểu vùng bảo vệ đặc biệt, tiểu vùng bảo vệ tích cực, tiểu vùng bảo vệ thơng thường và tiểu vùng bảo vệ linh hoạt [3].

- Với vị trí đặc biệt của đảo BLV, cần xây dựng phương án, kịch bản sẵn sàng ứng phó với các sự cố mơi trường xun biên giới như tràn dầu trên biển gây

tổn hại đến lợi ích Quốc gia. Ngồi ra cần tăng cường trao đổi nước trong khu vực trong âu cảng tránh nguy cơ ô nhiễm thủy vực. Để tăng cường trao đổi nước tự nhiên nhờ dòng triều và dịng chảy dọc bờ và để tránh ơ nhiễm thủy vực, cần mở thêm cống qua đê chắn ở sát bờ đảo.

- Khu vực có rạn san hơ bị phá hủy do khai thác quá mức bằng các hình thức đánh bắt hủy diệt cần được trồng phục hồi và đảm bảo chất lượng môi trường khả năng phục hồi san hơ, đồng thời có thể kết hợp kỹ thuật phục hồi nơi sinh cư cho san hô tạo rạn, đặc biệt là san hơ dạng khối.

- Ngồi ra cần nghiên cứu xây dựng mơ hình phát triển sinh thái nhằm tập trung đẩy mạnh loại hình du lịch ít gây hại tới mơi trường, sớm quy hoạch các hoạt động du lịch và tuyến, điểm du lịch biển phù hợp.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho cộng đồng, Hỗ trợ, tuyên truyền giáo dục cộng đồng về ý thức bảo vệ tự nhiên, giá trị của các KBT, tập huấn cho cộng đồng về lợi ích lâu dài mà người dân sẽ được hưởng lợi từ việc giữ gìn các giá trị của khu bảo tồn HST rạn san hơ

- Cần có chế tài xử phạt đối với các hàng vi đánh bắt trái phép và hủy diệt như đánh mìn, đánh bắt bằng hóa chất Xyanua, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hệ sinh thái rạn san hô. Nhu cầu cấp bách trong công tác quản lý mơi trường ở huyện đảo này là cần có cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường và tài nguyên vùng biển đảo. Ngoài ra tăng cường sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý môi trường với thủy sản và biên phòng trong việc quản lý các hoạt động khai thác hải sản, hoạt động ra vào cảng, quy định rõ nghĩa vụ bảo vệ môi trường đối với các tàu thuyền neo đậu và hoạt động trong vùng biển Bạch Long Vỹ.

KẾT LUẬN

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe HST rạn san hơ bao gồm 2 nguồn tác nhân chính là tai biến thiên và các hoạt động kinh tế - xã hội. Đánh giá rủi ro sinh thái rạn san hô vùng biển đảo Bạch Long Vỹ dưới tác động của tác nhân dựa trên 03 dịng bằng chứng: hóa học và tai biến thiên nhiên, kinh tế - xã hội và sinh thái học. Trong ba dòng bằng chứng xác định các rủi ro sinh thái đối với rạn san hơ, dịng bằng chứng kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe HST rạn san hô, đặc biệt là các hoạt động khai thác quá mức bằng các hình thức hủy diệt như đánh mìn, đánh bắt có sử dụng hóa chất, thuốc nổ là mối đe dọa nghiêm trọng đến môi trường nước, sức khỏe các HST biển trong đó có HST rạn san hơ.

Khu vực có rủi ro sinh thái đối với RSH tương đối cao là vùng biển phía Nam, Đơng Nam, Đơng Bắc đảo (trọng số rủi ro dao động trong khoảng 0,5 -0,68). Khu vực có rủi ro sinh thái đối với RSH thấp hơn là khu vực phía Tây Nam, Tây Bắc đảo (trọng số rủi ro dao động trong khoảng 0,4 -0,5). Vùng biển có rủi ro sinh thái đối với san hô tương đối thấp là phía Tây đảo (0,34 – 0,4). Rủi ro sinh thái đối với san hơ vùng biển phía Tây Nam và Tây Bắc là do hoạt động khai thác, đánh bắt hủy diệt tàn phá rạn san hơ. Ngồi ra khu vực phía Đơng, Đơng Nam, Đơng Bắc đảo có trọng số rủi ro đối với san hô cao chủ yếu do ảnh hưởng của sóng do bão. Khu vực phía Nam, gần âu cảng, mặc dù môi trường nước bị ô nhiễm cục bộ, tuy nhiên đó khơng phải là ngun nhân chính và duy nhất dẫn đến rủi ro cao đối với HST rạn san hô mà do hoạt động của tàu thuyền khai thác, đánh bắt thủy sản bằng hình thức hủy diệt trong khu vực ảnh hưởng đến sức khỏe HST rạn san hô.

Phương pháp Triad trong đánh giá rủi ro sinh thái đối với RSH cho kết quả định lượng, toàn diện hơn các phương pháp khác dựa trên 03 dòng bằng chứng độc lập, trên cơ sở đó đóng góp thơng tin nhằm hạn chế khai thác, tăng cường quản lý, hồi phục san hô những vùng rủi ro sinh thái cao đối với san hô. Phương pháp Triad có thể được sử dụng để đánh giá rủi ro sinh thái cho toàn bộ các hệ sinh thái biển và vùng nghiên cứu rộng lớn.

KHUYẾN NGHỊ

Khả năng áp dụng phương pháp Triad để đánh giá rủi ro sinh thái mang lại hiệu quả, chính xác và độ tin cậy cao nếu có hệ thống các số liệu quan trắc đầy đủ của các dòng bằng chứng. Phương pháp này có thể sử dụng để tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu đánh giá rủi ro sinh thái trong thời gian tới. Tác giả mong nhận được sự ủng hộ của nhà trường, các cơ quan quản lý trong việc tiếp tục sử dụng hướng nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Đức Cự (1999), Hậu quả mơi trường do đánh bắt cá bằng hóa chất

độc Xyanua đến hệ sinh thái san hô và nguồn lợi bào ngư vùng biển Bạch Long Vỹ, Tuyển tập Tài nguyên và môi trường biển VI. Trang 39-51. Viện

Tài nguyên và Môi trường biển.

2. Nguyễn Hữu Cử (1993), Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực đảo Bạch Long Vỹ. Báo cáo chuyên đề của đề tài KT -03-11. Lưu tại Viện Tài nguyên

và Môi trường biển.

3. Nguyễn Hữu Cử (2006), Nghiên cứu xây dựng giải pháp bảo vệ môi trường

phục vụ phát triển bền vững huyện đảo Bạch Long Vỹ. Báo cáo tổng kết đề

tài. Lưu tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển.

4. Nguyễn Thị Phương Hoa và Trần Đình Lân (1998), Tai biến môi trường vùng đảo BLV, Tài nguyên và môi trường biển. T. V, trang 121 - 129. NXB

KH & KT, Hà Nội.

5. Nguyễn Chu Hồi (1993), Nghiên cứu các hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ miền bắc Việt Nam. Lưu tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển. 6. Nguyễn Chu Hồi, Trần Đức Thạnh, Lại Huy Anh (1993), Điều kiện tự nhiên,

tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội đảo Bạch Long Vỹ. Báo cáo chuyên

đề đề tài KT. 03.12. Viện Tài nguyên và Môi trường biển.

7. Nguyễn Chu Hồi và nnk (1997), Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên và tài

nguyên vùng biển quanh đảo Bạch Long Vỹ phục vụ một số nhiệm vụ kinh tế - xã hội cấp bách và phát triển bền vững. Lưu tại Viện Tài nguyên và Môi

trường biển.

8. Nguyễn Chu Hồi, nnk (2004). Báo cáo quy hoạch khai thác hải sản xa bờ vùng biển VBB. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Bộ Thủy sản.

9. Lăng Văn Kẻn, 1993. San hô và các rạn san hô vùng biển quanh đảo BLV. Kết quả nghiên cứu của đề tài KT -03-11, mảng san hơ, phần phía Bắc

10. Đỗ Văn Khương và nnk (2008), Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số

vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số lồi hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa Việt Nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi. Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.

11. Trần Đình Lân, Đinh Văn Huy, Nguyễn Quang Tuấn, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Chu Hồi (1996), Hình thái địa hình và trầm tích hiện đại vùng biển

ven đảo Bạch Long Vỹ. Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường Biển, tập III,

trang 27-36.

12. Trần Đình Lân (2007), Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng biển ven bờ Đông Bắc, Việt Nam trên cơ sở xây dựng chỉ thị môi trường. Luận án Tiến sĩ Khoa học Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Đăng Ngải (2009), Đặc điểm khu hệ và cấu trúc rạn san hô khu vực

Bạch Long Vỹ. Báo cáo chuyên đề thuộc đề tài xây dựng khu bảo tồn biển

Bạch Long Vỹ, Hải Phòng. Lưu tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển. 14. Nguyễn Đăng Ngải (2012), Nghiên cứu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu

lên hệ sinh thái rạn san hô vùng biển ven bờ Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề

tài. Lưu tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển.

15. PEMSEA (2004), Đánh giá ban đầu rủi ro môi trường thành phố Đà Nẵng. 16. Trần Đức Thạnh, Đỗ Công Thung và nnk (1998), Điều tra môi trường biển

BLV. Đề tài cấp Thành phố Hải Phòng. Lưu trữ tại Viện TN & MT biển.

17. Trần Đức Thạnh và nnk, 2005. Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh

tế - xã hội huyện đảo Bạch Long Vỹ đến năm 2010 và 2020. Lưu tại Viện tài

nguyên và Môi trường biển.

18. Trần Đức Thạnh (2010), Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ,

Hải Phòng. Báo cáo tổng kết đề tài. Lưu tại Viện Tài nguyên và Môi trường

19. Nguyễn Nhật Thi (1997), Thành phần loài và giá trị kinh tế họ cá Song Serranidae ở biển Việt Nam. Tài nguyên và Môi trường biển, tập V, trang

208-212. NXB KH & KT Hà Nội.

20. Phạm Văn Thơm, Võ Sỹ Tuấn (1998), Các đặc tính hóa học mơi trường và

mối quan hệ giữa chúng và sự suy thối san hơ trong vịnh Nha Trang. Viện

Hải dương học Nha Trang.

21. Lê Thị Hồng Trân (2008), Đánh giá rủi ro sức khỏe và đánh giá rủi ro sinh

thái. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro sinh thái đối với rạn san hô khu vực đảo bạch long vỹ, hải phòng (Trang 79)